cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Săn bắn ở Bắc Âu

14/05/2009 18:07 GMT+7 | Một chuyến đi

(Bài dự thi) - Mùa xuân tới phương Bắc. Vạn vật sinh sôi, sống gấp giữa đôi mùa xuân - hạ. Hoa đơm nụ trước lá. Lá lớn cùng quả non. Con người nạp lại năng lượng. Kịp khi thu về, một chu kỳ sinh sôi của thiên nhiên cũng vừa chấm dứt. Đấy là lúc mùa săn bắt đầu ở Bắc Âu.

Cũng một mùa xuân như thế, tôi ngược miền Trung Thụy Điển, gia nhập tốp các tay săn kỳ cựu. Băng vừa tan trên các ao hồ. Đàn đàn vịt trời từ phương Nam vội vã trở về vùng Đầm lầy. Thời Viking, vua Đan Mạch trị vì Bắc Âu chưa vươn tới miền heo hút này. Ngày nay Đầm lầy là khu bảo tồn thiên nhiên của Thụy Điển.
 
Muông thú đẻ thì đã đẻ rồi, săn bắn cũng là cách con người tiếp tay cho tạo hóa "sàng lọc", loại bớt những muông thú già yếu. Nói như thế, chẳng qua là sự biện giải của các tay săn bắn hiện đại bảo vệ cái thú có từ thưở người Viking đến sinh cơ lập nghiệp ở vùng Bắc Âu này. Đến thời phong kiến, săn bắn chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu quý tộc. Sau này, cùng với quyền đầu phiếu phổ thông, người bình dân cũng được cấp phép đi săn.

Những năm qua, bao nhiêu lần, các nhà bảo vệ môi trường vận động hành lang Quốc hội mà không thông qua nổi đạo luật cấm săn bắn. Vì chính các ông nghị cũng mê săn bắn. Có săn bắn thì mới biết, sao người đời lại mê săn bắn đến thế. Đi săn, con người trở về giao hòa với thiên nhiên, quên hết ưu phiền. Cũng là dịp kết giao bè bạn, bàn chuyện làm ăn...

Đi săn là niềm đam mê của người Âu. Vua Thụy Điển là một nhà săn bắn lão luyện. Nhiều quốc khách, trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã được thết đãi món ăn nổi tiếng do Đầu bếp Hoàng gia chế biến từ vịt trời do chính Nhà Vua săn bắn được.

Trong nhóm đi săn hôm ấy, có hai người từ năm bảy tuổi đã cầm súng săn. Ông luật sư người Áo sở hữu 500 hécta rừng ở Đức, cuối tuần, vợ chồng con cái kéo qua biên giới săn thú nhỏ. Một thương gia trong nhóm là thành viên một câu lạc bộ săn bắn gần Stockholm, đóng lệ phí 1.500 đô la mỗi năm, có thể đi săn bất kỳ ngày nào trong mùa săn.
 
Ông trùm, em trai vị chủ nhân mời tôi đi săn, sinh ra ở miền Đầm lầy. Tình yêu giữ ông lại với rừng. Vợ làm việc thị trấn, chồng sống bằng nguồn lợi của rừng, tổ chức các dịch vụ săn bắn và quản lý rừng.

Nhưng săn bắn hay câu cá ở Bắc Âu đều có nơi có lúc, có luật lệ. Nhiều lần đàn hươu lạc rừng rượt nhau băng qua vườn của lâu đài Đại sứ quán nước ta tại Stockholm. Chúng là những vị khách bất khả xâm phạm. Săn bắn theo hội, theo phường. Người nước ngoài không có giấy phép săn bắn, phải được mời. Tôi là khách của ông phó chủ tịch một tập đoàn công nghiệp lớn của Thụy Điển.

Tốp săn len lỏi rừng già. Đài nguyên rêu phong ướt đẫm sương đêm. Tuyết mỏng lạo xạo dưới chân. Các tán thông lay động sợi tuyết lấp lánh cùng chùm hoa tuyết. Hồi đêm, bà Chúa Tuyết ghé thăm căn nhà gỗ giữa rừng. Gió thét gào cửa sổ. Dư âm của mùa đông phương Bắc vẫn dữ dằn và thất thường.

Khu rừng săn 5.000 hécta, giáp biển Baltic, có bảy điểm săn vịt trời. Khách săn được chia thành mấy tốp do các thợ săn địa phương hướng dẫn tới các vị trí tập kết đánh dấu trên bản đồ. Tiếng tù và vang lên, người săn tiến vào vị trí bắn, nạp đạn, dương nòng. Góc bắn không được thấp hơn 45 độ.

Trên mặt hồ, từng đàn vịt nhởn nhơ bơi lội hoặc bay là là mặt nước. Có lúc chỉ cách người săn mươi mét. Những con chó sốt sắng lao xuống nước. Đàn vịt bay loạn xạ lên trời. Súng nổ đì đoàng các hướng, gây hưng phấn. Ông trùm dùng bộ đàm điều khiển cuộc săn. Không bắn quá lâu ở một điểm.

Tại một hồ nhỏ gặp đàn vịt lớn bay đúng hướng của mình, tôi đã thực hiện được hai lần điểm xạ, cuối ngày mới biết mình lập được “thành tích”… Săn bắn vẫn thường may rủi.

Trong đời, tôi chưa từng săn bắn. Hồi sáng tôi đã vượt qua cuộc bắn tập, mục tiêu là các đĩa bay làm bằng đất nung. Nhưng thách thức nhất là lúc đứng trước hồ nước bao la, gió buốt ào ào. Khi tiếng tù và rúc lên, những phát đạn nổ đùng đoàng các hướng, các chú vịt trời lao vút vút, vừa kịp phát hiện, đã mất hút ở bìa rừng.

Khi xe chở đoàn săn bắn tới bờ biển Baltic, trời chạng vạng tối. Vịt biển Baltic to và tinh khôn. Tiếng tù và chốc chốc rúc lên. Các tay súng bắn những bóng vịt đen bay loáng trên nền trời xám. Tôi bắn hụt rồi.

Hôm sau, tôi theo người thợ săn già có con chó nhỏ tinh khôn lần theo dấu vết hươu nai giữa các rừng thông 3.000 hécta của con gái ông thợ săn. Những cánh rừng này được trồng lại sau những cuộc tàn phá tơi bời buổi đầu công nghiệp hóa Thụy Điển giữa thế kỷ 19, nay đã trăm năm tuổi. Thân thẳng tắp, gỗ cực tốt, xuất khẩu được giá cao. Loại ấy mà làm phòng xông hơi sauna thì không gỗ nào bằng.

Hươu nai di chuyển giữa các rừng đại ngàn trùng điệp từ Nam lên Bắc, tới tận vùng ba biên giới Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, sang cả đất Nga. Hằng năm chính phủ Thụy Điển cho phép săn bắn 200.000 - 300.000 hươu nai để giữ cân bằng sinh thái. Hươu nai thường ăn tàn phá hại các rừng thông non và cây trồng. Mỗi con nai sừng tấm Bắc Âu cho 120-300 cân thịt. Mỗi mùa săn cung cấp 20.000 tấn loại thịt đặc sản xuất khẩu.

Trưa đến, tốp săn quây quần bên bếp ăn đào sâu vào núi, dùng xa lát, súp đậu và các món nguội. Tối về, tấm thân phong trần xả hết mỏi mệt giữa hơi sauna nghi ngút. Tôi hướng dẫn người đầu bếp đến từ thị trấn rán lại món nem do vợ tôi chuẩn bị tại Stockolm, dùng cùng rượu Lúa Mới. Hương vị đồng lúa Việt Nam tỏa bên ánh nến ấm áp trong căn nhà gỗ sơn màu đỏ sẫm nằm giữa rừng già Bắc Âu.
 

Theo tục lệ xa xưa, kết thúc ngày săn bắn, các thú săn được bày trong sân trang trại, bên cạnh nến và những cành thông tươi. Mọi người trang nghiêm nghe ông trùm nói lời cảm tạ trời đất núi rừng ban cho sản vật. Ông biểu dương những người săn bắn, những người phụ săn và mời uống rượu mừng. Rồi ông chọn người để trao phần thưởng - một con vịt nhồi, lưng trắng, pha đen xanh biếc rất hiếm của biển Baltic.

Bất ngờ, tôi được trao phần thưởng này. Ông trùm cho biết, trung bình ba viên đạn hạ một con vịt, tôi là người duy nhất trong nhóm bằng phát đúp hạ hai con. Tôi cảm ơn ông trùm và các bạn săn về phần thưởng tình bạn mà những tay súng lão luyện dành cho tôi. Khi biết kết quả này, bà Marie Solender, nguyên Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, nhận xét rằng người Việt Nam ai cũng có tài bắn súng. Hồi tập quân sự ở trường đại học, có lần bắn đạn thật tôi đạt 29 điểm với 3 lần điểm xạ.

Một lần được theo dấu vết hươu nai và những đàn chim trời giữa rừng núi đại ngàn, tôi hiểu đất lành chim đậu, người và thiên nhiên giao hòa, rừng nuôi người và người nuôi rừng.

Và, giờ đây khi trở về quê nhà, tôi chạnh buồn khi nghĩ đến điều xa xỉ đó ở Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Trường

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm