cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

BLV Anh Ngọc: Lên đường, trong nỗi khắc khoải Rio

12/06/2014 20:11 GMT+7 | Ký sự World Cup

(Thethaovanhoa.vn) - Khi những dòng này đến với các bạn, tôi đang ở đâu đó trên trời, trong hành trình kéo dài gần một ngày, mà điểm xuất phát của nó là Rome, đích đến là Rio de Janeiro, nhưng phải dừng chân ở các điểm Madrid và Salvador trước khi tới được nơi cuối cùng.

Đi, và đi rất xa, với những terminal, những bước đi hối hả trong sân bay để nối chuyến, thực ra đã là một điều tôi rất quen trong hành trình đời-công việc vốn đầy ắp những chuyến đi và biết bao bài viết. Sự háo hức cứ lớn dần khi một chuyến công tác mới, cho một giải đấu mới, đến rất gần. Lần này cũng vậy, đi như đi lần đầu.

Khi chiếc máy bay của hãng Air Europa nghiêng cánh rời Rome, nơi tôi đang sống và làm việc, tôi hiểu rằng nó đã bỏ lại phía sau một mùa hè nóng bỏng của nước Ý. 24 năm sau Italia 90, "những đêm huyền ảo" với đôi mắt sáng rực của Salvatore Schillaci vẫn tiếp tục là nỗi ám ảnh với tất cả. Đội Thiên thanh đã vô địch thế giới vào năm 2006, chấm dứt biết bao đêm trường khổ ải và đau đớn vì những thất bại theo nhiều cách khác nhau, thường là trên chấm phạt đền, nhưng giải đấu được tổ chức trên sân nhà của họ vẫn luôn là một nỗi đau để lại, bởi ở đấy, người ta chứng kiến những giấc mơ tan thành bọt biển cùng với một thế hệ vàng của Italy. Nhớ mãi sự bùng nổ của Roberto Baggio trẻ trung (ngày ấy anh đẹp trai làm sao), ánh mắt của Schillaci và cái đầu cúi gập vì tuyệt vọng của Donadoni sau quả penalty sút hỏng trong trận bán kết với Argentina.

Roberto Baggio thời trẻ

Người ta không cần những nỗi đau ấy được khỏa lấp đi, bởi đêm chung kết ở Berlin năm 2006 đã xóa đi cơn ác mộng, nhưng sau đêm Kiev 2012, khi Italy gục ngã 0-4 trước người Tây Ban Nha trong điệu pasodoble của họ, một nỗi khắc khoải mới lại xuất hiện, nỗi khắc khoải mang tên Rio, với những câu hỏi: liệu đội Ý của Cesare Prandelli sẽ đi xa đến đâu, liệu Cassano có tỏa sáng, liệu Balotelli có chơi bóng với một động lực kinh khủng để xóa đi một mùa bóng tệ hại với Milan và chứng minh cho tất cả mọi người thấy rằng, tình yêu có ý nghĩa như thế nào (lời cầu hôn của anh với người yêu Fanny được chấp thuận mấy ngày trước giải)...? Chưa ai quên những nỗi thất vọng tràn trề khi đội tuyển Ý rời World Cup ngay từ vòng bảng trên đất Nam Phi, khi như một tờ báo Ý hồi đó viết "Cannavaro và các đồng đội của anh chỉ còn quần lót để về nhà". Ta không thể nào biết điều gì có thể xảy ra với các đội bóng mà ta yêu mến khi trái bóng còn chưa lăn. Và những nỗi khắc khoải và hồi hộp mang tên Rio de Janeiro, nơi diễn ra trận chung kết của World Cup 2014, cũng là nỗi niềm chung của biết bao đội bóng và hàng bao nhiêu triệu cổ động viên yêu mến của họ.

Trong những nỗi khát khao và khắc khoải ấy, có nỗi niềm của hàng triệu người Brazil. Khi đến Rio và những thành phố khác của Brazil, tôi sẽ cảm nhận được những điều ấy, bằng mọi giác quan có thể. Nhưng những dòng tin dồn dập hàng ngày về những cuộc biểu tình, đình công, những phong trào công nhân và dân túy tiến hành để gây áp lực lên chính phủ nhằm đáp ứng những yêu cầu của họ đã khiến tôi chú ý hơn nữa về những vấn đề đang bao trùm lên đất nước này. Có lẽ nào, ở đất nước có đội tuyển Vàng-Xanh đã 5 lần đoạt chức vô địch thế giới, người ta lại có thể khước từ một món quà mà Chúa ban tặng, một World Cup do chính họ đăng cai? Đấy là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, và sự đói khổ, với những người nghèo khổ hơn vì cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, đã đưa đến những câu trả lời mạnh mẽ hơn về thực tế mà có lẽ, những người xem bóng đá thuần túy và chỉ muốn nhìn thấy những bàn thắng, cần phải biết. Họ yêu bóng đá, họ thèm khát được nhìn thấy đội nhà chiến thắng, nhưng như văn hào vĩ đại Jorge Amado, một báu vật mà Chúa đã đem đến cho Brazil nhận xét: "Bóng đá đem lại cho chúng tôi niềm vui, nhưng không thể thay đổi được cuộc sống của chúng tôi".

Khu ổ chuột ở Rio de Janeiro

Ở đây, những favelas (những khu ổ chuột) ngự trị trên những điểm cao quanh thành phố, cũng như ở Nam Phi, những khu định cư của người da đen trở thành một quần thể sống động của màu da và hoàn cảnh xã hội, bị cách biệt khỏi cuộc sống của những người giàu có. Ở đây cũng như ở Nam Phi, những sân bóng hoành tráng được xây dựng với chi phí cao ngất trời không phủ được bóng đen lên những cảnh đời chìm trong đói khổ và tội ác.

Người ta sẵn sàng, và trên thực tế, họ đã thực hiện, những cuộc biểu tình chỉ vì chính phủ tăng giá vé xe bus lên 20 xu. Câu trả lời cho những câu hỏi nói trên rất đơn giản. Một người Brazil tôi gặp ở Firenze có lần bảo: "Ở Brazil, đa số dân chúng nghèo khổ thèm khát bóng đá, nhưng họ phải ăn, phải mặc, phải có nước sạch để uống và tắm rửa, con cái họ phải được đi học hàng ngày. Người ta không thể chỉ vì World Cup và xây biết bao sân vận động, chi hàng tỉ USD cho các công trình phục vụ giải đấu mà không quan tâm đến đời sống đói khổ của người dân". Anh bạn này có lí. Điều tương tự đã xảy ra ở Nam Phi, khi ở World Cup 2010, người ta bảo thực ra chính phủ lúc đó không điều hành đất nước, mà là FIFA.

Nhưng nói gì thì nói, giải đấu phải diễn ra. Những nỗi khắc khoải sẽ gặp nhau trong một hành trình dài không chỉ của bóng đá. Nước Ý khủng hoảng nặng nề cả về kinh tế, chính trị và xã hội, và nền bóng đá của họ cũng thế. Người dân không đòi hỏi đội tuyển của họ phải đoạt Cúp vàng, nhưng mong ngóng Balotelli và các đồng đội của anh đừng làm cho họ phải xấu hổ. Brazil chìm trong một cuộc khủng hoảng khác, khủng hoảng xã hội và kể cả khi giải đấu không diễn ra trên đất Brazil, thì người ta cũng buộc Selecao phải giành chức vô địch. Không thể có cách nào khác. Không thể có một sự trốn tránh và bao biện nào khác, nếu lần này Brazil không lên đỉnh thế giới. 

Ayrton Senna đã từng bảo, anh đua xe Công thức 1 không phải chỉ cho riêng anh, mà còn cho giấc mơ đổi đời của hàng triệu người khác

Những cơn sóng ngầm của xã hội và sự bất mãn kinh khủng của cả trăm triệu người sẽ trở thành một trận sóng thần quét sạch tất cả. Brazil phải chiến thắng để giải quyết những vấn đề ngoài bóng đá của đất nước. Hơn 20 năm trước, khi còn sống, Ayrton Senna đã từng bảo, anh đua xe Công thức 1 không phải chỉ cho riêng anh, mà còn cho giấc mơ đổi đời của hàng triệu người khác. Senna qua đời trong một tai nạn thảm khốc và hai tháng sau, Brazil đoạt chức vô địch thế giới lần thứ 4 trên đất Mỹ. Chiến thắng ấy được tặng cho anh và cho những triệu người mà anh yêu mến. Nhưng những niềm vui ấy dường như quá ít ỏi với một đất nước lúc nào cũng sôi sục vì đủ mọi lí do. Tôi tin, là đằng sau những nụ cười trong các lễ hội carnaval là không ít nước mắt.

Ở World Cup 1950, nhiều đội bóng sang Brazil bằng máy bay. Riêng Ý, sau vụ rơi máy bay làm chết gần hết đội hình ưu tú của Torino huyền thoại trên đồi Superga tháng 5-1949, chọn giải pháp khác: đi tàu biển. Chuyến đi kéo dài gần một tháng, và để giữ thể lực, họ đá tập ngay trên boong tàu. Không biết bao nhiêu quả bóng đã rơi xuống biển, chỉ biết giải ấy Ý bị loại và hai bàn thắng của Ghiggia và Schiaffino đã đưa Uruguay đến chức vô địch thế giới và đẩy Brazil vào bi kịch được cho là lớn nhất trong lịch sử nước họ. Bao nhiêu người đã khóc, bao nhiêu băng rôn và cờ xí in hình Brazil vô địch bị đốt bỏ, Rio như một sa mạc của sự tuyệt vọng. Người Brazil đã tin chắc là họ vô địch. Thế rồi... 16 năm sau, những tivi bị ném từ trên xuống, những vụ tự tử, thị trường khủng hoảng, khi Brazil-không-Pele gục ngã. Những bi kịch quá nhiều và luôn xuất hiện.

64 năm sau, người Ý không phải đi tàu nữa. Họ bay qua biển bằng máy bay hạng nhất và ở trong khu tập gần Rio theo kiểu đế vương, trong khi ở đất nước họ, những vụ phá sản vẫn xảy ra hàng ngày, những quan chức vẫn bị điều tra hoặc bị bắt vì tham nhũng, mafia vẫn ngày càng lấn sâu vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, và chẳng điều gì che đậy được nỗi thất vọng của mọi người. Người Brazil ở nhà của họ và chơi bóng trong một nỗi hy vọng, chờ đợi, khắc khoải, hồi hộp và bây giờ, khi World Cup đã bắt đầu, họ sẵn sàng làm tất cả, tùy theo tình hình: sẵn sàng nổi loạn, như một cái cớ đã có sẵn, nếu Brazil thất bại; hoặc sẵn sàng ngưng lại cuộc nổi loạn ấy, nếu Brazil chiến thắng, để tiếp tục tiến hành phản đối chống chính phủ sau khi giải đấu diễn ra. Có World Cup hay không, thì những nỗi bức xúc vẫn tồn tại, và hàng bao nhiêu triệu cuộc đời vẫn chìm trong bóng tối.

Ở trên cao (và từ Corcovado, nơi có tượng Chúa khổng lồ ở Rio), Chúa đang nhìn chúng ta...

                Trương Anh Ngọc
(đặc phái viên của TTXVN tại World Cup 2014)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm