cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhạc sĩ Phú Quang tái 'xuất hiện' như một giấc mơ

12/10/2022 08:23 GMT+7 | Giải trí

Đêm nhạc Miền ký ức sẽ diễn ra lúc 20h tối nay (12/10) và tối mai (13/10) tại Hà Nội sẽ trình diễn khoảng 20 nhạc phẩm bất hủ của cố nhạc sĩ Phú Quang (13/10/1949-8/12/2021). Nhạc sĩ tài hoa này từng được trao Giải thưởng Lớn của Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2020.

Một miền ký ức riêng về Phú Quang

Một miền ký ức riêng về Phú Quang

Một đêm nhạc "thật Phú Quang" mà không còn chính ông đứng trên bục chỉ huy dàn nhạc, không còn chính ông uốn nắn từng lời ca nốt nhạc cho các ca sĩ. Đó sẽ thực sự là một thử thách lớn đối với tất cả ê-kíp của chương trình "Phú Quang - Miền ký ức".

Xem đêm nhạc, khán giả sẽ được đi qua một giấc mơ và giấc mơ đó chưa hoặc sẽ không có kết. Mơ không chỉ xa vời, mơ nhiều khi gần gũi, ấm áp và được chờ - như giấc mơ gặp ai ta nhớ mong mà lâu không gặp; một chiêm bao tương ngộ người ở đã xa, hội tụ trong cảnh giới đẹp đẽ của hồi tưởng và hy vọng. Trong nhiều sáng tác, Phú Quang vẫn nhắc về giấc mơ như thế!

Một ê-kíp hùng mạnh

Chỉ đạo nghệ thuật​:​ Trinh Hương; Biên tập​:​ Giáng Hương; Chỉ đạo thiết kế mỹ thuật​:​ Phú Vương; Lời dẫn: Vi Thùy Linh; MC​:​ Nguyễn Hồng Nhung (VTV2); Trợ lý âm nhạc​:​ Long Đặng; Tổ chức sản xuất​:​ Hà Linh; Ban nhạc​:​ Black Rose; Dàn nhạc​:​ Semi-classic; Thiết kế sân khấu: Phùng Nam Thắng; Âm thanh​:​ Thanh Hải; Ánh sáng: Phúc Hải; Ca sĩ: Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Hạnh, Tấn Minh, Đức Tuấn, Minh Chuyên... Biên đạo​:​ Nguyễn Phúc Hùng và nhóm múa​ từ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch TP.HCM…

Chú thích ảnh
Phú Quang bế con gái Giáng Hương tại Công viên Thống Nhất. Ảnh trong bài do Phú Vương cung cấp

Dàn dây có 8 thành viên thì 7 người là nhạc công của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam - nơi Phú Quang từng là cây kèn cor xuất sắc và một từ Đại học Nghệ thuật Quân đội (Quang Duy). Các nhạc công gồm 6 violinist: Đào Hải Thành, Nguyễn Khắc Thành, Trần Quang Duy, Hà Thị Hiền Linh, Tạ Phương Vũ, Nguyễn Thúy Hồng, Đào Hải Thành và 2 cellist: Đỗ Pha Lê, Hoàng Phúc.

Ban nhạc gồm 3 keyboard (trong đó nhạc sĩ Vũ Huyền Trung nhiều lần hợp tác) và 1 guitar, trống cùng tập tại nhà của pianist Trinh Hương trong ngõ phố Tứ Liên (quận Tây Hồ) chiều 10 và 11/10. Sáng 12/10 chương trình tổng duyệt. Vé đôi đã hết từ 10/10, chỉ còn một vài vé lẻ. Một tín hiệu vui mà là áp lực, vì qua việc vé bán hết, cho thấy công chúng rất chờ đợi được nghe nhạc Phú Quang, được "gặp" ông trong sự hồi hộp có phần nôn nao sau 3 năm vắng.

Chú thích ảnh
Phú Quang bế con trai Phú Vương tại nhà riêng ở TP.HCM

Ê-kíp thực hiện từ hai thành phố lớn nhất đất nước đều nhiệt huyết tham gia không đặt nặng thù lao. Khán giả tới sảnh Nhà hát Lớn là "gặp" Phú Quang qua những chân dung sống động. Mở màn chương trình kiến thiết như giấc mơ hiện thực, người xem được nghe giọng hát; tiếng đàn Phú Quang và chân dung nhạc sĩ cũng cảnh sắc đặc trưng của Hà Nội được hiện dần qua bàn tay họa sĩ tranh cát Trí Đức. Biên đạo múa Phúc Hùng và diễn viên Đoàn múa HBSO là thế hệ hậu bối của Phú Quang. Hết thảy đều muốn góp sức cho một giấc mơ tuyệt diệu và cảm động.

Chú thích ảnh
Phú Quang bế con trai Phú Vương tại TP.HCM, mùa Xuân 1991

Mỗi đêm nhạc mang một đặc trưng riêng, cầu kỳ, chỉn chu từng chi tiết nhỏ, từ tấm vé. Lần đầu cùng thực hiện đêm nhạc Phú Quang, các con ông đều gắng kế thừa bố sự công phu để đẹp trong mọi khâu. Vé của đêm nhạc Miền ký ức lần này lấy cảm hứng từ những lời tự sự của nhạc sĩ, mang gam màu trầm ấm. Con trai ông - Phú Vương - tập trung một tháng để thiết kế với những nét chấm phá độc đáo, mỗi chiếc vé đến tay khán giả như là một chứng cớ của kỷ niệm về giấc mơ chung cho người yêu mến và say mê âm nhạc Phú Quang.

Đẹp, sang thế thì giá vé 1,5 - 4 triệu đồng là hợp lý và đã hết từ ngày 10/10!

Chú thích ảnh
Vé đêm nhạc “Miền ký ức” do Phú Vương thiết kế

Âm nhạc và tình yêu

Có bài báo viết Phú Quang có nghìn ca khúc, có nơi ghi 500 bài. Theo tôi thì tính cả hòa tấu, viết cho phim, kịch, ballet, tổng tác phẩm ở con số vài trăm. Ông không những giỏi nhạc, giỏi mọi khâu làm ra sản phẩm/chương trình âm nhạc, mà còn viết tự sự hay, bởi cách diễn đạt và góc nhìn, ý tưởng phát hiện.

Và thật lạ, lãng du thế, đi nhiều thế, làm việc khủng khiếp thế mà ông vẫn giữ được phong thái sang cả, mạnh mẽ, chứ không mấy tỏ vẻ già nua, mệt mỏi. Lạ, khi bận thế, mà ông vẫn đa tình và khi ông ra đi, tôi biết nhiều fan nữ đã khóc thương ông sâu sắc. Ở một góc nhân văn, nhìn theo quan điểm "gái ham tài, trai ham sắc", thì điều đó hết sức bình thường.

Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Phú Quang phát hiện ra Tấn Minh năm 1993, khi ca sĩ đang học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội

Chiều 23/8/2022, lúc họp báo về đêm nhạc Miền ký ức, chị Hà Linh - trợ lý nhiều năm làm cho công ty của Phú Quang, có kể một chuyện thật. Đại ý: Người ta cứ kêu vé nghe Phú Quang đắt, cứ kêu chung chung, chứ đâu đi xem để biết giá vé ấy xứng đáng, dồn lực cả năm chuẩn bị.

Bạn đời của Phú Quang là NSƯT flute Nguyễn Hồng Nhung, người đồng hành cùng nhạc sĩ từ năm 1985 đến lúc gây dựng sự nghiệp đỉnh cao tại Sài Gòn, sinh cho ông 2 người con, không thể ra Hà Nội dự hai đêm nhạc. Bà muốn lắm, cả tuổi trẻ ở đây, tình yêu đẹp nảy nở tại đây, bà muốn "về lại phố xưa", cả ở Hà Nội và Hải Phòng quê hương.

Tuổi 70, mấy năm nay, bà phải chạy thận 3 lần/tuần. Bà và hai cháu ngoại đành ở lại Sài Gòn. Con gái lớn Giáng Hương của ông bà là chuyên gia thẩm mỹ uy tín, gác hết công việc để ra Hà Nội, lo nhiều mối việc.

Chú thích ảnh
NSƯT Tấn Minh tại nhà thờ Hàm Long ngày 8/4/2022, trong buổi cầu nguyện cho con chiên Phê-rô Phú Quang. Ảnh: Tấn Minh cung cấp

Hành trình di sản Phú Quang

Giáng Hương có gương mặt bản sao của cha, lúc Phú Quang gầy, lo mảng trưng bày ảnh bố ngoài sảnh. Phú Quang còn dang dở nhiều dự án, nhưng khối lượng album do ông thực hiện thật đáng nể. Đó là 16 album phòng thu của ông và 20 album nhạc sĩ biên tập cho các ca sĩ; trong đó có 2 album biên tập nổi bật: The Best of Phú Quang: Gửi một tình yêu (2010) và hồi ký Chuyện bình thường và những mảnh hồi ức chợt hiện (2016).

Quản lý bản quyền của nhạc sĩ là con gái cả Nguyễn Trinh Hương. Con trai út Phú Vương lo sao chép, bảo quản các di cảo còn sót lại, đã bị ẩm mốc, thất lạc nhiều khi ông phải nằm bệnh viện hơn một năm rưỡi. Bao năm con trai sống ở xa, không quán xuyến bảo lưu được, khi bố ốm, ra Hà Nội chăm, vào phòng làm việc của bố, hoảng hốt và đau xót vì ảnh, sách bị hư hỏng khá nhiều.

“Em vừa thu âm vừa dựng hình trên màn hình LED. Chị Giáng Hương thì vừa theo dõi tập bài vừa làm trưng bày ảnh. Chị Trinh Hương thì vừa duyệt tập nhạc vừa bán vé. Ba hôm nay em mất ngủ vì trái múi giờ và bận công việc, không còn tẹo thời gian để ngủ và ăn. Với em bây giờ, phải làm cho được show của bố, mọi thứ khác đều thứ yếu” - khuya 10/10, Phú Vương chia sẻ.

Sinh thời, Phú Quang là nhạc sĩ nổi tiếng bởi nhiều yếu tố: Tài năng, da trắng, đẹp trai, phong lưu, sành thơ và nhất là khó tính khi làm việc. Dù là viết nhạc phim hoặc kịch, múa, làm việc tại phòng thu, tổ chức các chương trình riêng, hoặc hòa âm, phối khí, biên tập cho các ca sĩ, ông đều nghiêm khắc với chính mình và với các cộng sự. Các ca sĩ, dù là diva, khi làm việc ông là phải cẩn trọng hơn nhiều lần, cấm phiêu khi nhạc sĩ không cho phép và kỵ nhất hát là sai lời. Phú Quang luôn đòi hỏi bản thân và ê-kíp nỗ lực cao nhất để làm ra các album chất lượng cao, đĩa và chương trình luôn rất sang trọng.

Đêm 12-13/10, khán giả hãy cùng thức để mơ. Nhân gian vẫn nói: "Đẹp như mơ". Để có giấc mơ hiện hữu và màu nhiệm này, cảm ơn những người bạn lớn, những người yêu quý Phú Quang và mê say tác phẩm ông, đã tài trợ để các con ông chung tay làm nên đêm nhạc Miền ký ức.

“Phú Quang còn dang dở nhiều dự án, nhưng khối lượng album do ông thực hiện thật đáng nể. Đó là 16 album phòng thu của ông và 20 album nhạc sĩ biên tập cho các ca sĩ; trong đó 2 album biên tập nổi bật: The Best of Phú Quang: Gửi một tình yêu (2010) và hồi ký Chuyện bình thường và những mảnh hồi ức chợt hiện (2016)” - nhà thơ Vi Thùy Linh.

Nhà thơ Vi Thùy Linh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm