cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Bó tay trước niêm yết giá bằng ngoại tệ?

26/06/2008 20:00 GMT+7

Để ngăn chặn tình trạng đô-la hóa, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, các ngân hàng thương mại của Việt Nam chỉ nên cho vay USD đối với những đối tượng có doanh thu trực tiếp bằng USD. Bên cạnh đó, NHNN nên có những biện pháp làm cho lãi suất tiền gửi bằng VND hấp dẫn hơn so với USD. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng nên tính đến việc ban hành quy định nâng tỷ lệ dự trữ bằng USD bắt buộc trong các ngân hàng thương mại… Một biện pháp nữa cần làm ngay là phải tiến hành hạn chế tình trạng niêm yết giá hàng hóa tràn lan bằng USD. Trung Quốc, Thái Lan…, đã áp dụng khá hiệu quả biện pháp này.
 
 
Việc niêm yết giá bằng USD ở nhiều cửa hàng là chuyện bình thường
Theo quy định tại Chương IV, Điều 22 của Pháp lệnh Ngoại hối: trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Trong Đề án "Nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam khắc phục tình trạng đô-la hóa nền kinh tế" được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2007 cũng đề ra mục tiêu, đến năm 2010, thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VND trong tương lai. Đó là tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, xây dựng cơ chế để VND tham gia xuất khẩu; thu hẹp tiến tới xóa bỏ niêm yết, định giá, thanh toán và kinh doanh ngoại tệ trái phép; thu hút ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng…

Thế nhưng, thực tế những năm gần đây, không chỉ các cửa hàng kinh doanh hàng nhập khẩu như ô tô, xe máy, máy tính, điện thoại… mà thậm chí, cả nhà hàng đều rất sính việc niêm yết giá bằng USD. Dạo qua một số tuyến phố lớn ở Hà Nội hay TP. HCM đều dễ dàng nhận thấy, việc niêm yết giá bằng USD ở nhiều cửa hàng là chuyện bình thường. Ở những cửa hàng này, người dân vẫn có thể trả tiền mua hàng bằng VND, nhưng sau khi đã quy đổi ra tỷ giá USD/VND với tỷ giá tương đương với giá trên thị trường, chứ không theo tỷ giá của các ngân hàng thương mại.

Hầu hết chủ cửa hàng có giá niêm yết bằng USD đều cho rằng, vì hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài bằng ngoại tệ nên hàng hóa bán ra cũng phải niêm yết bằng ngoại tệ tương ứng để tránh rủi ro về tỷ giá. Một số cửa hàng bán ô tô, xe máy thậm chí còn không chấp nhận quy đổi sang VND mà khách hàng phải tự đi đổi VND sang USD.

Niêm yết USD tràn lan không chỉ ở những cửa hàng nhập khẩu, mà những cửa hàng kinh doanh thiết bị văn phòng như máy in, máy photocopy… cũng được tính giá bằng USD, ngay cả khi những mặt hàng này được lắp ráp tại Việt Nam. Thậm chí, niêm yết bằng USD cũng được công khai tại một số nhà hàng với những món ăn thuần chất Việt Nam, nguyên liệu 100% là của Việt Nam với những bát bún riêu hay bún chả với giá 3 USD/bát…

Trao đổi với báo giới, một quan chức của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, theo quy định của pháp luật Việt Nam (Pháp lệnh Ngoại hối) thì hàng hóa bán trên lãnh thổ Việt Nam đều phải niêm yết bằng đồng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, khi được hỏi về tình trạng USD được niêm yết công khai và phổ biến đối với khá nhiều mặt hàng bán tại Việt Nam thì ông này cho biết, việc này còn phải chờ đi kiểm tra để nắm tình hình.

Một quan chức thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì thừa nhận có việc niêm yết giá bằng USD đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện NHNN đang phối hợp thành lập các đoàn đi kiểm tra tình trạng này và NHNN cũng đang nghiên cứu biện pháp để yêu cầu các ngân hàng thương mại bán theo đúng giá niêm yết. Nhưng ông này cũng cho rằng, một mình Thanh tra NHNN không thể đi kiểm tra hay xử phạt được, mà phải phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, quản lý giá… Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù tính chuyển đổi trong nước của đồng tiền Việt Nam đã tăng lên rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên, VND vẫn chưa có khả năng chuyển đổi ở nước ngoài…
 

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm