cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Chủ động ứng phó siêu bão Mangkhut, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân

14/09/2018 21:58 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Chiều 14/9, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng phó với siêu bão Mangkhut. Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.   

Bão Mangkhut là cơn bão phức tạp. Khu vực bão đổ bộ được nhận định là trung tâm kinh tế, xã hội với số dân tập trung đông; các hoạt động trên biển, đảo, đới bờ và đất liền rất nhiều, đặc biệt là tại các khu du lịch ven biển và trên các đảo, vùng nuôi trồng thủy sản; các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều hoạt động khai thác khoáng sản; dân cư, hệ thống công trình giao thông, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất trong các đợt mưa lũ trước đang được khắc phục bước đầu.

Bên cạnh đó, lúa đang trong giai đoạn trổ bông và chuẩn bị thu hoạch; hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi có nhiều trọng điểm, xung yếu; các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Hồng và hầu hết hồ chứa khác ở Bắc Bộ đến Nghệ An đã đầy nước.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo.  Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Trước thực tế trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo: Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chủ động ứng phó để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Phó Thủ tướng đề nghị ở tuyến biển, đảo, các lực lượng chức năng cần kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn. Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, thực hiện việc cấm biển, kể cả các tàu vận tải và du lịch. Các địa phương, ngành chức năng chỉ đạo gia cố, đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy sản; tập trung thu hoạch sớm các khu nuôi trồng thủy sản để giảm thiểu thiệt hại; tổ chức sơ tán người dân trên các các vùng thấp trũng ven sông, ven biển, trên phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, đến nơi an toàn. 

Đối với khu vực đồng bằng và đô thị: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra, hướng dẫn, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng ven sông, ven biển. Các địa phương tập trung thu hoạch các diện tích lúa đã chín; tiêu gạn nước đệm để chống úng; chằng chống, gia cố nhà cửa, biển quảng cáo, kho tàng, công trình công cộng, khu vui chơi giải trí, đặc biệt đối với công trình tháp cao; tổ chức chặt tỉa cành cây; cấm giao thông trên các vị trí trọng điểm, đặc biệt là với cầu vượt biển; bảo vệ an toàn đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển bị sự cố, đang thi công; sẵn sàng ứng cứu kịp thời với các tình huống có thể xảy ra.

Các tỉnh, thành phố khu vực ven biển triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện và thông tin liên lạc; sẵn sàng lực lượng, vật tư để khắc phục ngay các sự cố; có phương án cung cấp, đảm bảo hoạt động cho các khu vực trọng yếu như: Trụ sở chính quyền, bệnh viện, trung tâm điều hành và các công trình phòng, chống thiên tai; thường xuyên cập nhật thông tin về bão và thông báo trên các phương tiện cho người dân biết, đặc biệt là các khu vực biển mà nguy cơ bão đổ bộ.

Các địa phương khu vực miền núi triển khai ngay các tổ, đội xung kích tại các thôn, bản kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, thông báo cho người dân để chủ động phòng tránh, đặc biệt lưu ý những khu vực vừa bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất (khu vực đồi Ông Tượng, Hòa Bình; Mường Lát, Thanh Hóa); tổ chức di dời dân cư vùng có nguy cơ cao; theo dõi các khu vực nguy cơ để sẵn sàng ứng phó kịp thời. Các địa phương đảm bảo thông tin liên lạc, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, sẵn sàng phương tiện để khắc phục giao thông khẩn cấp với các khu vực có nguy cơ bị chia cắt; tổ chức cắm biển cảnh báo, tuần tra, canh gác các khu vực ngầm tràn, đường bị ngập sâu, hầm lò, khu vực khai thác khoáng sản, các khu vực nguy cơ sạt lở, lũ quét và nghiêm cấm vớt củi khi có lũ; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất các hồ chứa đã đầy nước; kiểm soát chặt chẽ việc xả lũ của các hồ chứa thủy điện.

Từ đầu tháng 9 đến nay hồ Hòa Bình đã phải xả lũ lịch sử tới gần 16.000m3/s, do vậy các đơn vị chức năng cần triển khai cấp bách các giải pháp như: Liên tục cập nhật tình hình, tính toán phương án vận hành liên hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du. Các địa phương phải thông báo tới các tổ chức, cá nhân sinh sống và hoạt động kinh tế ven sông sẵn sàng sơ tán, di dời, nhất là khu vực thành phố Hòa Bình (phường Đồng Tiến).

"Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc của các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; hướng dẫn, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền, gia cố khu nuôi trồng thủy sản, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; tổ chức và bố trí điều kiện để các đoàn công tác của Chính phủ, các bộ, ngành, liên ngành trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với địa phương xử lý trong các tình huống cấp bách tại các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, các trọng điểm đê điều, hồ chứa thủy lợi"- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.     

Các đơn vị chức năng tổ chức tính toán phục vụ điều hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du, điều phối vật tư hộ đê, phòng, chống thiên tai theo đề xuất của các địa phương, chỉ đạo các tàu kiểm ngư sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.

Chú thích ảnh
Thiếu tướng Ngô Quý Đức Cục trưởng Cục Cứu hộ Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) phát biểu.  Ảnh: Vũ Sinh /TTXVN

Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chỉ đạo rà soát phương án, sẵn sàng bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu để thực hiện việc sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Bộ Công Thương chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện, hệ thống lưới điện; chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phù hợp để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo sẵn sàng biện pháp bảo đảm giao thông trên các tuyến giao thông chính; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố; xem xét việc dừng một số tuyến bay qua khu vực ảnh hưởng của bão; chỉ đạo, kiểm tra việc neo đậu các tàu vận tải lớn, tránh va đập, đứt neo.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, tăng cường các bản tin dự báo, cảnh báo, cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời truyền tải đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó; dự báo định lượng về mưa và dòng chảy cụ thể cho các khu vực lòng hồ Sơn La, Hòa Bình. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều hành ứng phó khẩn cấp trong và sau bão; chỉ đạo tăng cường hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ, lũ quét sạt lở đất trên các phương tiện thông tin từ Trung ương đến cơ sở. Bộ Ngoại giao có công hàm gửi Đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị giúp đỡ các ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão và đảm bảo an toàn.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ lên kế hoạch cụ thể phối hợp với chính quyền địa phương tổng rà soát các phương án cụ thể để chủ động xử lý trong các tình huống trước, trong và sau bão; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão và phổ biến các kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ để người dân, tổ chức chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại. Các địa phương thường xuyên cập nhật tình hình, đề xuất những vấn đề vượt quá khả năng của địa phương, báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho biết, tỉnh đang chỉ đạo các lực lượng chức năng theo dõi, có các giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch, tàu thuyền trên biển vào nơi tránh trú, neo đậu an toàn. Sau cuộc họp này, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tổ chức cuộc họp với các sở, ngành, các huyện, thành phố để triển khai các giải pháp ứng phó với bão. 

"Thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan sẵn sàng ứng phó với bão Mangkhut, các tuyến đê biển như: Đê Cát Hải, Tràng Cát, Đồ Sơn cũng đã được thành phố quan tâm, chủ động theo dõi. Lãnh đạo thành phố đề nghị các đơn vị chức năng đặc biệt là lực lượng vũ trang có sự  phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố để ứng phó với bão đạt hiệu quả"- ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ.

Chú thích ảnh
Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương Hoàng Đức Cường phát biểu.   Ảnh: Vũ Sinh /TTXVN

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay trên thế giới có 9 cơn bão đang hoạt động, trong đó cơn bão Mangkhut là mạnh nhất. Với cấp gió hiện tại, bão Mangkhut đạt cấp 5 (cấp lớn nhất trong thang bảng quốc tế), mạnh hơn cơn bão Harvy đã đổ bộ vào nước Mỹ năm 2017 (cấp 4).

Siêu bão MangKhut với cường độ cấp 17 đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Philippines và bắt đầu ảnh hưởng đến Ludong; dự báo sẽ đi vào Đông Bắc biển Đông trong sáng 15/9 với sức gió cấp 14-15, giật cấp 17; có khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta vào ngày 17/9. Vùng bị ảnh hưởng trực tiếp là khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (27 tỉnh, thành phố). Cường độ của bão rất mạnh (cấp 11-12, giật cấp 14) và gây mưa lớn cho Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bão gây sóng lớn cao 14m ở khu vực Bắc Biển Đông, cao 5 m ở quần đảo Hoàng Sa, giữa biển Đông; tổ hợp nước biển dâng và sóng ở khu vực ven bờ cao từ 4-5m./.

TTXVN

Trên thế giới đang có 9 cơn bão càn quét, siêu bão Mangkhut mạnh nhất

Trên thế giới đang có 9 cơn bão càn quét, siêu bão Mangkhut mạnh nhất

Hiện trên thế giới có 9 cơn bão đang hoạt động, trong đó cơn bão Mangkhut là mạnh nhất. Với cấp gió hiện tại, bão Mangkhut đạt cấp 5 cấp lớn nhất trong thang bảng quốc tế, mạnh hơn cơn bão Harvy đã đổ bộ vào nước Mỹ năm 2017.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm