cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Luật công bằng tài chính cho V-League

17/09/2011 10:30 GMT+7 | V-League

(TT&VH) - Khá nhiều những vấn đề nổi cộm của bóng đá Việt Nam thời gian qua liên quan đến chuyện tiền bạc, từ lương thưởng được treo vô tội vạ, giá cầu thủ bị đẩy lên mức “phi mã”, cho đến những tiêu cực nảy sinh xung quanh mối quan hệ tiền bạc-thành tích.

Cùng phận tân binh V-League ở mùa giải 2012 nhưng SG.XT (phải) chẳng lo gì chuyện lỗ lãi

vì ông chủ quá giàu, trong khi K.Kiên Giang (trái) thì phải liệu cơm gắp mắm từng chút một. Ảnh: V.V

Nhưng vấn đề gây bức xúc nhất liên quan đến tiền bạc phải là phát biểu của bầu Thắng trong buổi tọa đàm “Doanh nghiệp làm bóng đá và hướng đi cho bóng đá Việt Nam” diễn ra vào ngày 15/9 vừa qua: “Tôi nhẩm tính thử có CLB VN bỏ cả 100 tỷ một mùa. CLB bạn tôi ở Thái Lan chỉ 1 đến 1,5 triệu USD, còn ở Việt Nam có khi bỏ 3 đến 4 triệu USD, nhưng bây giờ bóng đá Việt Nam thua Thái Lan. Tại vì sao, VFF phải xem lại cuộc chơi chứ?”.

Nói cách khác, hiệu quả đầu tư cho bóng đá Việt Nam không tương xứng với nguồn tiền khổng lồ mà người ta đã và đang đổ vào nó. Thực tế cho thấy, không thể kêu gọi các ông bầu tự giác “tiết kiệm” chỉ bằng hình thức vận động. Nó đặt ra vấn đề là nên chăng đã đến lúc VFF cần nghiên cứu và học tập theo Luật công bằng tài chính (LCBTC) vừa được UEFA áp dụng cho bóng đá châu Âu bắt đầu từ mùa giải 2011-2012.

Luật công bằng tài chính là gì?

Được chủ tịch UEFA Michael Platini khởi xướng, tinh thần cơ bản của LCBTC, như đúng tên gọi của nó, là nhằm tạo ra một môi trường công bằng hơn (dù chỉ là tương đối) về tài chính giữa các CLB. Theo đó, những CLB bóng đá nào làm ăn thua lỗ tới 45 triệu euro trong 3 mùa giải thì sẽ không được quyền dự Cúp châu Âu ở 3 mùa sau đó. Nặng hơn, CLB ấy có thể không được phép tham gia vào thị trường chuyển nhượng.

Viễn cảnh mà những nhà quản lý bóng đá châu Âu chờ đợi sau khi ban hành LCBTC là sẽ không còn diễn ra tình trạng những CLB kinh doanh bóng đá tồi song vẫn có thể tồn tại, tham gia và chiến thắng ở các giải đấu, bởi họ giỏi đi vay, cầm cố tài sản hay đơn giản chỉ là bởi những CLB ấy có một ông chủ giàu sụ đứng đằng sau hậu thuẫn về mặt tài chính...

Đặt trong bối cảnh suy thoái nền kinh kế toàn cầu những năm vừa qua, LCBTC còn hướng tới mục đích góp phần xây dựng một nền bóng đá bền vững, hạn chế thứ “bóng đá bong bóng” cùng những “cái chết bất ngờ”, điều đã từng diễn ra trong các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản...

Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh tính khả thi cũng như những tác dụng phụ mà LCBTC có thể gây ảnh hưởng lên bóng đá châu Âu, nhưng đạo luật ấy vẫn được UEFA áp dụng bắt đầu từ mùa bóng này.

Áp dụng như thế nào cho V-League?

Một điều chắc chắn là nếu áp dụng LCBTC theo đúng các tiêu chuẩn ngặt nghèo của UEFA vào V-League, 100% các CLB đang tham dự sân chơi cao nhất của bóng đá Việt Nam sẽ không thể đáp ứng yêu cầu, bởi đơn giản là cả 100% ấy hiện giờ vẫn đang báo lỗ.

Song việc không thể và không nên áp dụng một cách máy móc LCBTC của bóng đá châu Âu vào Việt Nam không có nghĩa là VFF không có quyền học tập theo tinh thần luật của nền bóng đá phát triển hàng đầu thế giới ấy. Rằng, dù không thể cân đối thu chi tại thời điểm này thì vẫn có cách để khống chế các khoản lỗ khổng lồ của các CLB bóng đá Việt Nam bằng cách đặt ra những giới hạn cho nó. 

Phát biểu của bầu Thắng nêu ở phần đầu bài viết có thể là một gợi ý! 1,5 triệu USD đầu tư cho bóng đá ở Thái Lan tương ứng với khoảng 30 tỷ đồng Việt Nam, cũng là khoản tiền tài trợ cho V-League 2011 của Ngân hàng Eximbank.

Hãy thử đặt ra một tình huống là LCBTC của bóng đá Việt Nam (nếu nó ra đời) chỉ cho phép các CLB lỗ không quá 30 tỷ đồng/mùa trong giai đoạn hiện nay và đi kèm là những chế tài giám sát, kỷ luật nghiêm ngặt thì tình hình sẽ ra sao? Liệu có còn tồn tại những câu chuyện lót tay, lương thưởng vô tội vạ, rồi “đi đêm”...?

VFF đã tuyên bố mong muốn thay đổi mạnh mẽ. Bất cứ sự thay đổi nào cũng phải bắt nguồn từ sự thay đổi về tư duy, rằng bóng đá chuyên nghiệp thì phải nói chuyện với nhau bằng luật, chứ không phải theo kiểu nói vo.

Đức Hoàng


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm