cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ra mắt hồi ký 'Phóng viên chiến trường' của nhà báo Trần Mai Hưởng: Trên những nẻo đường chiến tranh và hòa bình

05/12/2023 11:00 GMT+7 | Văn hoá

Chiều nay, ngày 5/12/2023, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, sẽ diễn ra buổi ra mắt cuốn hồi ký Phóng viên chiến trường- Trên những nẻo đường chiến tranh và hòa bình gần 500 trang của nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

Cuốn sách do Nhà xuất bản Thông tấn, Công ty Cổ phần sách Alpha (Alpha Books) và Công ty Truyền thông Sống phối hợp xuất bản. 

"Đưa tin trong lửa đạn"

Nghề báo là một nghề thực sự nguy hiểm, đặc biệt là đối với các phóng viên chiến trường - những người phải lăn lộn ở những nơi có tiếng súng, tiếng bom nhằm cung cấp cho độc giả những dòng tin, hình ảnh về những gì đang xảy ra ở vùng chiến sự ác liệt. Họ thực sự ở giữa lằn sinh tử trước mũi tên hòn đạn.

Chúng ta càng thấy rõ điều này trong hồi ký Phóng viên chiến trường của nhà báo Trần Mai Hưởng. Có thể nói, hình ảnh chia ly do chiến tranh đã xuất hiện ngay từ trang đầu tiên của cuốn sách, do tác giả phải đi sơ tán từ khi còn là một cậu bé 13 tuổi, phải sống xa gia đình. Tiếng còi báo động khi máy bay Mỹ đến cũng là ký ức khó quên gắn với tuổi thơ của tác giả.

Ra mắt hồi ký 'Phóng viên chiến trường' của nhà báo Trần Mai Hưởng: Trên những nẻo đường chiến tranh và hòa bình - Ảnh 1.

Bìa cuốn hồi ký “Phóng viên chiến trường”

Trong cuốn sách, chúng ta như bị cuốn vào những trải nghiệm của một phóng viên chiến trường trong việc kịp thời đưa tin, bài, ảnh đến với độc giả và hiểu được phần nào cảm giác của một phóng viên đứng giữa sự sống và cái chết:  "Đột nhiên, đất chuyển, rồi tôi thấy một loạt bom giăng ngay trước mặt, một khoảng chân không làm mình cảm thấy khó thở, rồi những đợt sóng trong không gian ập tới…". Bất chấp bom rơi, đạn vãi, pháo nổ, những hiểm nguy đến tính mạng luôn rình rập, người phóng viên vẫn có mặt ở những tuyến đầu để kịp thời đưa tin, bài và ảnh để bạn đọc nắm bắt được tình hình.

Giữa những hy sinh, gian khổ ấy, hình ảnh chiến đấu, chiến thắng của quân và dân ta được tác giả Trần Mai Hưởng khắc họa rõ nét trong từng chi tiết như giải phóng Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế… và đặc biệt là giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Tác giả nằm trong số những phóng viên có mặt ở tuyến đầu khi Quảng Trị vừa được giải phóng trong chiến dịch Tổng tiến công 1972, là người tận mắt chứng kiến, ghi chép lại những khoảnh khắc của cuộc trao trả tù binh giữa 2 bên và niềm vui vỡ òa khi những chiến sĩ bị tù đày gặp lại người thân tại Thạch Hãn, Quảng Trị sau khi Hiệp định Paris được ký kết đầu năm 1973.

Mùa Xuân 1975, tác giả là người có mặt ngay trong buổi sáng đầu tiên khi Thừa Thiên - Huế được giải phóng, kịp thời chuyển tải tin bài về không khí ngày hội của thành phố này. Tác giả cũng có mặt ở Đà Nẵng sau khi thành phố này được giải phóng để kịp thời đưa tin trong một hành trình đầy gian nan trên chiếc xe máy. Và điều đáng nhớ nhất là tác giả kịp thời có mặt tại Dinh Độc Lập để kịp thời ghi lại khoảnh khắc "Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975". Bức ảnh này sau đó được sử dụng rộng rãi và trở thành một biểu tượng quen thuộc của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - mà với tác giả "là một kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời làm báo" của mình. Không khí vui tươi, phấn khởi của người dân Sài Gòn khi thành phố được giải phóng hoàn toàn hiện lên thật sinh động, đa dạng dưới ngòi bút của tác giả.

Không chỉ tham gia đưa tin về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, tác giả, nhà báo Trần Mai Hưởng còn tham gia đưa tin về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, bảo vệ Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh đất nước. Ông là phóng viên trực tiếp có mặt tại Phnom Penh khi thành phố này được giải phóng để kịp thời có những tin, bài, ảnh về giải phóng thành phố này cũng như Svay Rieng, Prey Veng và nhiều hình ảnh khác về Campuchia. Rồi khi bộ đội Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ trên nước bạn, ông cũng là người tận mắt chứng kiến tình cảm tốt đẹp của người dân Campuchia dành cho bộ đội Việt Nam.

Sau này, tác giả còn có mặt ở Hà Giang và Cao Bằng trong cuộc chiến đấu chống quân bành trướng xâm lược.

Ông còn có dịp đặt chân đến đất Mỹ, tìm về "dấu mốc liên quan đến ký ức" của mình, đó là đài tưởng niệm về chiến tranh Việt Nam ở New York và Washington. Những ghi chép của ông về người gốc Việt ở Mỹ cũng hiện lên rất sống động và những người gốc Việt nơi đây vẫn luôn nhớ về và mong muốn quê hương, đất nước luôn phát triển giàu mạnh.     

Dưới ngòi bút sắc sảo, sống động và cũng không kém phần lãng mạn qua những bài thơ trong sách, cuốn hồi kýPhóng viên chiến trường cho thấy nhà báo Trần Mai Hưởng đã cùng đông đảo các đồng nghiệp thuộc thế hệ của mình đi qua những giai đoạn khó khăn ác liệt nhất của chiến tranh, trên khắp các chiến trường, thực hiện nhiệm vụ của những người "đưa tin trong lửa đạn".

Cuốn sách cũng cho thấy những chiêm nghiệm của tác giả về hành trình của một đời người qua những năm tháng khắc nghiệt của chiến tranh và hòa bình. Những bài thơ trong sách cũng là chất xúc tác giúp cho các trang viết thêm liền mạch. Có lẽ, những gì trải qua trong chiến tranh đã trở thành những kinh nghiệm quý báu để ông có thể vận dụng linh hoạt trong quá trình lãnh đạo cơ quan sau này trên cương vị Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

"Tôi hạnh phúc vì đã sống một cuộc sống như vậy và nếu có thể chọn lựa lại, tôi vẫn xin làm một người làm báo để ca ngợi những điều tốt đẹp về con người và cuộc sống trên đất nước thân yêu của mình"- nhà báo, nhà thơ Trần Mai Hưởng.

Qua nhiều thử thách trong chiến tranh và hòa bình

Nhà báo Trần Mai Hưởng sinh năm 1952 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương).

"Tôi viết lại những dòng hồi ức này khi đã ở tuổi ngoài 70. Cuộc đời hiện lên như một cuốn phim quay chậm qua những tháng năm, với nhiều  sự kiện, nhiều gương mặt và hoàn cảnh đã sống" - ông bày tỏ nhân dịp ra mắt cuốn sách - "Đã 55 năm kể từ khi tôi rời ghế nhà trường phổ thông vào học lớp phóng viên TTXVN khóa 8. Tôi đã dành trọn cuộc đời mình để theo nghề báo. Công việc đã giúp tôi có nhiều trải nghiệm, được trải qua nhiều thử thách trong chiến tranh và hòa bình, được chứng kiến nhiều sự kiện lớn trong lịch sử đất nước. Đối với tôi, đấy thực sự là một may mắn lớn".

Ra mắt hồi ký 'Phóng viên chiến trường' của nhà báo Trần Mai Hưởng: Trên những nẻo đường chiến tranh và hòa bình - Ảnh 3.

Nhà báo Trần Mai Hưởng tại Sân bay Pochentong - Campuchia trong cuộc chiến chống Polpot năm 1979

Nói về nghề làm báo, ông cho rằng, làm thông tấn, đặc biệt là phóng viên chiến trường, là một thử thách rất khắc nghiệt.

"Trong chiến tranh, để có mặt kịp thời, chứng kiến những sự kiện, người phóng viên thực sự là những chiến sĩ. Những nguy hiểm, hy sinh cận kề trong gang tấc. Đằng sau mỗi dòng tin, bức ảnh là tinh thần vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Có mặt kịp thời đã khó, tác nghiệp và đưa những sản phẩm về cơ quan, tòa soạn nhiều khi cũng đòi hỏi những hy sinh, cố gắng rất lớn lao" - ông khẳng định.

Theo ông, người phóng viên không chỉ đối mặt với kẻ thù, đạn bom mà còn phải vượt lên cả những suy tư, lo lắng của mỗi cá nhân trong lằn ranh sống chết để hoàn thành sứ mệnh của "những người chép sử bằng máu mình trong lửa đạn". Khói lửa chiến tranh đã hun đúc, rèn luyện nên bản lĩnh, tinh thần kiên định, vượt qua mọi thách thức khó khăn. Bằng công việc của mình, qua những bài báo, bức ảnh, những cuốn phim - với tư cách là những nhân chứng tin cậy - người phóng viên góp phần động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ, người dân trong sự nghiệp chung. Đấy là một vinh dự nghề nghiệp đáng tự hào!

"Tôi đã sống qua những năm tháng hào hùng và bi tráng. Tôi đã chứng kiến khoảnh khắc lịch sử và cả những hy sinh, khổ đau, mất mát vô cùng lớn lao của con người. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã ngã xuống trên chiến trường, với máy ảnh và vũ khí trong tay, những trang tin còn đang viết dở. Sự hy sinh đó là vô giá" - ông tâm niệm - "Là những người may mắn trở về, sự sống trong mỗi chúng tôi luôn trĩu nặng sự sống của cả bao người không còn có mặt. Vì thế, sống sao cho xứng đáng, sống cho cả mong ước của những người không trở về, luôn là một câu hỏi lớn cho mỗi con người hôm nay".

Nhà báo Trần Mai Hưởng còn là một nhà thơ với cái nhìn thấm đẫm thế sự và nhân văn. Xin chia sẻ lại bài thơ Phóng viên chiến trường của ông để khép lại những trang hồi ức này:

Tóc râu giờ bạc trắng rồi
Mà toàn nói chuyện một thời còn xanh
Mấy lần thần chết gọi anh
Còn duyên còn nợ chưa đành ra đi

Tim giờ tiếng bấc tiếng chì
Dăm ba ca mổ sá gì nữa đâu
Tay run chân chậm ngực đau
Vẫn cười phớ lớ gặp nhau là mừng

Trường Sơn mưa nắng đã từng
Đói quay đói quắt sốt rung đất trời
Bom rơi đạn nổ tơi bời
Vẫn mơ hình bóng một người xa xăm

Không nhớ hết những tháng năm
Thì ngồi tính đến từng lần xa nhau
Nào ai dám chắc gì đâu
Cũng may người ấy trước sau vẫn chờ

Thật mà cứ tưởng như mơ
Trời cho đoạn cuối bây giờ còn nhau
Quẳng đi hết những lo âu
Mỗi ngày nặng trĩu biết bao ân tình

Mỗi dòng tin một tấm hình
Nôn nao nhớ bạn bè mình thuở xưa
Ngàn xa khuất nẻo bến bờ
Dở dang mãi những ước mơ không thành

Tay run mình đỡ tháng năm
Nghe thời gian khẽ chảy ngang mặt người

Mong cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng

"Cuốn sách này không chỉ có những bước chân mà còn có cả vị mặn của mồ hôi và màu đỏ của máu; có những thao thức, chiêm nghiệm về hành trình của một đời người qua những năm tháng khắc nghiệt của chiến tranh và hòa bình. Với văn phong tưởng như chất phác mà rất giàu chất thơ, cuốn hồi ký không chỉ giá trị với bạn đọc cả nước nói chung mà còn rất giá trị với những người làm báo chúng ta nói riêng.

Với tư cách là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tôi mong rằng mỗi người làm báo chúng ta đều đọc Phóng viên chiến trường của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hưởng ít nhất 1 lần. Và tôi cũng mong rằng, cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng, để bạn bè 5 châu hiểu hơn về con người và Tổ quốc thân yêu của chúng ta" - nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Ngoài 20 tuổi, anh trở thành phóng viên chiến trường từng trải

"Tròn 16 tuổi, Trần Mai Hưởng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ 10 năm, anh vào học lớp phóng viên Khóa 8 của Việt Nam Thông tấn xã. 19 tuổi, đúng ra vẫn đang là phóng viên tập sự ở Phân xã Hà Tây, anh được điều thẳng vào tuyến lửa Quảng Bình - Vĩnh Linh - Quảng Trị và ở đó anh đã trải qua những năm tháng cực kỳ cam go, gian khổ, ác liệt. Ngoài 20 tuổi anh trở thành phóng viên chiến trường từng trải, có ý chí và quyết tâm theo nghề, luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ, được lãnh đạo tin tưởng bố trí trong tổ mũi nhọn đi theo các đoàn quân tiến vào giải phóng Huế, Đà Nẵng và lần lượt các tỉnh Nam Trung Bộ. Cơ duyên đó đưa đến việc anh có mặt tại Sài Gòn đúng lúc và chớp thời cơ chụp được bức ảnh xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 lịch sử, sau đó anh có nhiều bài viết kịp thời, thông tin nhanh nhạy, có sức lan tỏa, được đánh giá cao" - nhà báo, dịch giả Phạm Lợi.

Nguyễn Huy Minh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm