cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nửa thế kỷ James Bond xuất hiện: 007 - siêu điệp viên trẻ mãi không già

04/11/2012 06:29 GMT+7 | Phim


(TT&VH Cuối tuần) - Gã siêu điệp viên James Bond của Cơ quan Tình báo Anh MI6, mang bí số 007, chính thức ra đời năm 1953, khi Ian Fleming cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Casino Royale (Sòng bạc hoàng gia). Nhưng đối với các fan điện ảnh, đến năm 1962, James Bond mới chính thức được khai sinh, khi lần đầu tiên chàng bước từ trang sách lên màn ảnh rộng.

Cách đây 50 năm, ở buổi ban đầu của kỷ nguyên máy bay thương mại, James Bond đi vào lịch sử điện ảnh để cho khán giả thấy cuộc đời này thật đáng giá và ly kỳ như thế nào. Nhưng việc tạo ra Bond trên màn bạc thì đầy chông gai, như cha đẻ của Bond, Ian Fleming đã chua chát nhận thấy, khi ông lần đầu tiên cố gắng đưa người hùng của mình lên màn ảnh.

Họ là ai? Hai nhà sản xuất nhỏ, một đạo diễn quèn, và một người đàn ông thô kệch nhưng chân chất, có tiềm năng trở thành ngôi sao… Họ đã đứng đằng sau bộ phim 007 đầu tiên, Dr.No, mở đầu một thương hiệu 5 tỷ USD như thế nào?

Bond từng lên truyền hình

Ian Fleming từ lâu đã nhận ra tiềm năng điện ảnh từ các cuốn sách của mình, nhưng ông không quan tâm lắm. Cuối thập niên 1950, 2 lần Fleming cộng tác với các đài truyền hình Mỹ để phát triển một bộ phim truyền hình nhiều tập, trước tiên là với Đài truyền hình NBC trong một bộ phim điệp viên lấy cảm hứng từ James Bond có tựa đề tạm thời là Commander Jamaica. Rồi sau đó với Đài CBS cho loạt phim chiếu mỗi tuần được dựa theo nhân vật James Bond. Cả hai bộ phim đều không tiến được tới giai đoạn làm một tập nào trọn vẹn theo tiểu thuyết.

Trước đó không lâu, năm 1954, CBS đã phát sóng một bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết James Bond đầu tiên của Fleming, Casino Royale, trong đó tên nhân vật này được Mỹ hóa thành “Jimmy Bond”, và bị phân vai nhầm cho nam diễn viên có khuôn mặt… phúng phính Barry Nelson.

Fleming sau đó bán bản quyền điện ảnh của cuốn James Bond đầu tiên Casino Royale cho nam diễn viên Gregory Ratoff, nhưng anh đột ngột qua đời trước khi tiến gần tới việc sản xuất bộ phim. Bản quyền này tách rời, không bị ràng buộc với bản quyền của các cuốn truyện James Bond khác, cuối cùng rơi vào tay đại diện của Ratoff là Charles Feldman, một người đầy tham vọng ở Hollywood, người mà sau này khi “Hội chứng cuồng James Bond” khởi phát cuối thập niên 1960, đã cho sản xuất phim Casino Royale - phiên bản hài châm biếm với diễn xuất của David Niven, Peter Sellers, và Woody Allen, năm 1967.

Dr.No, một trong những tác phẩm ăn khách nhất của Ian Fleming

Vất vả tìm đường lên màn ảnh

Năm 1959 Goldfinger, cuốn thứ bảy trong bộ tiểu thuyết James Bond của Ian Fleming, mới đổ bộ vào các nhà sách. Nhưng vẫn chưa có bộ phim James Bond nào xuất hiện trên giấy tờ. Ở London, một nhà sản xuất người Mỹ tên là Albert R.Broccoli, còn được gọi thân mật là Cubby, đang tiếc hùi hụi vì đã bỏ lỡ cơ hội làm việc với Fleming. Chả là năm trước đó (1958), Broccoli đã thu xếp một cuộc gặp với nhà văn người Anh và các đại diện, để bàn về việc mua tác quyền bộ truyện James Bond làm phim. Nhưng giờ chót Broccoli đành phải bỏ lỡ cuộc họp để quay về gấp, khi biết tin vợ ông vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Cuộc gặp gỡ vắng mặt Broccoli, chỉ còn mỗi Irving Allen - đối tác làm ăn của Broccoli - đứng ra thỏa thuận với tác giả Ian Fleming. Thật bất ngờ Allen nói thẳng với Fleming rằng, mình không hứng thú với James Bond như đồng nghiệp Broccoli. “Theo ý kiến của tôi”, Allen bảo với cha đẻ của James Bond, “bộ sách này thậm chí chưa đủ hay để làm… phim truyền hình!”. Fleming tím mặt, và thỏa thuận đổ bể!

Tháng 3/1961, tạp chí Life công bố, John F.Kennedy - lúc này vừa nhậm chức Tổng thống Mỹ - đã liệt kê cuốn tiểu thuyết James Bond thứ năm của Fleming, From Russia With Love, là một trong 10 cuốn sách ông thích đọc nhất. Cũng vào năm đó, Broccoli, chia tay với đối tác làm ăn Irving Allen - mà cuộc thương lượng bất thành với Fleming năm 1958 là một trong những tác nhân chính.

Chính vào lúc này, với 50.000USD, Ian Fleming chấp nhận cho Harry Saltzman đặt cọc trong vòng 6 tháng, trước khi quyết định thực hiện một hợp đồng làm phim từ bộ truyện James Bond (trừ cuốn đầu tiên Casino Royale). Saltzman là một người đàn ông đẫy đà, bệ vệ sinh năm 1915 trong gia đình nhập cư gốc Do Thái sống ở Quebec, Canada. Saltzman vất vả chen chân vào nền điện ảnh Mỹ, cuối cùng ông phải đánh liều tới Anh để tận dụng chính sách giảm thuế mà nước Anh dành cho các nhà làm phim.

James Bond giờ đã trở thành biểu tượng của nước Anh

Bộ đôi hoàn hảo

Nhưng vào khoảng giữa năm 1961, bản quyền James Bond suýt tuột khỏi tay Saltzman, khi đã trải qua 5 tháng trong thời hạn đặt cọc 6 tháng, mà ông vẫn chưa đào đâu ra tiền làm phim. Tình cờ, lúc ấy Broccoli khi đang làm việc với nhà biên kịch Wolf Mankowitz về dự án phim Arabian Nights (Đêm Ả-rập), đã tiết lộ khát vọng được làm phim dựa theo các cuốn truyện của Ian Fleming. Mankowitz biết Saltzman đã đặt cọc tác quyền làm phim James Bond, nên đồng ý giới thiệu Broccoli gặp Saltzman.

Broccoli muốn mua lại bản quyền từ Saltzman, nhưng Saltzman đủ khôn ngoan để từ chối và đòi duy trì bản quyền đó như là phần hùn của mình. Thực ra, Saltzman đã thảo một văn bản để Broccoli ký tên, xác nhận rằng “ông và tôi phải nhất trí rằng chúng ta sẽ chia đồng đều” tác quyền làm phim của tất cả các cuốn truyện James Bond (ngoại trừ Casino Royale).

Và lịch sử đã được viết vào tháng 6/1961, khi ra đời cái mà đạo diễn Guy Hamilton gọi là “một bộ đôi hoàn hảo”: Broccoli, nhã nhặn và nồng ấm, làm đối trọng của Saltzman bốc đồng và hay lý luận. Saltzman và Broccoli lập ra hai công ty: Danjaq (công ty mẹ giữ bản quyền và thương mại các bộ phim James Bond) và Eon Productions (công ty con chuyên sản xuất các bộ phim James Bond). Mối quan hệ đối tác nồng ấm giữa Broccoli và Saltzman kéo dài đến năm 1975 với 9 phim Bond, thì xảy ra các căng thẳng trong quá trình làm bộ phim The Man With The Golden Gun dẫn tới sự bất đồng gay gắt gây chia rẽ hai người, và Saltzman bán hết cổ phần của mình ở Công ty Danjaq cho United Artists.

Mãi đến thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, cuốn tiểu thuyết Casino Royale mới chính thức trở về với các nhà sản xuất đích thực của loạt phim James Bond - những người kế tục di sản của Albert R.Broccoli - kết quả là bộ phim Casino Royale ra đời năm 2006 do Daniel Craig thủ vai chính.

Dr.No

Ian Fleming từng đặt hy vọng rất cao về một kịch bản điện ảnh mà ông đã viết từ năm 1959 với tựa đề là James Bond, Secret Agent. Đó không phải là một kịch bản chuyển thể từ những tiểu thuyết của ông, mà là một câu chuyện mới về James Bond. Fleming viết kịch bản đó cùng với cộng sự của mình là Kevin McClory, một nhà biên kịch đầy triển vọng của Ireland.

Nhưng Hollywood không phải ngon ăn, khi lúc ấy tràn ngập trên các màn ảnh là những bộ phim nhạc kịch Musicals lộng lẫy, chẳng ai hơi đâu quan tâm đến những câu chuyện gián điệp. Đến khoảng đầu năm 1961, Fleming tuyệt vọng khi cả Hollywood - nơi mà ông mô tả với một người bạn là “một mớ hỗn độn không thể chịu được” và đầy “những lời hứa hão” - chẳng ai thèm ghé mắt đến kịch bản James Bond, Secret Agent của ông.

Dự án phim James Bond, Secret Agent chìm nghỉm trong trứng nước. Fleming không nản chí, dồn các ý tưởng của mình cho kịch bản bị hủy bỏ ấy vào cuốn tiểu thuyết James Bond kế tiếp, Thunderball. Nhưng trước khi cuốn truyện Thunderball ra lò năm 1961, McClory xem ấn bản trước khi in, và bực mình vì nó có nội dung giống với kịch bản James Bond, Secret Agent mà ông đã viết với Fleming. McClory đệ đơn kiện, và dù việc xuất bản cuốn truyện vẫn bình thường, nhưng vấn đề bản quyền làm phim Thunderball phải mất thêm 3 năm nữa mới được giải quyết.

Năm 1961, Broccoli tận dụng các mối quan hệ của mình để có được một cuộc gặp ở New York với Arthur Krim, lãnh đạo hãng United Artists. Krim đồng ý cấp kinh phí chỉ hơn 1 triệu USD cho một bộ phim James Bond, Cuối cùng một thỏa thuận được thực hiện.

Khi bắt đầu triển khai sản xuất, Broccoli và Saltzman háo hức bắt đầu với cuốn tiểu thuyết James Bond mới vừa xuất bản, Thunderball. Nhưng vụ kiện của Kevin McClory vẫn chưa ngã ngũ, họ quyết định chọn cuốn thứ sáu của Fleming, Dr.No (Tiến sĩ No), viết vào năm 1958, có bối cảnh đẹp như tranh ở Jamaica, và một nhân vật phản diện nham hiểm người Âu lai Á trên hòn đảo riêng của hắn ở Carribean tên là Crab Key. Tiến sĩ No âm mưu phá hoại các cuộc phóng tên lửa của Mỹ từ mũi Canaveral - thật trùng hợp khi cốt truyện này trùng hợp với cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba (1962), xảy ra đúng vào tháng mà Dr.No sau này được công chiếu đầu tiên tại Anh.

(còn nữa)

Bá Vũ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm