cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ông Hoàng Vĩnh Giang: “Đạt chỉ tiêu quá đơn giản”

07/11/2011 05:53 GMT+7 | Thể thao

(TT&VH Cuối tuần) - Hơn 40 năm lăn lộn, TTK Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang được xem là cuốn từ điển sống của thể thao Việt Nam (TTVN). Trước thềm SEA Games 26, ông Giang có cuộc trao đổi với TT&VH Cuối tuần.

SEA Games “thoáng” nhất trong lịch sử

* Khoảng 4 kỳ SEA Games gần đây, TTVN luôn có mặt trong Top 3. Liệu kỳ SEA Games 26 này, chúng ta vẫn giữ được mục tiêu?

- Indonesia đặt mục tiêu tổ chức giải đấu có số môn (42 môn thi đấu, 2 môn biểu diễn) và số bộ huy chương (542 bộ) nhiều nhất lịch sử các kỳ SEA Games. Ngay điều lệ giải cũng thông thoáng hơn hẳn, khi mỗi môn thi đấu chỉ có 2 quốc gia cũng sẽ được trao huy chương. Tôi nói vui đây đúng chất “ngày hội”, cứ thi đấu là có thành tích rồi.

Có thể luật lỏng hơn hẳn các kỳ SEA Games trước, nhưng cũng là công bằng cho các VĐV lặn lội sang Indonesia tham dự. Chứ tôi nhớ cảnh VĐV vật Nguyễn Thị Lụa sang dự SEA Games 25 trên đất Lào, nhưng không có đội thi đấu, nên thành tích luyện tập cả năm bị bỏ phí. Nhìn cảnh Lụa ngồi khóc vì không được thi đấu, không phải tôi mà cả Đoàn TTVN đều thương. Một sự bất nhẫn với cô ấy! Về chuyện lọt Top 3 tôi nghĩ đã nằm trong tầm tay chúng ta.

* Theo ông, đâu là “mỏ vàng” của TTVN ở SEA Games lần này. Ông hy vọng những gương mặt nào sẽ bùng nổ tại các nhà thi đấu tại Palembang và Jakarta?

- Kỳ đại hội này, TTVN “chọn mặt, gửi vàng” ở rất nhiều môn, như điền kinh (8-10 HCV), cờ vua (4-5 HCV), rồi các môn võ: teakwondo, vovinam, judo, pencak silat cũng từ 3-5 HCV... Dựa trên những con số VĐV chủ lực, việc giành 70 HCV không có nghĩa lý gì cả. Chúng ta còn có thể tiệm cận mức 80 HCV ấy chứ. Nhưng phải đề phòng đoàn chủ nhà bởi họ đặt chỉ tiêu 155 HCV, thì chắc chắn sẽ tìm mọi cách thực hiện.

Vì thế, đoàn Thái Lan đặt chỉ tiêu 125 HCV xem ra không hợp lý. Tôi nghĩ 20 bộ huy chương sẽ rơi vào tay VĐV chủ nhà là chắc chắn. Kỳ đại hội này, tôi gửi gắm tin tưởng Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương ở nội dung điền kinh, sẽ bùng nổ như họ từng thể hiện tại ASIAD hay giải vô địch châu Á. Ngoài ra, Lê Quang Liêm (cờ vua), Hà Thanh (TDDC), Thạch Kim Tuấn (cử tạ)... cũng là những gương mặt sẽ tỏa sáng ở SEA Games 26 này.

* Ông cần “cảnh báo” gì với TTVN và với các VĐV, HLV trước thềm giải đấu hay không? Tại ASIAD 16, tâm lý, bản lĩnh của VĐV, sự thiếu nhạy cảm trong tham gia chỉ đạo của HLV không tốt nên chúng ta mất nhiều “vàng”?

- Tôi nghĩ các VĐV, HLV khi bước ra nước ngoài thi đấu đều hiểu rõ khó khăn mà mình mắc phải. Tất nhiên một phần việc chúng ta thiếu kinh phí đưa VĐV đi cọ xát thật nhiều giải, khiến cả VĐV rồi HLV, chuyên gia cũng không có kinh nghiệm giải quyết nhiều tình huống. Có thể chuyện yếu tâm lý, thiếu nhạy cảm chỉ đạo trong một giải đấu diễn ra, sẽ là bài học ở các giải đấu sau. Nhưng lo nhất vẫn là công tác trọng tài.

Bóng đá chưa xứng với sự đầu tư và kỳ vọng của xã hội

* U23 Việt Nam sang Indonesia với hy vọng giành tấm HCV đầu tiên. Ông có tin thầy trò HLV Falko Goetz sẽ làm nên chuyện ở kỳ đại hội lần này?

- Bản thân tôi cũng như hàng triệu người hâm mộ bóng đá nước nhà đều mong mỏi cho bóng đá Việt Nam giải cơn khát vàng SEA Games. Theo tôi nghĩ mục tiêu này rất nặng nề và không đơn giản. Ngay chuyện U23 Việt Nam nằm ở bảng đấu nhẹ hơn so với Malaysia, Thái Lan, Singapore hay Indonesia cũng chỉ là một yếu tố nhỏ. U23 Việt Nam phải thận trọng và không được khinh suất ngay trước các đối thủ chiếu dưới. Muốn vô địch các cầu thủ phải đá bằng trái tim và hướng danh dự Tổ quốc lên hàng đầu.


TTK Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang

* Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang loay hoay chuyển đổi mô hình công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Ông nghĩ rằng mô hình nào phù hợp với xu thế phát triển của V-League?

- Về quan điểm quản lý, tôi nghĩ công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn đều là mô hình đột phá chưa từng có để giúp bóng đá Việt Nam phát triển. Bởi tôi nghĩ lúc này bóng đá ta vẫn chưa có mô hình nhà nghề đúng nghĩa của nó. Chuyện VFF vẫn giữ những vai trò quan trọng trong cơ cấu mới là bắt buộc. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải tôn trọng tiếng nói từ các ông bầu như Đoàn Nguyên Đức, Nguyễn Đức Kiên, Võ Quốc Thắng, Lê Tiến Anh, Hoàng Mạnh Trường, Nguyễn Văn Đệ... Vì chính họ mới là người bỏ tiền xây dựng và phát triển để bóng đá có được bộ mặt như lúc này.

* Hơn 20 năm phát triển hội nhập, TTVN nói chung và bóng đá nói riêng vẫn giậm chân tại chỗ. Phải chăng do thiếu kinh phí khiến các môn mũi nhọn không được đầu tư mạnh?

- Bối cảnh chung TTVN đã có sự hội nhập tương đối nhanh với khu vực lẫn bình diện quốc tế. Tất nhiên, sự hòa nhập vẫn chưa được ưng ý so với thực lực và tiềm năng thể thao của chúng ta. Nhưng khó khăn về kinh phí là có thật, khiến ngay cả những môn mũi nhọn chúng ta cũng chỉ đầu tư cầm chừng.

Riêng về bóng đá, không thể nói chúng ta thiếu đi sự đầu tư. Có thể nói bóng đá nhận được sự đầu tư, chế độ, lẫn sự ưu ái lớn hơn rất nhiều các môn thể thao khác. Nhất là khối doanh nghiệp hóa, có CLB chi tiêu cả trăm tỷ đồng, vượt xa kinh phí hoạt động các tỉnh trong một năm ấy chứ. Nhưng nói đi, cũng phải nói lại. Bóng đá Việt Nam vẫn trong giai đoạn học tập lên chuyên, có lúc mô hình phù hợp rồi lại chưa phù hợp. Nhìn nhận chung bóng đá chưa thu kết quả xứng với sự đầu tư và kỳ vọng từ toàn xã hội. Bóng đá là một lĩnh vực rất khó làm, đầu tư tiền thật nhiều không có nghĩa là sẽ thành công.

“Tôi vẫn mơ thể thao Việt Nam hóa rồng”

* Đánh giá của ông ra sao ở ASIAD 16 tại Quảng Châu (Trung Quốc), TTVN chỉ đứng thứ 29 châu Á, thứ 6 Đông Nam Á trên bảng tổng sắp huy chương?

- Nhiều nhà báo cho rằng ASIAD 16 chúng ta đặt chỉ tiêu quá cao rồi không thực hiện thành công. Tôi lại nghĩ chỉ tiêu chỉ là cột mốc để TTVN đặt quyết tâm và hướng tới. Còn khi ra sân thi đấu, “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đã có kỳ ASIAD thành công về mặt chất lượng lẫn số lượng. Nếu đánh giá theo số học, ở Doha (Qatar) 3 năm trước đó, TTVN chỉ đạt huy chương ở 3 môn thi Olympic, thì tại Quảng Châu là 5. Tính theo lượt vào chung kết, ASIAD 15, các VĐV Việt Nam 13 lần vào CK, thì ASIAD 16 là 18 lần.

Chưa kể theo quan điểm của nhiều nhà chuyên môn, tấm HCB điền kinh của Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng còn quý hơn những tấm HCV ở các nội dung khác. Nếu tính trên tổng số huy chương, TTVN đứng thứ 13 châu Á và thứ 3 ĐNA. Có thể coi ASIAD 16 là bước tiến của TTVN, chứ không thể coi là bước lùi.

* Chúng ta đầu tư thể thao quá dàn trải, bệnh thành tích, ông có nghĩ vậy không? Theo ông để vươn mình ra biển lớn, TTVN cần những điều kiện nào?

- Đã tập luyện và thi đấu thể thao đều phải quyết tâm đạt thành tích. Nhưng nói chúng ta đầu tư dàn trải quá nhiều môn thì không phải vậy. Thực tế muốn thi đấu có thành tích cao, VĐV phải được tăng cường cọ xát ở những giải quốc tế chất lượng. Cùng với đó là chế độ tập luyện, ăn uống, thuốc bổ được thực hiện khoa học và đầy đủ. Chỉ có điều chúng ta còn rất khó khăn, hạn hẹp kinh phí. Việc Tổng cục TDTT xin Nhà nước tăng tiêu chuẩn cho VĐV tham dự SEA Games còn chưa được thông qua, nói chi việc đầu tư có trọng điểm các VĐV giỏi của TTVN. Muốn TTVN vươn tầm khu vực, yêu cầu muôn thuở là kinh phí cực lớn đầu tư cho các môn, các VĐV mũi nhọn. Song lúc này điều kiện của nước nhà hạn chế, nên TTVN cũng chưa thể hóa rồng như hy vọng.

* Những kỷ niệm vui buồn nhất của ông trong những ngày làm trưởng đoàn TTVN chinh chiến ở các giải đấu thể thao hàng đầu?

- Suốt hàng chục năm đi theo nghề, tôi 2 lần rơi nước mắt trên thảm thi đấu. Lần đầu tiên vào năm 1993, khi VĐV wushu Nguyễn Thúy Hiền giành tấm HCV thế giới tại Malaysia. Tôi bật khóc lúc ấy bởi TTVN có tấm HCV thế giới đầu tiên sau bao nhiêu năm hội nhập.

Còn lần thứ 2, tôi khóc trong hạnh phúc khi Trương Thanh Hằng đoạt HCB ASIAD 16 ở nội dung 800m. Một tấm huy chương điền kinh vô cùng quý, mà tôi coi đó là “HCV 10”. Chỉ có điều tôi rất buồn khi dư luận nhìn chung chưa đánh giá công bằng những bước tiến TTVN đạt được ở ASIAD 16, mà vẫn chỉ xoay quanh chuyện có mấy HCV.

* Vậy ông còn trăn trở điều gì với TTVN?

- Tôi vẫn muốn tiếp tục góp một chút công sức để nâng TTVN lên tầm cao mới. Không chỉ có nhiều VĐV tham dự ASIAD, Olympic mà còn đứng ra đăng cai một kỳ ASIAD lần đầu tiên trong lịch sử. Vào năm 2016, Việt Nam đứng ra đăng cai Asian Beach Games lần thứ 5 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Kể tới nữa là hy vọng đăng cai ASIAD năm 2019 cũng rất lớn, nếu Chính phủ phê duyệt kinh phí. Việc đăng cai ASIAD 18 thực sự là cơ hội để TTVN bơi ra biển lớn một cách nhanh hơn nữa.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Mộc Miên (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm