cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Pepsi và Coca-Cola sẽ thay chất tạo màu

14/03/2012 08:27 GMT+7 | Trong nước

Hai tập đoàn Coca-Cola và Pepsi tuyên bố sẽ thay đổi thành phần tạo màu trong sản phẩm do có chứa chất bị nghi có thể gây ung thư: 4-methylimidazole (4-MEI). Đại diện của hai tập đoàn này tại Việt Nam nói gì?



Một công nhân kiểm tra Coca đóng chai trên dây chuyền sản xuất Coca-Cola ở Kabul (Afghanistan) - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, sự thay đổi sẽ diễn ra ở Mỹ và một số nước. Trước đó, Pepsi và Coca-Cola, chiếm 90% thị phần nước giải khát thế giới, tuyên bố sẽ thay đổi chất tạo màu để tránh phải dán nhãn cảnh báo ung thư lên sản phẩm ở bang California, Mỹ. Cả hai cho biết sẽ bắt đầu thay đổi chất tạo màu ở California, sau đó tiếp tục mở rộng ra toàn quốc để thống nhất hệ thống sản xuất và phân phối. Tuy nhiên, cả hai không đưa ra thời hạn nào cho việc thay đổi này.

Asian One ngày 13-3 dẫn lời người phát ngôn Coca-Cola ở Singapore cho biết hãng đã yêu cầu các nhà sản xuất hạ tỉ lệ 4-MEI trong caramel, đồng thời khẳng định sự thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của sản phẩm. Coca-Cola cũng có động thái tương tự ở Costa Rica, trong khi Pepsi cho biết sẽ chờ quyết định chính thức từ Mỹ.

An toàn hay không an toàn?

Sẽ kiểm tra thông tin

Trao đổi với Tuổi Trẻ hôm 13-3, phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho hay: trước thông tin cơ quan chức năng Hoa Kỳ có yêu cầu mới trong việc ghi khuyến cáo về chất tạo màu trên nhãn chai Coca và Pepsi Cola, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ liên lạc với cơ quan chức năng Hoa Kỳ để kiểm tra thông tin. “Các bước xử trí của Việt Nam sẽ được xem xét sau khi xác nhận được thông tin. Cơ quan quản lý không đưa ra quyết định khi chưa rõ độ xác thực của nguồn tin” - ông Phong nhấn mạnh.

Từ tháng 1-2012, 4-MEI được đưa vào trong danh sách đen của đạo luật Thực thi độc tố và nước uống an toàn của California do bị cho là nguyên nhân gây ung thư, theo kết quả nghiên cứu trên chuột của Trung tâm Khoa học vì lợi ích cộng đồng (CSPI). Nghiên cứu ước tính lượng 4-MEI trong mỗi lon nước giải khát của Coca-Cola và Pepsi chứa khoảng 103-153 microgram, trong khi mức tối đa cho phép của California là 29 microgram.

CSPI khẳng định lượng 4-MEI trong sản phẩm của Coca-Cola và Pepsi đã làm 15.000 người Mỹ bị ung thư và hàng triệu người khác phải đối diện nguy cơ này. CSPI cũng đã nộp đơn yêu cầu Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấm sử dụng caramel ammonia-sulfite, được chế biến từ đường, sulfite, ammonia ở nhiệt độ và áp suất cao. FDA cho biết đang xem xét đề nghị này của CSPI.

“Khi mọi người đọc thấy chất tạo màu caramel trên nhãn, họ thường cho rằng nó giống với cái họ làm bằng cách nấu chảy đường trên chảo, nhưng chất tạo màu chế biến với ammonia hoặc ammonia-sulfite chứa chất gây ung thư” - AP dẫn lời giám đốc điều hành CSPI Michael Jacobson giải thích. CSPI cho biết Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế, thuộc Tổ chức Y tế thế giới, năm ngoái đã kết luận 4-MEI là một chất gây ung thư ở động vật và có thể là một chất gây ung thư ở người. Ông Jacobson cũng hối thúc thế giới hành động tương tự như California.

Tuy nhiên, Pepsi và Coca-Cola cùng các tổ chức ngành công nghiệp giải khát, gồm Hiệp hội Giải khát Mỹ, lại chỉ trích nghiên cứu của CSPI là không có cơ sở và không được các cơ quan y tế của Mỹ và châu Âu thừa nhận. Các chuyên gia nước giải khát khác cũng cho rằng việc tấn công hai công ty nước giải khát Mỹ là bất công trong khi caramel được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác như bánh, kẹo, kem...


Pepsi và Coca-Cola tuyên bố sẽ thay đổi chất tạo màu để tránh phải dán nhãn cảnh báo ung thư - Ảnh: AFP

Tiêu chuẩn kép?

FDA nhận định người tiêu dùng sẽ phải uống hàng ngàn lon nước mỗi ngày mới đạt liều lượng 4-MEI sử dụng trong nghiên cứu của CSPI. Tuy nhiên, cơ quan này đang phối hợp với các nhà sản xuất để xác định mức giới hạn caramel an toàn cho thực phẩm. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm châu Âu và Canada năm ngoái cũng cho biết chất tạo màu caramel không đáng ngại.

Cơ quan Thú y và nông sản (AVA) Singapore xác nhận caramel là chất tạo màu được phép sử dụng ở nước này. Tuy nhiên để đảm bảo, AVA đã cho kiểm tra mẫu các sản phẩm chứa caramel của Pepsi và Coca-Cola. Trong khi đó, các tổ chức giám sát ở Ấn Độ đã kêu gọi nước này nhanh chóng áp dụng tiêu chuẩn như của bang California. Sunita Narain, giám đốc Trung tâm Môi trường và sức khỏe của Ấn Độ, cáo buộc hai hãng nước ngọt hàng đầu đang áp dụng tiêu chuẩn an toàn kép. “Ấn Độ không có tiêu chuẩn nào cho chất tạo màu caramel trong nước giải khát. Nếu có những tiêu chuẩn mới ở Mỹ thì cũng nên có ở Ấn Độ” - tổ chức này nhấn mạnh.

Đây không phải lần đầu tiên các hãng sản xuất nước giải khát vướng phải rắc rối liên quan đến các thành phần trong sản phẩm. Năm 2003 và 2006, Trung tâm Môi trường và sức khỏe của Ấn Độ đã cáo buộc các sản phẩm của Coca-Cola và Pepsi có nồng độ thuốc trừ sâu cao khiến doanh số hai công ty giảm mạnh do bị buộc in cảnh báo độc tố trên nhãn. Một tòa án của Ấn Độ thậm chí còn ra lệnh cấm bán các sản phẩm giải khát của các công ty Mỹ song đã bãi bỏ ít lâu sau đó.

Coca-Cola và PepsiCo Việt Nam khẳng định: Không có thành phần gây ung thư

Liên quan đến thông tin chất 4-Mei trong caramel gây ung thư, đại diện hai hãng sản xuất nước giải khát Coca-Cola và PepsiCo Việt Nam đều khẳng định không có thành phần gây ung thư trong các loại nước giải khát của họ.

Ngày 13-3, ông Nguyễn Khoa Mỹ, giám đốc đối ngoại Coca-Cola Đông Nam Á, cho biết trong thông cáo toàn cầu được phát đi, Coca-Cola khẳng định tuân thủ các quy định tại mọi quốc gia. Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý đã phê chuẩn việc sử dụng caramel được tìm thấy trong sản phẩm của Coca-Cola. Coca-Cola cũng cho biết sẽ không thay đổi công thức nổi tiếng thế giới của mình trong các sản phẩm nước giải khát dù đã điều chỉnh các quy trình sản xuất ở những thời điểm khác nhau.

Coca-Cola hiện đã đề nghị các nhà cung cấp caramel thực hiện các điều chỉnh cần thiết về quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu của bang California.

“Dù tin rằng không có bất kỳ nguy hại nào về sức khỏe dẫn đến những thay đổi đó, nhưng chúng tôi vẫn yêu cầu các nhà cung cấp caramel điều chỉnh để các sản phẩm của chúng tôi không bị quy định bởi những cảnh báo không có cơ sở khoa học. Các điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng đến màu sắc hay hương vị của Coca-Cola” - thông cáo nhấn mạnh.

Đại diện Công ty PepsiCo Việt Nam cho biết các nguyên liệu sản xuất nước uống của công ty đều được nhập khẩu từ nước ngoài theo các tiêu chuẩn an toàn của tập đoàn và các quy chuẩn an toàn vệ sinh của quốc tế và các nước sở tại. Đại diện PepsiCo Việt Nam cũng khẳng định chưa có một nghiên cứu nào khẳng định các chất dùng trong việc chế biến nước giải khát của công ty là tác nhân gây ung thư. “Chúng tôi không ghi các thông báo trên vỏ bao bì vì tin tưởng tuyệt đối vào mức độ an toàn của các thành phần chế tạo ra các loại nước uống mang thương hiệu Pepsi” - người đại diện này giải thích.

Theo Tuổi trẻ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm