cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sáng tạo nghệ thuật vẫn không ngừng trong đại dịch

08/02/2021 06:19 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Cả năm 2020, toàn thế giới phải gánh chịu thảm họa như… Thế chiến III (!) Đó là đại dịch Covid-19, và nó vẫn còn kéo dài đến năm 2021. Chỉ còn một điều an ủi là sự sáng tạo của các nghệ sĩ thì vẫn không ngừng trong đại dịch. Có khi nhờ những biện pháp giãn cách xã hội phòng ngừa dịch, họ lại có thời gian nhiều hơn dành cho những sáng tạo của mình. 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Càng khó khăn, sự sáng tạo càng dữ dội

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Càng khó khăn, sự sáng tạo càng dữ dội

Đời sống văn hóa nghệ thuật khi gặp trở lực hoặc khó khăn thì càng làm cho ý chí, khát khao và nguồn năng lượng được tỏa sáng. Có thể nói, hoàn cảnh đầy khó khăn nhưng sự sáng tạo của các nghệ sĩ càng dữ dội hơn bao giờ hết.

LTS: Một "năm Covid-19" đã qua với rất nhiều điều chưa từng thấy trong cuộc đời mỗi nghệ sĩ, nhưng lại là một năm đầy bứt phá, sáng tạo. Xin mượn tên chiến dịch "Nghệ thuật kiên cường" (ResiliArt) của UNSCO làm chủ đề cho loạt bài này.

1. Ở Việt Nam, gương sáng lớn chắc phải kể đến nữ tác giả Xuân Phượng  ở tuổi 92 ở TP.HCM. Do phải ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội, bà Xuân Phượng đã tập trung trí tuệ “tự dịch” cuốn hồi ký Áo dài mà bà đã viết từ nhiều năm trước và xuất bản ở Pháp rất “hot”. “Tự dịch” tức là viết lại hồi ký bằng tiếng Việt và bà đã tự chọn cho nó một cái tên rất hay, rất Việt Nam là Gánh gánh gồng gồng. 

Tác phẩm đã được viết xong, in xong và ra mắt độc giả vào cuối tháng 9/2020 khi lệnh giãn cách đã được dỡ bỏ từ lâu. Điều vinh dự hơn là nó đã được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020 trước khi Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra từ 23/11/2020. Nó báo hiệu một thời kỳ bừng thức dành cho văn hóa đọc. 

2. Do giãn cách xã hội, rồi hạn chế tụ tập đông người, nên nhiều sáng tạo của các tác giả chỉ được biết đến qua mạng, nhưng vì ở gần nhau và ngày nào cũng gặp nhau để sát cánh chống dịch bằng… vài ly cay cay, nên tôi luôn được mục kích những bức tranh tối giản của họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ bằng chất liệu bột màu giấy dó. Chỉ vẽ trong buổi sáng, là buổi trưa đã có thể vừa uống rượu vừa thưởng thức. Có cái hay là tranh thì hoàn toàn có thể được bán trên mạng như khi chưa có dịch. Bởi thế, đại dịch chỉ cho họa sĩ Lê Thiết Cương có thêm thời gian sáng tạo, bớt đi nhiều giao tiếp, giao dịch như lúc bình thường. 

Ngoài vẽ, Cương còn “ủ mưu” cho triển lãm Kinh gốm khi hết giãn cách. Vì đề tài tầm cỡ này, Cương đã phải nhọc lòng đọc bao nhiêu cuốn sách về Phật, về gốm, về các tác giả thơ được anh viết trên gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, gốm Hương Canh, gốm Thanh Hà (Hội An). 

Chú thích ảnh
Triển lãm "Kinh gốm" của hoạ sĩ Lê Thiết Cương

Do có thời gian nên cuốn sách Kinh gốm đã được ấn hành một cách mỹ mãn với những chữ của Lê Thiết Cương và với những bức ảnh cùng thiết kế mỹ thuật của con trai Cương là Lê Nguyên Nhật, nhà nhiếp ảnh kiêm mỹ thuật trẻ tu nghiệp tại Paris trở về. Một ấn phẩm tuyệt bích. Một đồng hành sáng tạo của hai cha con thật đáng nể. Tôi là nhà thơ nên “ăn theo” hai cha con được bài thơ Kinh gốm (đã được đăng trên báo Thể thao và Văn hóa ngày 1/10/2020).

Vì ngày nào cũng ngồi với Cương, bởi nhà tôi ở 60 Hàng Bông (Hà Nội) chỉ cách nhà Cương ở 39A Lý Quốc Sư chừng dăm phút đi bộ, tôi đi sang nhà Cương từng ngày và chứng kiến Hà Nội có sự vắng vẻ kéo dài nhất suốt 40 năm tôi ăn Tết ở Hà Nội (cũng là 40 năm thành lập gia đình). Chứng kiến ấy cũng cho tôi có thêm bài thơ Tết dài. 

Còn ngồi ở nhà Cương hàng ngày, tôi chỉ có một thực tế duy nhất là căn gác tầng 2 nhà Cương với bức tường kính nhìn ra khoảng không gian giữa nhà được trang trí tự nhiên bằng những cành dây cát đằng buông xuống những chùm hoa phớt tím “mưa cành cát đằng - xòe ra một tiếng - cong xanh”. Mồng 2 Tết thấy “Nắng xuân chiều - chiếu thẳng - như Cương”. Mồng 5 Tết thấy “Xuân đang tàn - vàng dần lên - buồng chuối”. Ngày 11/2/2020 thì nhận ra “Ghế trong nhà không phải ghế chính trường chỉ để mời khách - chỉ để không - trừ ghế viết”. Và nhận ra đại dịch “hơn cả vũ khí hạt nhân - khẩu trang thành hàng khủng - thế giới thành ninja”. Còn “Người Việt Nam - sống - trên dịch”. 

Nhờ “ủ mưu” Kinh gốm của Cương, tôi mới lần đầu về Phù Lãng. Vừa ngắm Cương viết kinh lên gốm, vừa uống không gian làng thành thử ra lại viết được bài thơ để tặng vợ chồng nhà điêu khắc tên Nhung - người có công duy trì ngọn lửa làng gốm Phù Lãng. Xin được trích một khổ:

những con giống xiêm y sặc sỡ
nghe sắc màu kể lể nỗi niềm
nghe câu kinh lầm rầm trong lửa
men da lươn tụng niệm Phật thiền

3. Ngỡ đại dịch đã được khống chế thì dịch lại bùng phát ở Đà Nẵng cuối tháng 7/2020. Nhờ không được đi ra nơi tụ tập đông người, nhạc sĩ Đình Thậm, em tôi, đã ở lì trong nhà nghe nhạc và viết ca khúc.

Chính khoảng lặng này lại cho Đình Thậm thăng hoa đến những giai điệu lạ lùng từ trước tới giờ chưa từng có. Giống như một cuộc rũ bỏ những cũ kỹ còn vương, còn đeo bám suốt nhiều năm qua. Một Đình Thậm mới mẻ song hành cùng cuộc chống dịch cam go để làm Đà Nẵng nhộn nhịp trở lại. 

Chú thích ảnh
Lê Thiết Cương vẽ tranh với cảm hứng từ những câu thơ Thiền (“Bồ tát thuyết pháp, ta nói thực” - thơ Tuệ Trung Thượng Sỹ)

Còn ông bạn thân thiết - nhà văn Thái Bá Lợi - thì lặng lẽ cùng cộng sự là nhà phê bình văn học Hồ Sĩ Bình cặm cụi từng ngày trong phòng kín để hoàn thành một kiệt tác xuất bản Toàn tập Nguyễn Văn Xuân gồm 7 tập sách gói ghém cả sự nghiệp sáng tạo của “Nhà Quảng Nam học” đầy tài năng và vui tính này. Nhờ vậy mà ngày 22/12/2020 – nhằm đúng ngày thành lập Quân đội Nhân Dân, bộ sách công phu, hoành tráng đã ra mắt bạn đọc. Hẳn cũng là ngày cựu binh Thái Bá Lợi âm thầm nhớ mình cũng đã qua 55 năm đời quân ngũ (1965-2020). Đây cũng là một chiến thắng lớn của sáng tạo không ngừng, lao động không ngừng trong công việc làm sách mà anh đã quen từ ngày làm ở NXB Đà Nẵng.

4. Tôi thực không ngờ rằng chính trong năm đầu bùng phát đại dịch này, tôi lại được lần đầu tiên đến với Đất Mũi - Cà Mau để nhìn “nắng chuyển dần biển Đông sang biển Tây” trong một hoàng hôn rưng rưng trên chòi ngóng sóng giữa biển. 

Xưa kia thời chiến tranh, Cà Mau trong tôi xa xăm quá, tôi chỉ gần Cà Mau qua bài hát Gửi Cà Mau của Lâm Quang Măng (sau này là nhạc sĩ Thanh Trúc nổi tiếng và đã mất nhiều năm trước) qua giọng hát trời cho của Quốc Hương ngang dọc một thời. Ở chòi ngóng sóng, trong xúc động, tôi đã tự ôm guitar hát Gửi Cà Mau để tưởng vọng về người nhạc sĩ đàn anh đầy quý mến, để hình dung ra chuyến vượt biển của thủy thủ Bông Văn Dĩa từ Cà Mau ra Hà Nội xin vũ khí chiến đấu, để rồi trở thành huyền thoại của “Đoàn tàu không số” ngày nào. Rồi cả những chuyến tàu tập kết bịn rịn chia tay những cặp vợ chồng, trong đó có vợ chồng nhạc sĩ Hoàng Việt ở nơi tận cùng đất nước dạt dào sóng biển này. Lại tưởng nhớ da diết về thày Xuân Diệu với câu thơ khắc tạc vào thời gian  “Tổ quốc ta như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau” khi nhìn thấy eo Đất Mũi lấn ra biển. 

Chú thích ảnh
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha bên Cột cờ Hà Nội tại Cà Mau. Ảnh: Trần Thắng

Trước năm 2019, ai đến đây cũng chưa được chứng kiến cột cờ Hà Nội sừng sững nơi Đất Mũi với lá cờ bay phần phật giữa cao xanh lồng lộng. Điều không thể ngờ nổi là đêm dừng chân ở Rạch Giá lại là ngày anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực bị hành quyết (27/10) hơn một thế kỷ rưỡi trước. Còn ngày trở về rời khỏi Đất Mũi lại là ngày Mạc Thiên Tích (con trai Mạc Cửu có công khai phá vùng đất Hà Tiên) tuẫn tiết để minh chứng lòng trung thành của mình. Có thể là người xưa trên cao xanh dẫn bước hành trình thì sao?

Tôi muốn ghi ôm cột mốc cuối của đường Hồ Chí Minh ở Đất Mũi với con số Km 2436. Chính con số này đã cho tôi một chủ đề, một giai điệu mở đầu cho ca khúc Chiều Đất Mũi mà tôi hoàn thành sau chuyến đi ngoạn mục của mình. Theo nhạc số thì 2436 chính là các nốt rề, pha, mì, lá nối nhau. Vậy nên câu mở đầu được hát theo giai điệu ấy: “Cà Mau chiều xuống” và tiếp tục là các giai điệu sau. 

Điều kỳ lạ cuối cùng, mặc dù không hề biết tôi vừa đi Đất Mũi về, Truyền hình Quốc Phòng lại mời tôi vào Đất Mũi để làm chương trình Tết Tân Sửu 2021 dịp đầu tháng Chạp  năm Canh Tý. Một duyên ngộ đẹp cho sáng tạo, làm bớt đi u sầu của một năm đầy thử thách vì Covid-19, đầy đau lòng lũ lụt sạt lở đất dọc miền Trung. Nhưng dù thế nào thì cũng phải ngẩng lên kiêu hãnh làm người. Dù thế nào thì mùa Xuân lại đến với cành non, chồi biếc. Hãy cứ sống, làm việc, sáng tạo và hy vọng.

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha
TT&VH Xuân Tân Sửu 2021

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm