cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Những người phụ nữ 'thừa thãi'

18/06/2014 08:39 GMT+7 | Đọc - Xem

(Thethaovanhoa.vn) - “Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời” - lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông từng nói. Và câu nói này bị báo chí phương Tây đưa ra để thể hiện mâu thuẫn giữa lời nói và hành động ở Trung Quốc, khi bình luận về cuốn Leftover Women (Thặng nữ) đang gây tiếng vang ở phương Tây từ tháng 4 đến nay.

Leftover Women: The Resurgence of Gender Inequality in China (Thặng nữ: sự trỗi dậy của bất bình đẳng giới ở Trung Quốc) là cuốn sách nghiên cứu của nhà xã hội học Leta Hong Fincher, với nội dung phản ánh sự phân biệt đối xử về đời sống xã hội và kinh tế đối với phụ nữ ở Trung Quốc ngày nay. Bản thân bất bình đẳng giới đã là một dấu hiệu bất ổn, nhưng tìm hiểu của tác giả Leta Hong Fincher chỉ ra rằng sau bất ổn đó là một nguy cơ bất ổn lớn hơn của Trung Quốc.

Độc thân và mắc kẹt

Cụm từ “Thặng nữ” (thặng nghĩa là dư thừa) không phải do tác giả phát minh ra mà vốn là một cụm từ thông dụng trong xã hội Trung Quốc ngày nay, để chỉ những phụ nữ thuộc lứa trên 27 tuổi mà chưa kết hôn, thêm một chú thích nhỏ là họ có học và có thể thành đạt. Tiếng lóng còn có từ “những phụ nữ 3S”, trong đó các “s” là những từ tiếng Anh “single, seventies (1970s), stuck” nghĩa là “độc thân, sinh vào những năm 1970 và bị mắc kẹt”.


Nhà xã hội học Leta Hong Fincher và cuốn sách Leftover Women

Năm 2007, Bộ Giáo dục Trung Quốc thêm “thặng nữ” vào kho thuật ngữ chính thức, theo báo chí nước này. Điều này thừa nhận độ phổ biến của thuật ngữ trên các văn bản chính thống, truyền thông và trong đời sống người dân. Tác giả Leta Hong Fincher cho biết: “Nó (từ “thặng nữ”) xuất hiện hầu như khắp nơi. Từ các bản tin đến những cột báo, bài bình luận và tranh biếm họa, với ý xúc phạm không che giấu”. Trong cuốn sách, Fincher tìm cách lý giải cho hiện tượng này: Chính phủ Trung Quốc muốn khiến phụ nữ cảm thấy xấu hổ khi họ kết hôn muộn so với tiêu chuẩn của xã hội, và vì nỗi xấu hổ này họ sẽ nhanh chóng lao vào các cuộc hôn nhân kịp tuổi, từ đó giảm bớt áp lực đè nặng lên những người đàn ông vốn “thừa thãi” ở nước này.

Bởi theo thống kê chính thức của nhà nước, số lượng đàn ông dưới 30 tuổi ở Trung Quốc hiện nay nhiều hơn 20 triệu người so với số lượng phụ nữ dưới 30 tuổi. Hiện tượng mất cân bằng giới tính là một mối đe dọa lớn đối với sự ổn định xã hội, bởi đàn ông không kết hôn có nhiều khả năng mang tâm lý bất ổn và gây rối hơn so với phụ nữ. Nói tóm lại, từ tình trạng “thừa thãi đàn ông”, chính phủ Trung Quốc lại đẩy áp lực sang phụ nữ bằng cách khiến phụ nữ cảm thấy chính họ mới “thừa thãi”. Đó chính là sự phân biệt giới tính đầy bất công.

“Nửa bầu trời” chật hẹp và đầy bất an

Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc, tổ chức được lập ra để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, cũng tham gia vào việc dựng nên quan niệm bất công này. Từ năm 2007, trang web của liên đoàn đã có những bài viết tô đậm áp lực đối với phụ nữ chưa kết hôn sau tuổi 27 và dùng khái niệm thặng nữ để gọi họ. Liên đoàn cũng phản ánh việc phụ nữ đặt ra tiêu chuẩn quá cao cho đàn ông và hôn nhân, kêu gọi họ hạ thấp tiêu chuẩn và “nếu không kén chọn thì việc tìm bạn đời sẽ dễ dàng hơn nhiều”.

Qua các bài viết, liên đoàn góp phần làm phụ nữ độc thân trong xã hội Trung Quốc, nhất là những người thiếu nhan sắc, cảm thấy bất an hơn nhiều và chấp nhận đi đến hôn nhân để thoát khỏi áp lực xã hội. Một việc đi trái lại nghĩa vụ hoạt động của liên đoàn và không thể nói là nhân văn. Trong sách của mình, Leta Hong Fincher cũng vạch ra điều này với dẫn chứng là những bài viết cụ thể trích từ trang web của liên đoàn.

Không những thế, áp lực dần lan ra cả những phụ nữ đầu lứa tuổi 20. Theo Tân Hoa Xã, trong một hội chợ tìm kiếm bạn đời ở Thượng Hải, có cả những cô gái 21 tuổi tham gia vì không muốn bản thân trở thành một thặng nữ.

Các chương trong cuốn sách được đặt tên như những bài báo lá cải: 8 bước đơn giản để thoát khỏi cái bẫy thặng nữ; Vượt qua 4 chướng ngại lớn về tình cảm: thặng nữ có thể thoát khỏi tình trạng độc thân, hay Thặng nữ có xứng đáng được thông cảm? Nhưng đó đều là những chương sách rất nghiêm túc. Dù Fincher nói về một chủ đề không mới, nhưng khi các bài viết công phu được tập hợp lại trong một cuốn sách, chủ đề đủ sức nặng để gây chú ý đối với truyền thông phương Tây.

Trở lại với câu nói của nhà cầm quyền Mao Trạch Đông ở trên. Phụ nữ có nắm giữ “một nửa bầu trời” hay không, không phụ thuộc nhiều vào lượng dân số. Quyền lực đó gắn chặt với sự phát triển của phong trào nữ quyền. Theo tờ The Guardian, hiện tại, chính quyền Trung Quốc thực ra không hề khuyến khích phong trào nữ quyền. Cùng với yêu cầu nặng nề khi đăng ký thành lập các tổ chức phi chính phủ, phong trào nữ quyền cũng bị ràng buộc vì khó tìm nguồn quỹ hoạt động và thiếu sự ủng hộ của chính quyền.

Leta Hong Fincher là một nghiên cứu sinh người Mỹ đang làm luận án tiến sĩ về xã hội học tại Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh), một trong những trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc.

Những thặng nữ không đáng được thông cảm

Cuốn sách cũng tỏ ra khách quan khi ghi nhận một nhóm thặng nữ lựa chọn lối sống suy đồi. Đó là những người có tư tưởng cởi mở, có sở thích đến các câu lạc bộ đêm tìm kiếm tình một đêm, hoặc họ chọn trở thành tình nhân của một người đàn ông giàu có quyền lực. Đến khi không còn tuổi xuân, họ bị người tình ruồng bỏ, chỉ khi đó, những phụ nữ này mới nghĩ đến chuyện tìm bạn đời. Nếu vậy, họ không đáng có được sự cảm thông của xã hội.

Chất lượng dân số thấp, Trung Quốc lo cạnh tranh yếu

Một điều quan trọng mà tác giả Leta Hong Fincher lưu ý trong cuốn sách Leftover Women là, những thặng nữ có trình độ cao, chính phủ muốn họ kết hôn để tạo ra những đứa con ưu tú, tăng “chất lượng dân số” của nước này, một mục đích đầy vĩ mô. Tức là, đằng sau bất ổn phân biệt giới tính, thực ra Trung Quốc đang có một bất ổn lớn hơn: chất lượng dân số thấp.

Tháng 1/2007, không lâu trước khi có “chiến dịch ngầm” chống lại các thặng nữ, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố một báo cáo về chất lượng dân số thấp của Trung Quốc khiến nước này khó cạnh tranh với các nước khác. Báo cáo này cũng đặt ra mục tiêu chiến lược là “nâng cao chất lượng dân số”. Bởi vậy, các thặng nữ cần bị thúc ép kết hôn và sinh con để làm lợi cho quốc gia. Bất công, sự xúc phạm mà họ đang phải chịu bắt nguồn từ mục tiêu này.

Mi Ly
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm