cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ứng viên giải Nobel Văn học Ngugi Wa Thiong’o: Dùng ngòi bút chống lại cường quyền

08/10/2015 07:03 GMT+7 | Đọc - Xem

(Thethaovanhoa.vn) - Trong những ngày bị cầm tù, tinh thần và ngòi bút của nhà văn Kenya Ngugi Wa Thiong’o vẫn giữ nguyên sự sắc bén. Ông viết cuốn Ác quỷ trên thập giá nổi tiếng bằng ngôn ngữ Gikuyu, ngay trên các mảnh giấy vệ sinh ở trong tù.

Ngugi Wa Thiong’o sinh ngày 5/1/1938 trong một gia đình nông dân ở tỉnh Kiambu, Kenya.

Kẻ bị quê hương ruồng rẫy

Tuổi thiếu niên của ông sống trong không khí loạn lạc của cuộc chiến tranh Mau Mau (1952 – 1962). Cảnh gia đình bị bắt bớ, tra tấn đã hằn sâu trong tâm trí cậu bé 14 tuổi và trở thành sức mạnh giúp Wa Thiong’o chống lại các thế lực thù địch trong suốt chặng đời về sau.

Wa Thiong’o học tới trung học tại Kenya, sau đó học lên đại học Uganda, rồi tới Đại học Leeds, Anh. Năm 1964, khi mới 26 tuổi và đang theo học tại Leeds, Wa Thiong’o đã gây chấn động với tiểu thuyết Weep Not, Child.

Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên được viết bằng tiếng Anh của một nhà văn tới từ Đông Phi. Truyện kể về cuộc đời bất hạnh của chàng trai Njoroge, sinh ra trong bối cảnh Kenya là thuộc địa của Anh và chiến tranh Mau Mau bùng nổ.

Ngay từ tác phẩm đầu tiên, Wa Thiong’o đã thể hiện rõ tinh thần phản kháng giai cấp thống trị. Đỉnh điểm là vào năm 1977, khi ông ra mắt vở kịch Ngaahika Ndeenda (Tôi sẽ kết hôn khi tôi muốn). Vở kịch đã khiến Daniel Arap Moi, Phó Tổng thống Kenya khi đó, nổi giận.


Hai lần bị quê hương ruồng rẫy nhưng Ngugi Wa Thiong’o vẫn ôm trọn trong mình tình yêu và nỗi niềm đau đáu với mảnh đất nơi ông sinh ra.

Ngày 31/12/1977, Arap Moi bắt giam Wa Thiong’o mà không qua xét xử. Phải nhờ tới sự can thiệp của Tổ chức Ân xá quốc tế và đông đảo người biểu tình trên thế giới, ông mới được thả sau đó một năm.

Ra tù, bất chấp những đe dọa từ chế độ độc tài của Arap Moi, Wa Thiong’o vẫn tiếp tục giương cao ngòi bút. Năm 1982, khi tới Anh để ra mắt cuốn sách Caitaani mutharaba-Ini (Ác quỷ trên thập giá), Wa Thiong’o được tin chính quyền Kenya lên kế hoạch thủ tiêu ngay khi ông trở về.

Điều này buộc Wa Thiong’o phải sống lưu vong tại nước ngoài. Nhưng chế độ của Arap Moi vẫn không từ bỏ dã tâm. Bất cứ nơi nào Wa Thiong’o đặt chân tới, ông cũng có nguy cơ bị trục xuất hoặc ám sát. Trong nước, các tác phẩm của Wa Thiong’o bị đưa ra khỏi sách giáo khoa. Cảnh sát Kenya lùng sục khắp mọi nhà xuất bản và hiệu sách để tiêu hủy sách của ông.

Dù nguy hiểm nhưng Wa Thiong’o chưa một lần dừng bút. Các sáng tác của ông tiếp tục được thế giới ủng hộ. Nhờ ý chí và sự uyên bác, ông được chào đón tại các trường đại học danh giá. Ông từng nhận 10 bằng tiến sĩ danh dự tại nhiều nước trên thế giới, là thành viên danh dự của Viện Hàn lâm nghệ thuật và văn chương Mỹ.

Năm 2002, khi Arap Moi thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống, Wa Thiong’o nung nấu khát khao được trở lại quê hương. Nhưng phải tới năm 2004, khi Arap Moi bị loại khỏi chính quyền, Wa Thiong’o và vợ mới về Kenya, sau 22 năm sống lưu vong.

Buồn thay, các thế lực thù địch vẫn không buông tha cho ông. Ngày 11/8/2004, chỉ 3 ngày sau khi về nước, căn hộ của vợ chồng ông bị 4 tay súng đột nhập. Ông bị khống chế, bị dí tàn thuốc vào người. Còn vợ ông, bà Njeeri, bị đánh đập và cưỡng hiếp ngay trước mặt chồng.

Sau đó, Wa Thiong’o liên tiếp nhận được những lời cảnh báo, đe dọa. Trước sự an nguy của gia đình, ông buộc phải sang Mỹ, tiếp tục sống cuộc đời lưu vong.

Ở tuổi 77, tại nơi đất khách quê người, Wa Thiong’o vẫn khôn nguôi nhớ tới quê nhà. Hai tác phẩm gần đây của ông, xuất bản năm 2010 và 2012 đều đầy những hoài niệm về Kenya.

Ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Văn học

Năm 2004, khi Wa Thiong’o trở về đất nước sau 22 năm lưu lạc, những người hâm mộ đã tụ tập đón chào ông ở sân bay. Họ khóc và mang theo sách của ông. Nhiều cuốn sách lấm bụi đất bởi từng bị chôn sâu dưới đất do lệnh cấm của chính phủ.

Ông về nước khi vừa xuất bản tiểu thuyết Mũrogi Wa Kagogo (Phù thủy quạ) - cuốn tiểu thuyết bằng tiếng mẹ đẻ Gikuyu dài nhất của ông. Trước đó, ông đã cho ra mắt 27 tác phẩm.

Các tác phẩm của Wa Thiong’o có ảnh hưởng sâu rộng khắp Kenya, từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình trung học. Ông là tiếng nói đại diện cho người dân sống dưới chế độ độc tài ở các nước thuộc thế giới thứ ba và là người có đóng góp lớn lao trong việc phát triển một nền văn học châu Phi đích thực.

Trong hơn 50 năm cầm bút, Wa Thiong’o viết nên 32 tác phẩm bằng tiếng Gikuyu và tiếng Anh. Đặc biệt là cuốn Ác quỷ trên thập giá được ông viết trong thời gian bị giam cầm.

Các tác phẩm của ông được đánh giá cao và giành nhiều giải thưởng danh tiếng như: Giải thưởng văn học Lotus (1973), Giải thưởng văn học Quốc tế Nomino (2001), Giải phê bình sách quốc gia Mỹ (2012), Giải thành tựu trọn đời Nicolás Guillén.

Ngoài viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận, Wa Thiong’o còn là chủ bút tờ Mũtĩiri. Trước khi bị cầm tù, ông là giáo sư đại học tại Syria, từng tổ chức nhiều cộng đồng và hoạt động văn hóa.

Từ năm 2010 tới nay, Ngugi Wa Thiong’o liên tiếp được nhà cái Lad Brokes xếp vào top đầu những người có khả năng giành Nobel Văn học. Gần đây, năm 2014, ông vượt nhà văn Nhật Bản Murakami, thành người đứng đầu bảng tại Lad Brokes với tỉ lệ 7/2.

Trong những ngày sát lễ trao giải Nobel năm nay, tỉ lệ cá cược cho Wa Thiong’o đã lên mức 6/1, ngang với Murakami và chỉ xếp sau nhà văn, nhà báo Ukraine Svetlana Aleksijevitj, hiện đang giữ tỉ lệ 5/1.

Thư Vĩ
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm