cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau đời sống tinh thần yêu bản thân chăm sóc bản thân

Phố Phùng Hưng sắp có 18 tranh bích họa: Bắt đầu giấc mơ 'phố vòm cầu Hà Nội'

07/11/2017 07:24 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Dài chưa đầy 200 mét, đoạn phố Phùng Hưng nối từ Lê Văn Linh tới Hàng Cót đã trở thành không gian đầu tiên để hiện thực hóa ý tưởng "phố vòm cầu Hà Nội" - khi những bức bích họa khổ lớn bắt đầu được vẽ lên các vòm cầu cổ tại đây.

1. Từ 3/11, các họa sĩ Hàn Quốc đã thực hiện 4 bức bích họa đầu tiên ở khu vực các vòm cầu số 56, 58, 59, 74. Bên cạnh đó, 14 bức bích họa còn lại cũng sẽ sớm được triển khai, để tới cuối tháng 11 này sẽ có đủ 18 bức bích họa – trong đó có 10 bức của các họa sĩ Việt, 7 bức của các họa sĩ Hàn và 1 bức do nghệ sĩ 2 nước cùng thực hiện.

Sáng 6/11, Oh Ye Seul, nữ họa sĩ đến từ Hàn Quốc, có thể coi là người "cán đích" đầu tiên của dự án. Cô vừa trò chuyện với Thể thao & Văn hóa (TTXVN), vừa đưa những nét cọ cuối cùng trên bức bích họa khổ lớn của mình. Ở đó, người ta thấy hình ảnh của một người phụ nữ bán hoa điển hình tại Hà Nội, với nón, với dép lê và đôi quang gánh chất đầy hoa giữa sắc trời thu.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Oh Ye Seul....

"Tôi thích hình ảnh này. Ở Hàn Quốc, người ta gần như chỉ bắt gặp các xe hàng, chứ không có những gánh hàng rong" – Oh Ye Seul cười – "Một hình ảnh như vậy là đủ để Hà Nội kể câu chuyện riêng của mình, thông qua hội họa".

26 tuổi, Oh Ye Seul từng tới Quảng Nam vài năm trước để tham gia một dự án bích họa khác: "trang trí" cho những bức tường tại làng chài Tam Thanh. Còn lần này, cô cùng các đồng nghiệp sẽ vẽ tranh trên các vòm cầu đá trăm tuổi tại Hà Nội. Đúng hơn, tranh được vẽ trên nền gỗ bằng sơn Pu và golden acrylics, sau đó ốp cứng vào các mái vòm này.

Chú thích ảnh
... và tác phẩm vẽ gánh hàng hoa Hà Nội của chị

Bên cạnh tác phẩm của Oh Ye Seul, ba bức bích họa khác của các họa sĩ Hàn Quốc cũng đang được thực hiện. Đó là những bức vẽ dựng lại hình ảnh cầu Long Biên, rồi hình ảnh phố cổ Hà Nội với xích lô, với những chuyến tàu điện từng hoạt động trong quá khứ. Tất cả đều khá hồn nhiên, tươi mới và không có chút "cứng nhắc" nào – dù không được vẻ bởi các họa sĩ Việt Nam.

Trước đó, đoạn vỉa hè gắn với các vòm cầu phía Đông Phùng Hưng cũng đã được dọn sạch các hàng trà đá, bãi gửi xe... vốn có để chuẩn bị lát đá xanh. Có thể thấy trước, khi dự án hoàn thành, đoạn phố gần 200 mét này sẽ sớm trở thành một không gian thú vị của cộng đồng – mà trước hết là để giới trẻ check in và  chụp ảnh.

"Những bức bích họa này vốn khá phổ biến trên đường phố Hàn Quốc. Tại Hà Nội, hình thức ấy có thể còn hơi mới" - Oh Ye Seul nói – "Nhưng tôi tin, so với cảnh bụi bặm và bừa bãi trước đây, khán giả sẽ thấy thú vị hơn nhiều khi dừng lại và ngắm những bức tranh trên vòm cầu..."

2. Dự án Bích họa trên phố Phùng Hưng do UN – Habitat (Chương trình định cư con người Liên hợp quốc), Korea Foundation (Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện và sẽ hoàn thành trong tháng 11 này.

Chú thích ảnh
Phác thảo tác phẩm về nhà số 63 Phùng Hưng của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế

Trước đó, vào giữa năm 2017, lãnh đạo Hà Nội đã có ý tưởng đục thông 127 vòm cầu đường sắt cổ dọc phố Phùng Hưng, để kiến tạo một không gian đặc thù cho văn hóa và nghệ thuật như mô hình "phố vòm cầu" tại Paris. Theo thông tin từ quận Hoàn Kiếm, sau khi dự án Bích họa trên phố Phùng Hưng hoàn thành, các đoạn vòm cầu còn lại trên phố Phùng Hưng sẽ tiếp tục được nghiên cứu để đục thông như đề xuất. Riêng đoạn 18 vòm cầu vẽ bích họa dự kiến sẽ được giữ nguyên.

"Việc giữ lại một số vòm cầu nhất định với những cách trang trí riêng cũng là cách làm hay để tạo nên bức tranh đa sắc cho vòm cầu" – họa sĩ Trần Hậu Yên Thế nói – "Hoặc theo tôi, cũng có thể chỉ đục rỗng một phía của những vòm cầu này. Khi đó, các tranh bích họa vừa giữ nguyên chức năng của mình, vừa trở thành vách chắn, biến vòm cầu thành một căn phòng kín 3 phía".

Trần Hậu Yên Thế cũng là một trong các họa sĩ Việt Nam tham gia vào dự án. Sắp tới, tại vòm cầu số 71, anh sẽ biến bức tường đá thành "bức tường lịch sử" của một ngôi nhà Hà Nội cũ, với sự kết hợp giữa tranh vẽ và trưng bày... một cánh cửa thật, cùng với bậc thềm. Khá thú vị, đó chính là một ngôi nhà ở phố Phùng Hưng, số 63.

"Ngôi nhà cũ có hệ thống song cửa từ thời Pháp khá độc đáo. Tôi may mắn chụp ảnh nhà từ những năm 2000. Bây giờ, qua nhiều lần sửa chữa, vẻ xưa cũ của ngôi nhà ấy gần như đã mất hẳn" – anh nói – "Vậy là mình đành dựng lại một ngôi nhà cũ trong kí ức, với chiếc cửa được làm lại theo hình dáng cũ, với hình ảnh về bó rau muống nhặt dở ở bẩu cửa và những đứa trẻ con thời bao cấp lấp ló sau tấm rèm... Tất cả sẽ được sắp đặt như cánh cửa của một ngôi nhà thật, chỉ chờ người xem đẩy cửa..."

Chỉ là 1/6 của con phố dài 1200 mét, chỉ là 18 vòm cầu trên tổng số 127 vòm cầu cổ, những gì đang diễn ra quanh 18 bức bích họa ấy cũng đã đủ để người ta hi vọng nhiều hơn về một "phố vòm cầu" tại Hà Nội – nơi kết nối lịch sử và ký ức của thành phố với nghệ thuật đương đại trong không gian dành cho cộng đồng.

Độc đáo 'con đường tranh' trên các vòm cầu cổ phố Phùng Hưng

Độc đáo 'con đường tranh' trên các vòm cầu cổ phố Phùng Hưng

Các bức bích họa khổ lớn đã bắt đầu được các họa sĩ Hàn Quốc vẽ lên vòm cầu cổ, biến nơi đây thành một không gian văn hóa đặc biệt của Hà Nội

Cúc Đường

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm