cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sinh viên chạy “sô” làm thêm dịp Tết Tân Mão

28/01/2011 10:14 GMT+7 | Thế giới

(TT&VH Online) - Trong khi các bạn bè tỉnh xa đã lên đường về quê từ cách đây vài hôm, không ít sinh viên ngoại tỉnh vẫn cố bám trụ lại vài ngày nữa để tìm kiếm một cơ hội kiếm tiền trang trải dịp Tết.

Muôn hình vạn trạng các loại công việc

Không bị ảnh hưởng bởi việc học vì kì thi cuối kì đã qua nên hầu hết các sinh viên làm thêm dịp Tết chỉ có một mục tiêu là cố gắng kiếm được một khoản kha khá mang về ăn Tết, hoặc phụ giúp bố mẹ trong khâu trang trải dịp đầu năm học tới.

Bên cạnh việc kiếm tiền lo trang trải, nhiều sinh viên còn cho rằng đó là “cái thú” sát Tết âm lịch ở lại Hà Nội thêm vài ngày để cảm nhận được cái không khí Tết ở Thủ đô nhộn nhịp ra sao.

“Mình quê ở Hòa Bình nên chưa bao giờ được biết Hà Nội đón Tết như thế nào những năm trước. Bởi vậy, năm nay mình quyết định ở lại Hà Nội thêm vài ngày để làm thêm và biết không khí trước Tết ở Hà Nội thế nào. Bên cạnh đó là tránh những ngày sinh viên đồ xô về quê,” bạn Nguyễn Hồng Kiều, sinh viên năm 4, ĐH Ngoại Ngữ - ĐHQGHN cho biết khi đang bán cây cảnh trên phố Hoàng Quốc Việt.


Nhiều sinh viên ngoại tỉnh quyết định ở lại Hà Nội thêm vài ngày sát Tết để kiếm thêm thu nhập. Ảnh minh họa Internet

Một số sinh viên chọn việc làm thời vụ như bán đào, quất thuê, một số lại chọn việc làm tại các cửa hàng bán đồ Tết tại phố cổ hoặc các tuyến phố đông đúc người qua lại. Đặc biệt, nhiều sinh viên lại tận dụng những gì mình có để kinh doanh như tự tay làm các sản phẩm: thiệp, giỏ hoa, hộp quà…để bán ở chợ đêm sinh viên, hoặc chợ đêm Đồng Xuân.


Nhiều sinh viên có tài lẻ lại chọn phố Ông Đồ để kiếm thêm


Nguyễn Thế Long, sinh viên năm cuối Đại học Khoa học xã hội nhân văn - ĐHQGHN, chia sẻ: "Vừa đi làm vừa chơi là chính, lại có thêm chút thu nhập nên cũng rất vui. Về quê sớm cũng chỉ ở nhà giúp bố mẹ mà lại không được thêm khoản thu nhập nào phụ giúp gia đình bởi vậy cũng như nhiều bạn tỉnh xa khác mình quyết định ở lại Hà Nội thêm vài ngày để làm thêm cũng chẳng sao.”

Bên cạnh những sinh viên ngoại tỉnh, rất nhiều sinh viên có hộ khẩu ở Hà Nội cũng đi làm thêm dịp Tết. Nhưng đối với những sinh viên ở Hà Nội có đôi chút khác biệt đó là đi làm chủ yếu để tìm niềm vui và kiếm được chút nào hay chút ấy chứ không đặt quá nặng mục đích tài chính.

Dịch vụ lừa đảo việc làm thời vụ bùng phát

Việc làm cho sinh viên làm thêm dịp Tết tại các khu hội chợ, triển lãm luôn như: Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (Giảng Võ), quảng trường Mỹ Đình… rất nhiều nhưng “cò” cũng không thiếu. Thậm chí còn có nhan nhản các trung tâm, dịch vụ việc làm xuất hiện trên mạng hoặc không khó nhận ra những biển hiệu nhan nhản như phát tờ rơi lương 100 nghìn/2 tiếng, trực điện thoại 1 triệu/tháng…được trưng ra ở nhiều con phố Hà Nội.

Tuy nhiên, đối với những sinh viên thường xuyên đi làm thời vụ sát Tết có lẽ không vấn đề gì nhưng với những sinh viên mới “vào nghề” thì họ không cẩn thận sẽ bị lừa, tiền mất tật mang mà việc làm không có.

“Hội chợ dịp cuối năm thường là những hội chợ lớn, khi mình đi đăng ký tham gia công việc bán hàng thì tốt nhất nên đến thẳng nhưng nơi cần tuyển. Không nên thông qua bất kì trung tâm môi giới nào vì rất dễ bị lừa. Bản thân mình cũng đã bị lừa năm ngoái khi đi xin việc tại một trung tâm trên đường Trường Chinh với công việc bán hàng dịp Tết,” bạn Đào Thu Trang, sinh viên Học viện Báo chí, cho biết.


Sinh viên nên cảnh giác trước những chiêu lừa đảo khi đi xin việc làm thêm dịp Tết. (Ảnh minh họa Internet)

Theo kinh nghiệm của các bạn sinh viên đã dày dạn trong quá trình kiếm việc làm thêm ngày Tết thì nên cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý và kiên nhẫn một chút đi vào các cửa hàng hỏi thẳng chủ quán là tốt nhất và nên thương lượng rõ ràng mức lương cho đợt làm thời vụ của mình.

Nguyễn Đăng Khoa, sinh viên ĐH Giao thông vận tải, tiết lộ: “Thay vì chọn các trung tâm môi giới, phải mất vài ngày rong ruổi đi xin việc làm những ngày cuối tháng Chạp này mình mới tìm được nơi đứng trông và bán cây cảnh cho một cửa hàng trên đường Hoàng Hoa Thám gần Chợ Bưởi với mức lương 100 nghìn/ngày kèm ăn trưa. Ban đầu hơi khó kiếm việc vì các chủ hàng đều sợ mình không biết bán hàng nhưng sau một hồi thuyết phục họ đã đồng ý nhận mình vào bán và mình thấy công việc cũng không khó khăn cho lắm.”

Mỗi người một công việc khác nhau nhưng hầu hết các sinh viên ngoại tỉnh đi làm thêm sát Tết đều hy vọng năm mới với những công việc suôn sẻ thế này là dịp may hiếm có để trải nghiệm trước khi bước chân vào đời. Hơn nữa, làm việc để có thêm tiền chi tiêu, vừa có thêm kinh nghiệm, và những mối quan hệ xã hội rộng lớn là một thứ không dễ có được nếu chỉ ở nhà.

Vũ Ngọc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm