cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhân chứng ghi video khủng bố bắn cảnh sát Pháp: Nỗi day dứt từ một hành động 'ngu ngốc'

13/01/2015 09:02 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Người đàn ông đã tung lên mạng đoạn video nổi tiếng, ghi lại cảnh 2 tay súng tấn công tòa soạn tờ báo trào phúng Charlie Hebdo bắn chết một viên cảnh sát Pháp trên phố, vừa lên tiếng bày tỏ sự hối tiếc, vì hành động xuất phát từ  “phản xạ ngu ngốc” của mình.

Trong cuộc trò chuyện riêng với hãng tin AP, kỹ sư Jordi Mir, người đang trong độ tuổi 50, nói rằng ông đã tải đoạn video lên mạng Internet vì sợ hãi và vì “một phản xạ ngu ngốc”, hình thành từ nhiều năm hoạt động trên mạng xã hội. “Tôi hoàn toàn hoảng loạn” – ông nói về cảm xúc của mình trong thời khắc xảy ra vụ khủng bố.

“Đó là lỗi của tôi”

Đoạn phim ngắn của Mir đã lập tức trở thành một trong những hình ảnh khiến người ta khó quên trong tấn kịch khủng bố kéo dài 3 ngày ở Pháp, bắt đầu bằng màn thảm sát tại tờ Charlie Hebdo và kết thúc hôm thứ Sáu tuần trước với cái chết của 4 con tin và 3 tay khủng bố, trong 2 vụ nổ súng riêng biệt.

"Tôi cần nói chuyện với ai đó” – Mir kể với AP – “Tôi ở một mình trong căn hộ của mình nên đã đưa đoạn video lên mạng xã hội Facebook. Đó là lỗi của tôi”. Mir đã để đoạn video trên Facebook trong khoảng 15 phút, trước khi đổi ý và gỡ nó xuống. Nhưng quyết định được đưa ra quá muộn.

Khi ấy, đoạn video đã được chia sẻ trên khắp Facebook và một số người còn tải nó lên mạng xã hội video YouTube. Chỉ chưa đầy 1 giờ sau khi Mir gỡ đoạn video khỏi trang cá nhân, ông đã sốc khi thấy nó được phát trên màn hình TV ở nhà.


Hình ảnh được trích ra từ đoạn video của Mir, cho thấy 2 gã khủng bố tấn công tòa soạn tờ báo Charlie Hebdo, cũng là những kẻ đã giết chết Merabet

Đoạn video dài 42 giây, chưa qua biên tập, có cảnh 2 tay súng bịt mặt – được xác định là 2 anh em Cherif và Said Kouachi – tiến về phía một viên cảnh sát đang bò dưới đất. Viên cảnh sát đã được xác định là Ahmed Merabet, 42 tuổi.

Trong video, một trong hai tay súng cất tiếng hỏi khi gã rảo bước nhanh về phía viên cảnh sát: “Mày muốn giết chúng tao à?”

“Không, chuyện ổn mà, sếp” - Merabet nói, một tay giơ lên, dường như muốn tay súng rủ lòng thương. Ngay sau đó, anh đã bị bắn một viên đạn vào đầu.

Đoạn video hành hạ gia đình nạn nhân

Tính chất biểu tượng của đoạn video khiến nó lập tức thu hút sự chú ý của hàng loạt cơ quan báo chí. Nhiều báo Anh gọi các hình ảnh trong video là “bệnh hoạn”, “gây sốc”. Tờ Le Figaro của Pháp đăng một hình ảnh cắt ra từ video kèm theo tít lớn: “Chiến tranh”. Phóng viên Randi Kaye của kênh truyền hình CNN thì gọi đoạn video là “hình ảnh không thể quên, vĩnh viễn gắn liền với vụ tấn công tồi tệ này”.

Đoạn video có giúp tăng sự ủng hộ cho Merabet và gia đình anh, với nhiều người còn cầm khẩu hiệu “Je Suis Ahmed" (Tôi là Ahmed), hướng ứng theo phong trào Je Suis Charlie (Tôi là Charlie), ủng hộ tờ báo bị khủng bố. Nhưng nó đã xát muối vào nỗi đau của gia đình nạn nhân, nhất là khi nhiều báo đài phát lại đoạn video mà không hề có hoạt động kiểm duyệt hình ảnh, âm thanh.

Hôm thứ Bảy tuần trước, anh trai của Merabet là Malek nói với các phóng viên: “Làm sao các người dám lấy đoạn video đó và phát sóng? Tôi nghe thấy giọng em mình. Tôi nhận ra em mình. Tôi thấy em bị giết và lại phải tiếp tục nghe thấy màn sát hại em mình sau mỗi ngày”.

Một nhà nghiên cứu nói rằng ông hiểu phản ứng phẫn nộ của gia đình nạn nhân. Asa Cusack, nhà nghiên cứu tại Đại học London đánh giá đoạn video đã tước đi phẩm giá của Merabet. Nó cho thấy “một người đàn ông trong trạng thái nhỏ bé” trước những kẻ xấu.

Không ít cư dân mạng cũng có phản ứng phẫn nộ trước cách khai thác thông tin của báo giới. “Có phải chúng ta đã trở nên thiếu nhạy cảm tới mức nghĩ rằng sẽ là bình thường nếu xem, chưa nói tới việc chia sẻ, một đoạn video mô tả một vụ hành quyết ghê rợn? Chẳng hay ho chút nào!!  #CharlieHebdo” – người dùng Twitter với nick Jono Pech viết.

Trước phản ứng ấy, một số hãng tin đã quyết định xóa mờ hình ảnh Merabet, tắt tiếng hoặc xóa bỏ luôn đoạn video này. Hãng tin AP đã nhận được đoạn video gốc do Mir cung cấp, nhưng cũng cắt phần nạn nhân bị hành quyết, như quy trình biên tập tiêu chuẩn của hãng.

Bài học về sự riêng tư trên Facebook

Một số cho rằng đoạn video giúp vạch trần sự độc ác, vô nhân tính của các tay súng. Mir tiết lộ một quan chức Pháp còn nói với ông rằng đoạn video giúp “kích động” quan điểm của công chúng Pháp. Mir coi đoạn video của mình như một bức ảnh thời chiến, có lúc còn so sánh nó với bức ảnh gây tranh cãi của phóng viên chiến trường Robert Capa, chụp cảnh một người lính vừa trúng đạn trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.

Nhưng Mir không thể giải thích được vì sao ông lại đưa đoạn video lên Internet. Ông nói rằng có thể đây chỉ là phản ứng theo “thói quen chia sẻ nhanh mọi thứ lên mạng Internet”, sau thời gian dài hoạt động trên Facebook, nơi ông có 2.500 người “bạn”.

Giờ đây Mir thấy hối tiếc với hành động của mình và muốn gia đình Merabet biết rằng ông “rất xin lỗi”. Mir ao ước rằng nếu có thể được làm lại từ đầu, ông sẽ không bao giờ đưa thứ gì lên Facebook. Nhưng rất tiếc, ông đã nếm “quả đắng” về bí mật và sự riêng tư trên Facebook, trước khi rút ra được bài học cho mình.

Chuyên đề: Vụ tấn công tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở Paris xem TẠI ĐÂY

Gia Bảo (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm