cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhà văn Nguyễn Trương Quý và những tiếng hát trong trang viết

14/12/2023 07:15 GMT+7 | Văn hoá

Những cuốn sách của Nguyễn Trương Quý từ khi được phát hành đã "định danh" anh là một nhà văn của Hà Nội, vì hầu hết các tác phẩm đều liên quan đến thành phố anh đang sống. Vì thế khi nói anh có một tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa, hẳn nhiên nhiều người sẽ nghĩ là viết điều gì đó về Hà Nội. Nhưng không!

Trong sách Ngữ văn 11, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trích đoạn bài báo Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát của nhà văn này không viết về Hà Nội.

Đảo là minh chứng cho sinh tồn

Hà Nội đương nhiên là mảnh đất đặc biệt trong lòng Nguyễn Trương Quý, nhưng chẳng phải vì thế mà nhà văn này không lưu tâm đến những nơi khác. Anh yêu quý những hòn đảo của đất nước mình. Vậy nên khi ban biên tập tạp chí Heritage mời anh tham gia viết chuyên đề về biển đảo, anh đã nhận lời.

Là một người cầu toàn, nên dù là một bài báo, Trương Quý đã bàn bạc với ban biên tập về một bài viết có tính chất tổng quát về biển đảo để mở đầu cho chuyên đề này và Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát đã ra đời. Tựa bài được anh trích từ ca khúc rất đẹp trong bài hát Tình em biển hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn: "Sóng nước trùng dương dài theo bãi cát/Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát"...

Nhà văn Nguyễn Trương Quý và những tiếng hát trong trang viết - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý được trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2019 cho cuốn “Một thời Hà Nội hát”. Ảnh: Vũ Xuân Trực

Bài viết như một cú máy quay đi dọc các vùng biển từ Bắc vào Nam để giới thiệu với bạn đọc một bức tranh tổng quát về các hòn đảo nước ta. Nguyễn Trương Quý đã viết trong cảm xúc của mình về những hòn đảo anh đã được đặt chân. Một Cù lao Chàm rất quen thuộc, ở đó có khu quần cư của các dân tộc khác nhau và văn hóa lâu đời của cộng đồng người Chăm đã để lại ấn tượng cho anh. Côn Đảo với những bãi cát trắng tinh, thỉnh thoảng nghe tiếng máy bay trên đầu khiến anh liên tưởng đến những bộ phim tráng lệ của Hollywood và lịch sử của hòn đảo này là điểm anh không thể bỏ qua.

Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, thì sự chiêm nghiệm riêng đã giúp anh nghĩ về hệ sinh thái đảo. Với anh, đó là minh chứng cho khả năng sinh tồn của con người. Giữa biển khơi, giữa thềm lục địa, con người đã thích nghinhư thế nào và ứng xử với thiên nhiên ra sao...

Nhà văn Nguyễn Trương Quý và những tiếng hát trong trang viết - Ảnh 2.

Trang sách “Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát”

Anh cũng nói về ngọn hải đăng Long Châu lâu đời nhất Việt Nam được người Pháp xây dựng vào năm 1892 - 1894, về thương cảng Vân Đồn có từ thời Lý được thành lập vào năm 1149, hoặc Côn Đảo vốn có tên là Poulo Condere (đảo Trái bí)...

Trong khuôn khổ một bài báo, Nguyễn Trương Quý không thể kể hết hàng ngàn hòn đảo, quần đảo của Việt Nam, nhưng anh đã phần nào hé mở những cánh cửa để gợi cảm hứng cho học sinh nếu muốn tiếp tục tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, văn hóa các vùng biển đảo của ta.

Vẫn giới hạn đề tài trong khoảng 100 năm trở lại đây, Nguyễn Trương Quý ấp ủ về một tập truyện ngắn sắp tới, về những điểm đặc biệt trên bản đồ văn hóa của Hà Nội, như căn gác của nhạc sĩ Văn Cao, hoặc những địa điểm mà các tao nhân mặc khách Hà Nội thường lui tới.

Lắng nghe Hà Nội hát

Dù Nguyễn Trương Quý có viết bao nhiêu bài báo về nhiều đề tài khác nhau chăng nữa, thì khi viết về anh mà không nhắc đến Hà Nội của anh là một thiếu sót lớn. Nếu biết về tuổi thơ của anh là những ngày được bố dẫn đi chơi ở khu phố cổ, đền chùa... thì bây giờ chúng ta có tác giả Nguyễn Trương Quý của những cuốn sách về Hà Nội cũng chẳng có gì lạ.

Từ những ngày thơ bé, anh đã rất quan tâm đến những ngôi chùa trong phố và các di tích lịch sử. Khi học ở trường kiến trúc, Nguyễn Trương Quý dần có cái nhìn rõ hơn về không gian của đô thị mà anh đang sống. Không chỉ là nhìn về các công trình kiến trúc, mà Hà Nội đã trở thành một nhân vật khoác bao nhiêu lớp áo văn hóa, như những trầm tích chồng chất qua thời gian, khiến anh mải mê khám phá.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý và những tiếng hát trong trang viết - Ảnh 4.

Một quan điểm của Nguyễn Trương Quý

Một số người nói Nguyễn Trương Quý là nhà "Hà Nội học" của thế hệ mới, tiếp nối các bậc tiền bối như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nguyễn Vinh Phúc, Băng Sơn... Điều này có lẽ không sai, vì sách của anh là những tài liệu cho ai muốn hiểu thêm về Hà Nội qua góc nhìn của một tác giả trẻ. Nhưng danh xưng có gì quan trọng, giữa bao nhiêu người đã viết về Hà Nội đầy danh tiếng trước đó, Nguyễn Trương Quý vẫn tìm được những "giai điệu" riêng về Hà Nội của riêng mình.

Anh bắt đầu đi tìm từ những chi tiết nhỏ, như "tà áo xanh" trong lời hát" với bao tà áo xanh đây mùa Thu" (Gửi gió cho mây ngàn bay của Đoàn Chuẩn - Từ Linh) ngỡ rất quen thuộc với nhiều người, nhưng là một thắc mắc lớn với anh. Tà áo ấy đã đưa anh đến với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn- là nhân vật trung tâm và các nhân vật xung quanh cùng với nhiều giai thoại về họ trong cuốn khảo cứu Một thời Hà Nội hát.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý và những tiếng hát trong trang viết - Ảnh 5.

Cuốn du khảo “Một thời Hà Nội hát” từng được trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần 12 năm 2019, hạng mục Giải tác phẩm

Nhiều cuốn sách của Nguyễn Trương Quý ra đời bắt đầu từ thắc mắc của tác giả về những "tiểu tiết" tương tự vậy.

Viết khảo cứu là công việc nhọc nhằn, nhưng với tác giả của Một thời Hà Nội hát, nó rất thú vị và nhiều kỷ niệm. Trong hành trình tìm kiếm câu trả lời cho mình về bức tranh Hà Nội, nhiều lần anh xúc động, như chuyện về những người giữ gìn mối tình của mình trong gần nửa thế kỷ với những ân tình và day dứt. Ví dụ chuyện về nghệ sĩ Lê Hằng ban đầu quyết liệt từ chối bà chính là "tà áo xanh" của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và rồi dần dần cũng kể câu chuyện của mình...

Cảm hứng về Hà Nội vẫn còn nguyên, nếu không muốn nói là ngày càng sâu đậm, Nguyễn Trương Quý tiếp tục bóc tách những gì với anh còn chưa sáng tỏ về thành phố của mình. Cứ thế, sau Một thời Hà Nội hát, những cuốn khảo cứu khác của anh lần lượt ra đời như Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc, Triệu dấu chân qua những cửa ô...

"Sách khảo cứu mới viết hết những điều tôi cần nói"

Nguyễn Trương Quý trình làng văn đàn bằng những cuốn tạp văn, tiểu luận như Hà Nội bảo thế là thường, Tự nhiên như người Hà Nội, Ăn phở rất khó thấy ngon... và dần về sau anh viết khảo cứu, du khảo.

Hỏi anh vì sao từ bỏ tản văn, một thể loại dễ đọc, dễ tiếp cận với phần lớn bạn đọc. Anh nói tản văn viết cho những cảm xúc tản mạn của mình, còn khảo cứu mới là thể loại để anh viết hết được những gì anh muốn nói. Viết khảo cứu mất nhiều thời gian và kén người đọc hơn, nhưng Trương Quý vẫn say mê theo đuổi.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý và những tiếng hát trong trang viết - Ảnh 6.

Hai cuốn sách gần đây về Hà Nội

Anh viết về Hà Nội với những gì đã và đang diễn ra trên tinh thần không phán xét. Với anh, hành trình tìm kiếm tư liệu để làm sáng tỏ vấn đề mình đang muốn tìm hiểu chính là hạnh phúc chứ không phải là khi sách đã được in vì khi sách đã lên kệ thì câu chuyện của anh đã được khép lại. 

Thế hệ của anh bị bất lợi, vì đi sau, nên muốn viết về mảnh đất mình yêu phải tránh những gì các bậc tiền bối đã viết, nhưng có lợi thế trong việc tìm kiếm tư liệu và tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu hiện đại. Như khi hỏi anh vì sao vốn là kiến trúc sư nhưng anh lại viết nhiều về âm nhạc và văn chương, thay vì là các di sản kiến trúc, anh nói: "Tôi nghiên cứu trên nền tảng văn hóa học, xã hội học, nhân học và dĩ nhiên cả kiến trúc... Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu cho rằng tôi đang nghiên cứu theo phương pháp tân duy sử. Nhiều người nói sao viết nhiều về quá khứ, nhưng chẳng phải quá khứ chính là lời giải đáp cho hiện tại và tương lai sao?".

Để những cuốn sách ra đời, Nguyễn Trương Quý thường có thói quen viết những bài báo ngắn liên quan, "như kiểu tôi đi một vòng xem sao, trước khi bắt tay vào cuốn sách"- anh chia sẻ -"và sau đó là những ngày dài lặn lội trong các thư viện, các trung tâm lưu trữ tìm kiếm tư liệu và nguồn tài liệu từ nước ngoài nếu muốn mở rộng ở khía cạnh lịch sử - xã hội".

"Việc này chẳng có gì cao siêu, khi sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học viên cao học làm luận văn đều dùng phương pháp này, điều quan trọng hơn là sự yêu thích và tư duy phản biện. Dù xuất phát từ những câu hỏi cá nhân của mình, khi viết tác giả sẽ đặt câu hỏi điều đó giúp ích gì cho người đọc".

Các tựa sách nổi bật


Nguyễn Trương Quýsinh năm 1977 tại Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân kiến trúc và thạc sĩ quản lý truyền thông. Các tựa sách nổi bật:Hà Nội là Hà Nội, Xe máy tiếu ngạo, Còn ai hát về Hà Nội, Dưới cột đèn rót một ấm trà, Mỗi góc phố một người đang sống, Một thời Hà Nội hát, Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc, Triệu dấu chân qua những cửa ô...

Lâm Hạnh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm