cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Những bức tranh 'địch vận' làm kẻ thù rơi lệ

10/04/2014 11:06 GMT+7 | Văn hoá


(Thethaovanhoa.vn) - Nằm khuất sau những tác phẩm được quá nhiều người biết tới, số lượng “tranh địch vận” của cố họa sĩ Lương Xuân Nhị ít nhiều rơi vào cảnh thiệt thòi suốt vài chục năm qua. Nhưng, đó lại là những sáng tác song hành cùng ông gần 30 năm trời, thể hiện rõ ý thức công dân của một người họa sĩ trước những thăng trầm lịch sử.

Họa sĩ Lương Xuân Nhị vẽ loại tranh này dành cho một lượng “độc giả” đặc biệt: những binh lính Lê Dương Pháp, Âu Phi, Mỹ da đen, da trắng hay lính đến từ các nước “chư hầu”.

1. "Cho tới khi bố tôi mất, rất ít người biết tới những bức tranh này. Một phần bởi tính cụ trầm, ít khi nói về sáng tác của mình. Phần khác, tranh thuộc về một giai đoạn đã qua nên có lẽ không còn được quan tâm" - nhà giáo Lương Xuân Trình, con trai họa sĩ, kể.

Bản thân câu chuyện về số tranh "địch vận", gia đình cũng chỉ được nghe một cách đứt đoạn từ họa sĩ.

Từ những năm 1946, Lương Xuân Nhị đã vẽ những bức tranh kêu gọi phản chiến để  in ra và cắm dọc đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng. Tranh khổ to, có sức hút, nên người Pháp thường xuyên cho xe quân sự đi nhổ bỏ vào mỗi buổi sáng. Kết quả: tranh được in lại theo cỡ nhỏ để các cán bộ địch vận sử dụng dưới dạng "tờ rơi".

Họa sĩ Lương Xuân Nhị

Họa sĩ Lương Xuân Nhị

Hấp thụ một nền giáo dục Pháp học như nhiều trí thức giai đoạn ấy, vị họa sĩ từng giành giải Vàng của Hội khuyến khích Mỹ thuật Đông Dương ở tuổi 21 này không hề xa lạ với cách hiểu, cách nghĩ trong văn hóa phương Tây. Ngày lễ Các thánh (Toussaint) năm 1947, bức tranh là hình ảnh một bà mẹ mang bó hoa, quỳ gối bên đài liệt sĩ với dòng chữ tiếng Pháp: “Khổ thân con, giá con hiểu vì lý do bần tiện nào mà lũ thực dân đã hủy hoại đời mình”. Giáng sinh năm ấy là truyền đơn mang một gam màu lam ảm đạm với hình một người lính đứng  gác trong đêm, dưới cành cây có con cú đậu và dòng chữ Noel run rẩy.

Năm 1948 là bức tranh một người lính Pháp ngã quỵ với câu hỏi: “Tại sao và cho ai?”, là cảnh những bà mẹ bật khóc với lời nguyền rủa: “De Trassigny! Trả lại chúng tôi những đứa con còn sống” (De Trassigny  là Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp)…

Cứ  như thế, những bức truyền đơn bằng tranh của Lương Xuân Nhị không ngùn ngụt căm thù, không dùng những  hình ảnh đao to búa lớn. Nét  vẽ mềm mại mang đậm phong cách cổ điển Tây phương, ông luôn gắng mở ra suy nghĩ, liên tưởng từ những người lính Pháp về tương lai, gia đình hay mục đích của cuộc chiến tranh mà họ bị cuốn vào.

2. Nhiều bằng khen của Cục Địch vận hoặc phòng Chính trị quân đội Liên khu 3 đã được trao cho họa sĩ vào thời gian kháng chiến chống Pháp. Trong đó, có một lá thư tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chiến khu Việt Bắc gửi về.


Bức truyền đơn bằng tranh do họa sĩ Lương Xuân Nhị vẽ với dòng chữ: 'De Trassigny! Trả lại chúng tôi những đứa con còn sống'

Các cán bộ địch vận kể: khi gặp truyền đơn, rất nhiều người lính da đen vẫn thường xuyên giấu "tác phẩm" của họa sĩ vào túi rồi tìm chỗ vắng để ngắm và khóc một mình. Khi chạy sang hàng ngũ Việt Nam, một số hàng binh vẫn cầm theo những "tờ rơi" ấy…

Tới những năm chống Mỹ, dù đang là giảng viên của ĐH Mỹ thuật VN, họa sĩ Lương Xuân Nhị vẫn tiếp tục vẽ theo "đặt hàng" của ngành địch vận. Điều kiện tốt hơn trước, ông không còn phải dùng gạch non trộn nước cơm, nghệ, mực nho… để làm bột màu như thời gian trên chiến khu. Tranh truyền đơn được in với khổ nhỏ và số lượng lớn hơn. Ngành địch vận cũng có thêm nhiều hình thức để "phân phát" những tờ rơi này, trong đó có cả việc dùng một loại "pháo" đặc biệt để "bắn" truyền đơn vào các căn cứ quân sự.

Sáng tác điển hình của hoạ sĩ Lương Xuân Nhị trong giai đoạn này là cảnh người lính Mỹ chạy trong hầm tối. Cuối đường hầm là những tòa nhà của nước Mỹ cùng tượng nữ thần Tự do và dòng chữ  “Về nhà ngay”. Rồi Giáng sinh năm 1965 là một tấm "bưu thiếp" đặc biệt. Bên ngoài là hình ảnh cành thông cắm nến và lời chúc Giáng sinh vui  vẻ, bên trong tờ truyền đơn là cảnh một người thiếu phụ ngắm ảnh chồng và dòng chữ: “Liệu anh có trở về an toàn và lành mạnh không?”. Ngay sau thời điểm sử dụng, tờ báo Star and Stripe của quân đội Mỹ đã lập tức nhắc tới nguy cơ tiềm ẩn từ những bức tranh cổ động này…

Giáo sư, họa sĩ, nhà giáo nhân dân Lương Xuân Nhị tốt nghiệp khóa 7 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhiều năm là giảng viên ĐH Mỹ thuật VN và từng nhận Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nhà nước năm 2001.

Tác phẩm của ông được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các bảo tàng tại Paris, New York, Tokyo và nhiều bộ sưu tập cá nhân trong, ngoài nước - trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm Thiếu phụ (1938). Ngoài ra còn có hàng trăm bức tranh "địch vận" được lưu giữ tại nhà riêng của ông ở phố Cửa Nam, Hà Nội.

Chiêu Minh
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm