cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Quá ngán ngẩm với công thức đặt tên của phim truyền hình Việt: Không dài dòng thì cũng sến sẩm

29/11/2022 18:47 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Tên gọi của không ít bộ phim truyền hình lên sóng khung giờ vàng khiến khán giả bối rối vì dài dòng, sến sẩm hoặc… tối nghĩa.

Nhan đề một bộ phim có thể coi là lời quảng cáo xúc tích, vừa thu hút sự chú ý của khán giả vừa tóm tắt nội dung chính của tác phẩm. Khán giả từng bị cuốn theo những bộ phim hấp dẫn, với cái tên giản dị nhưng vẫn đầy sức liên tưởng như Hương vị tình thân, Thương ngày nắng về, 11 tháng 5 ngày hay Lối về miền hoa... 

Tuy nhiên, thời gian qua, dường như công thức đặt tên cho những series chiếu giờ vàng đã có sự thay đổi. Tên gọi của không ít tác phẩm truyền hình lên sóng khung giờ vàng thời gian qua đã khiến khán giả phải chau mày vì rối rắm, tối nghĩa, thậm chí xa rời nội dung phim.

Quá ngán ngẩm với công thức đặt tên phim của phim truyền hình Việt: Không dài dòng thì cũng sến sẩm - Ảnh 1.

Tên phim "nghe đã thấy sợ": Đừng làm mẹ cáu

Cái tên mới nhất gia nhập nhóm những tác phẩm truyền hình chiếu giờ vàng có cái tên khiến khán không khỏi chưng hửng là Đừng làm mẹ cáu. Bộ phim với Quỳnh Kool trong vai chính sẵn sàng lên sóng từ 1/12.

Bộ phim được giới thiệu là kể về những cô gái trẻ chưa sẵn sàng làm mẹ: Một người dì thay chị gái quá cố nuôi con, một lại làm mẹ vì trót mang thai ngoài ý muốn. Cả hai người đều miễn cưỡng nhận trọng trách thiêng liêng, và từng chút, từng chút một học được sự nhẫn nại, cách yêu thương để nuôi nấng đứa trẻ mình đã đưa đến cuộc đời.

Quá ngán ngẩm với công thức đặt tên phim của phim truyền hình Việt: Không dài dòng thì cũng sến sẩm - Ảnh 2.

Quỳnh Kool lần đầu làm mẹ trên màn ảnh. Ảnh: VFC

Ý đồ tốt đẹp là vậy, nhưng cái tên được nhà sản xuất lựa chọn để bao quát nội dung bộ phim lại là Đừng làm mẹ cáu. Giữa muôn vàn khoảnh khắc hỉ, nộ, ái, ố trên hành trình làm mẹ, họ lựa chọn một khoảnh khắc mang tính bột phát cảm xúc nhất, ít đại diện cho vẻ đẹp của tình mẫu tử nhất để làm nhan đề cho bộ phim của mình.

Đừng làm mẹ cáu giống như một lời đe doạ, thốt lên khi kiên nhẫn của mẹ đã cạn mà con lại không nghe lời. Nó giống như sự trấn áp, đi kèm một hình phạt sẽ giáng xuống nếu đứa trẻ không nghe lời thay vì sự trò chuyện và thấu hiểu. "Đừng làm mẹ cáu" là một ý không đẹp dù có là câu nói trong đời sống hàng ngày hay nhan đề một bộ phim chiếu trên truyền hình.

Tên phim xa rời nội dung: Hành trình công lý

Chỉ vài ngày trước khi lên sóng, phiên bản làm lại tác phẩm The good wife của Việt Nam đột ngột bị đổi tên từ Người vợ tốt thành Hành trình công lý. Sự thay đổi này trên lý thuyết sẽ giúp khán giả nhận diện rõ nội dung phim - một tác phẩm thiên về đề tài pháp luật - hơn nhan đề gốc dễ gây liên tưởng đến các cốt truyện tâm lý xã hội.

Quá ngán ngẩm với công thức đặt tên phim của phim truyền hình Việt: Không dài dòng thì cũng sến sẩm - Ảnh 3.

Hành trình công lý đang sa đà vào chuyện mâu thuẫn vợ chồng. Ảnh: VFC

Cái tên Hành trình công lý quả thật đã mang đến cho tác phẩm với Hồng Diễm, Việt Anh ấn tượng ban đầu khác biệt so với phân lớn các phim giờ vàng trên sóng VTV3. Tuy nhiên, việc đổi tên để làm rõ ý cũng làm mất một nét nghĩa quan trọng trong nhan đề gốc. Cái tên The good wife hay Người vợ tốt một phần ám chỉ tâm lý phức tạp của nữ chính khi đối diện người chồng quá nhiều tâm cơ.

Việc đổi tên cũng khiến bộ phim vô tình khoác lên mình tấm áo quá rộng. Lấy tên Hành trình công lý, nhưng đã 23 tập phim trôi qua, nữ chính vẫn mắc kẹt trong vũng lầy hôn nhân với người chồng cũ, khẳng định sẽ mạnh mẽ sống vì các con nhưng vẫn ngày đêm bị vụ ngoại tình của chồng ám ảnh tới mức nghĩ chuyện tự sát. Nói cách khác, cuộc đấu tranh vì lẽ phải của nhân vật nữ chính đang bị lu mờ trước mâu thuẫn hôn nhân gia đình - vốn từ trước đến nay vẫn là "đặc sản" phim giờ vàng.

"Đu trend" nhưng tối nghĩa: Thông gia ngõ hẹp

Hãy tưởng tượng ta đang kể câu chuyện về hai gia đình sắp kết thành thông gia, nhưng tới ngày đôi bên gặp gỡ mới ngã ngửa người bố của mỗi gia đình lại từng nảy sinh mâu thuẫn với nhau tới mức thề không đội trời chung, và phải tìm cho kỳ được một tên gọi bao quát được cả hai vế của vấn đề. VFC đã làm một bộ phim truyền hình như thế và đặt cho nó cái tên Thông gia ngõ hẹp - chỉ khác một chữ với câu thành ngữ "oan gia ngõ hẹp" ai ai cũng biết.

Quá ngán ngẩm với công thức đặt tên phim của phim truyền hình Việt: Không dài dòng thì cũng sến sẩm - Ảnh 4.

Mâu thuẫn giữa hai ông bố trong Thông Gia Ngõ Hẹp đã đẩy mạch truyện xoay quanh chuyện tình yêu của đôi trẻ - vốn là trọng tâm - xuống hàng phụ. Ảnh: VFC

Nhan đề Thông gia ngõ hẹp có thể là nỗ lực để tạo ra cảm giác trẻ trung cho một tác phẩm mà kịch bản có quá nhiều gương mặt diễn viên đứng tuổi lấn át dàn sao trẻ. Tên phim gợi nhớ lối cố tình nói sai một chữ để gây cười kiểu "ca dao, tục ngữ Gen Z" phổ biến thời gian qua.

Cụm từ Thông gia ngõ hẹp có thể gây tò mò, ít nhiều bắt tai; nhưng giống với phần lớn những câu thành ngữ, tục ngữ chế khác, hoàn toàn mù mờ về nghĩa. Đọc tên phim Thông gia ngõ hẹp, khán giả có thể sẽ diễn giải theo nghĩa đen và hình dung trong đầu một câu chuyện hoàn toàn khác so với những gì thực sự xảy ra trên màn ảnh, với cụm từ "ngõ hẹp" hoàn toàn được hiểu theo nghĩa bóng.

Đã sến sẩm lại còn loằng ngoằng: Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ

Quan hệ tình cảm đổ vỡ chắc chắn để lại cho người trong cuộc những vết thương lòng khó lành, tới độ cụm từ "người cũ" thường được mặc định gắn với những tính từ mang cảm xúc tiêu cực. Nhưng điều này vẫn chưa thể giải thích hợp lý việc nhà làm phim nghĩ ra cái tên Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ.

Quá ngán ngẩm với công thức đặt tên phim của phim truyền hình Việt: Không dài dòng thì cũng sến sẩm - Ảnh 5.

Khán giả chóng mặt vì tên phim Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ. Ảnh: VFC

Nhan đề bộ phim có Việt Anh và Lã Thanh Huyền trong vai cặp vợ chồng phải đương đầu với những rắc rối từ cuộc hôn nhân đầu tiên của ông chồng chỉ có 7 ký tự nhưng lặp lại từ "cũ" đến ba lần. Tổ hợp từ này đã hoàn thành sứ mệnh dự báo chuỗi mâu thuẫn yêu, hận, tình, thù không hồi kết trên màn ảnh nhưng rối rắm về ý nghĩa. Nếu không xem phim, khán giả sẽ chẳng thể luận ra tại sao cả chồng cũ, vợ cũ rồi lại có cả người yêu cũ cùng xuất hiện.

Ngay sau khi phim lên sóng, nhiều khán giả đã để lại bình luận trên mạng xã hội, phàn nàn việc nhan đề bộ phim quá dài dòng, phức tạp và rắc rối tới mức "đau cả đầu". Thế nhưng, điều khán giả khi ấy vẫn chưa biết là cái tên Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ mới chỉ là phần ít rắc rối nhất của bộ phim nếu so với diễn biến của 40 tập phim sau đó. Xét trên khía cạnh này, cái tên Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ dường như lại tối ưu hơn cái tên gốc có phần chân phương là Về chung một nhà.

Tên phim chứa một bầu trời định kiến: Anh có phải đàn ông không

Anh có phải đàn ông không là bộ phim hiếm hoi lên sóng khung giờ vàng phim truyện của đài truyền hình quốc gia xoay quanh những vấn đề trong cuộc sống của đàn ông trưởng thành. Không thể phủ nhận Anh có phải đàn ông không là một nhan đề phim khá lạ, tạo cảm giác trẻ trung và gần với những nhan đề tiểu thuyết tình cảm được khán giả trẻ yêu thích. Tuy nhiên, cách đặt tên này lại cho thấy nhiều vấn đề nếu ta gác sang một bên yếu tố giật gân, bắt tai.

Quá ngán ngẩm với công thức đặt tên phim của phim truyền hình Việt: Không dài dòng thì cũng sến sẩm - Ảnh 6.

Tên phim Anh có phải đàn ông không gợi ý góc nhìn của tác phẩm là những người phụ nữ. Ảnh: VFC

Có thể thấy, Anh có phải đàn ông không là lời trách móc ẩn dưới hình thức một câu hỏi. Câu hỏi này do ai cất lên? Chắc chắn là những người vợ, bạn gái hoặc bất cứ phụ nữ nào từng một phen khổ sở, khốn đốn vì các anh chàng. Một bộ phim kể về tâm sự của những người đàn ông, khắc hoạ gánh nặng trách nhiệm, những mệt mỏi hoang mang - và tất nhiên là cả thói hư tật xấu của họ - nhưng lại được đại diện bằng cảm xúc của một người phụ nữ.

Cách đặt tên này đã vô tình khuôn bộ phim lẫn quan điểm của người xem theo một góc nhìn mang nhiều định kiến: Nam giới (mà trong bộ phim này là chồng và người tình) chỉ làm khổ phụ nữ, không xứng đáng với hai chữ "đàn ông". Tai hại hơn, lối "đánh phủ đầu" qua tên gọi này còn trái ngược với tinh thần mà tác phẩm muốn truyền tải.

Hoan Ca

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm