cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sepp Blatter: 'Hãy trao giải Nobel cho bóng đá'

25/03/2017 19:19 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Sepp Blatter đã tiếp tôi lần đầu tiên vào tháng Một, trong một căn phòng riêng ở khách sạn gần nhà ông ở Zürich, có mặt người viết tiểu sử ông là Thomas Renggli. Cuộc gặp gỡ đã thành hiện thực sau một thời gian trao đổi e-mail khá lâu và nhờ sự giúp đỡ của nhiều người làm trung gian.

Sau những gì xảy ra với ông hai năm trước đây đây, có thể dễ hiểu sự nghi ngại của ông, tất nhiên là trước đó gặp được nguyên Chủ tịch FIFA cũng không dễ dàng, người ta cho rằng ông còn quyền thế và có ảnh hưởng lớn hơn nhiều nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ. Báo Nemzeti Sport (Thể thao Dân tộc, nhật báo thể thao lớn nhất Hungary) có may mắn - và cả uy tín -, là trong số nhiều yêu cầu xin phỏng vấn; ông đã dành cho chúng tôi một ngoại lệ, và tôi đã có cơ hội ghi lại hàng loạt câu trả lời rất lý thú. Sau cuộc trò chuyện được bắt đầu ở Thụy Sĩ, chúng tôi đã chính xác hóa cả qua văn bản và qua điện thoại và bổ sung thêm, dưới đây độc giả có thể đọc toàn bộ bài phỏng vấn này.

Nemzeti Sport (NS): Ông để râu quai nón là có chủ ý, nó là một phần của hình ảnh mới?

Sepp Blatter (SB): Đúng. Những người sống quanh tôi thích bộ râu này.

NS: Hiện nay hằng ngày ông làm gì?

SB: Chẳng hạn tôi trả lời các câu hỏi của ông… Tôi đùa vui vậy thôi, tôi vẫn sống tích cực, tôi làm việc, không có phút rảnh rỗi nào. Tôi đi thuyết trình, tham dự các hội nghị ở các trường đại học, các tổ chức thể thao, năm ngoái tôi đã in một cuốn sách, tôi tổ chức công việc của Quỹ Sepp Blatter.

NS: Kết quả quan trọng nhất trong công việc làm Chủ tịch FIFA của ông là gì?

SB: Quan trọng nhất là ở tất cả mọi nơi, trong tất cả các quốc gia thành viên của FIFA, chúng tôi đã phát triển môn thể thao bóng đá. Các trụ sở mới, các trung tâm huấn luyện thuộc liên đoàn đã được xây dựng, chúng tôi tổ chức các khóa đào tạo, giảng dạy chuyên môn bóng đá, marketing, các kiến thức y học. Trong khuôn khổ chương trình “Football for Health” (Bóng đá vì sức khỏe), chúng tôi không chỉ giúp đỡ về chuyên môn y học cho bản thân môn bóng dá, mà cả cho các bộ y tế, các bộ giáo dục. Chương trình do Giáo sư Jirí Dvorák phụ trách, nhưng ban lãnh đạo mới của FIFA đã đình chỉ chương trình này. Tốt hơn hết chúng ta hãy nói về những điều FIFA có thể tự hào. Bóng đá là trường học của đời sống, nó xây dựng trên sự chú ý, sự tôn trọng và fair play. Tôi còn tự hào vì từ khi làm tổng thư ký, tôi đã cho phát triển bóng đá nữ trên quy mô lớn, khiến nó được ưa chuộng. Chúng tôi đã đưa WORLD CUP tới châu Á và châu Phi, nơi trước đó chưa từng tổ chức WORLD CUP. Và tôi cũng không phải hổ thẹn, khi đã thành công trong việc ổn định FIFA về kinh tế, biến nó từ một tổ chức thua lỗ trở thành giàu có, tôi đã trao lại cho những người kế nhiệm dự trữ một tỷ rưỡi đô-la.

NS: WORLD CUP nào khiến ông hài lòng nhất?

SB: Dĩ nhiên là WORLD CUP Nam Phi.

NS: Vì sao vậy?

Bởi vì không một ai, kể cả các thành viên trong ban lãnh đao FIFA, tin rằng châu Phi lại có thể tổ chức nổi một WORLD CUP. Và Nam Phi không chỉ tổ chức được, mà đã tổ chức một WORLD CUP cực kỳ tuyệt vời, họ đã chứng minh rằng, châu Phi không chỉ là một châu lục từng bị chiếm làm thuộc địa, mà là một châu lục tự chủ và kiêu hãnh.

NS: Việc ở Nam Phi, các tổ chức mafia cá cược đã thao túng một số trận đấu, có làm xấu đi bức tranh?

 SB: Điều đó đơn giản là không đúng sự thật!



NS: Ông nghĩ thế nào về WORLD CUP với 48 đội tham dự? Đó là vì lý do kinh tế? Theo ông thì phương thức tổ chức nào là lý tưởng?

SB: Mô hình của tôi là WORLD CUP với 32 đội, đã thành công một cách tốt đẹp kể từ 1998. Nếu số đội là 48, các bảng sẽ có ba đội, điều này không ổn. Bảng ba đội trái với tinh thần cuộc chơi, vì bao giờ cũng có một đội nghỉ khi hai đội kia thi đấu với nhau. Ở giải Tây Ban Nha, đến vòng hai các bảng đã có ba đội, nhưng chúng tôi đã từ bỏ hệ thống này ngay, vì nó không thành. Hai WORLD CUP tới đây sẽ vẫn chỉ tổ chức với 32 đội, chỉ từ WORLD  CUP 2026 mới có 48 đội tham gia.

NS: Trong hội nghị FIFA, với cách thức tổ chức mới, người ta muốn giành cảm tình của các nước nhỏ ngang quyền với các nước lớn, trong khi các nước châu Âu đã có lần định tách khỏi FIFA, và theo các chuyên gia thì không có gì bảo đảm trong tương lai FIFA không tan rã, hay tách làm hai. Nếu các quốc gia giàu từ bỏ nguyên lý đoàn kết, thường được gắn mác khôi hài là sự mua phiếu bầu, thì có thể thành tựu lớn nhất thời Blatter sẽ tiêu tan.   

SB: Nguy cơ này tồn tại không phải đối với các liên đoàn quốc gia, mà đúng hơn là đối với các CLB giàu có, họ muốn lập ra giải siêu vô địch riêng, độc lập với UEFA. Đúng là trận đấu này chưa ngã ngũ, nhưng đây không phải là vấn đề của tôi nữa…

NS: Năm 1983, với tư cách tổng thư ký FIFA, ông đã nói với NS, rằng bóng đá càng ngày càng phải hoạt động như một bộ phận của công nghiệp giải trí. Từ đó tới nay, hình như chúng ta đã quá mù ra mưa, bóng đá đã trở thành thương vụ, ngày càng xa người bình thường, và các giá trị truyền thống của thể thao. Xu hướng này sẽ dẫn tới đâu?

 SB: Tôi không nhất trí với nhận định trên. Ngày nay bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất trên thế giới, và là trò chơi trình độ cao nhất, qua truyền hình nó đã tới mọi nơi, dĩ nhiên điều đó có thể động chạm nhạy cảm tới bóng đá địa phương, nhưng chưa bao giờ bóng đá được ưa chuộng như hiện nay trên khắp thế giới. Và nó đơn giản không chỉ giải trí, bóng đá là niềm đam mê, là kịch. Dân chúng cần bánh mỳ và trò xiếc. Ngày nay bóng đá là trò xiếc.


NS: Kịch và niềm đam mê, như chúng ta vừa thấy qua trận Barcelona với Paris Saint-Germain?

SB: Đúng thế! Và bi kịch. Trận đó không cần tới đá phạt 11 mét luân lưu, nhưng có khi cầu thủ đá hỏng quả 11 mét là nhân vật bi kịch. Vì khi đá phạt luân lưu không phải mười một cầu thủ chọi mười một, mà là một chọi một. Đối với một trong hai, kết cục nhất định sẽ là bi kịch. Đối với khán giả, đó là một tấn kịch cực kỳ hồi hộp.

NS: Ông có tán đồng việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại hỗ trợ trọng tài? Liệu nó có loại trừ yếu tố con người rất quan yếu trong truyền thống cầm cân nẩy mực của trọng tài? Và liệu nó có đi ngược lại giá trị bóng đá truyền thống, theo đó các điều luật, từ trận chung kết WORLD CUP đến một trận đấu ở trường làng, đều giống nhau?  

SB: Chúng tôi đã đưa vào bóng đá và ứng dụng thành công nghệ đường biên ở khung thành, công nghệ này không xâm phạm quyền tự do quyết định của trọng tài, mà giúp trọng tài đưa ra quyết định đúng. Con người không thể thay thế được trong trường hợp, chẳng hạn, sau một tình huống, phải quyết định cho đá phạt đền hay không.

NS: Nhưng ở đây cũng có thể ứng dụng kỹ thuật, thậm chí trọng tài video đã được thử nghiệm: trọng tài hoặc hai ba chuyên gia xem lại tình huống, và sau đó đưa ra quyết định.

SB: Cái đó đang trong giai đoạn thử nghiệm. Và theo tôi nó vi phạm nguyên lý phổ biến  của bóng đá. Cần rất nhiều camera và công nghệ cao để làm việc đó.

NS: Công nghệ đường biên ở khung thành cũng vậy.

SB: Nguyên lý hai cái khác nhau. Trong trường hợp dùng công nghệ đường biên ở khung thành chỉ sử dụng kỹ thuật, không có sự can thiệp của con người.

NS: Cả FIFA và IFAB (Uỷ ban bóng đá quốc tế) đều đã từ chối việc ứng dụng kỹ thuật bổ trợ trong một thời gian dài.

SB: Đúng thế, đi tới chấp nhận là một chặng đường dài. Cá nhân tôi, sai lầm của trọng tài tại bàn thắng không được công nhận của Frank Lampard trong trận Anh-Đức tại giải WORLD CUP Nam Phi, đã bị thuyết phục: cần phải sử dụng công nghệ bổ trợ.

NS: Ông nghĩ sao về việc FIFA đã chia tay với Nhà xuất bản của France Football, và Quả bóng vàng trở về với tạp chí, việc này dễ gây ra kết quả là giải của FIFA sẽ không phải là giải thưởng bóng đá cao quý nhất thế giới?

SB: Đây là quyết định của tân Chủ tịch FIFA, tôi không muốn bình luận.

NS: Đa số các nhà lãnh đạo bóng đá quốc gia và các thành viên ban lãnh đạo FIFA đều là bạn ông, ông có quan hệ thân thiết, gần gũi với mọi người, họ đã đứng thành hàng dài để chúc mừng dịp ông tái đắc cử năm 2015. Họ đã cư xử thế nào sau khi ông bị “treo giò”? Tình bạn có còn không?

SB: Những người bạn đích thực, họ vẫn là bạn, nhưng họ là số ít, rất ít.

NS: Những người bạn gần gũi và người trong gia đình ông đã phải chịu đựng như thế nào trước chiến dịch tầm thế giới chống lại ông?

SB: Họ buồn. Con gái tôi còn khổ sở hơn tôi. Nó sống với gia đình riêng trong một làng nhỏ, nơi mà ý kiến xấu của mọi người có thể dễ làm tổn thương hơn. Hiện tại thì tình hình đã khá lên nhiều.

NS: Có thể nói FIFA đối với ông như thể một gia đình?

SB: Không, gia đình là gia đình, không gì khác có thể thay thế được. Nhưng đúng là, vì FIFA mà tôi không đủ thời gian dành cho gia đình, cho con gái, cho những người thân. Tôi đã dồn hết tâm sức, tập trung một trăm phần trăm nỗ lực cho công việc mà tôi tin tưởng.

NS: Ở FIFA, ông có quan hệ cá nhân gần gũi với tất cả mọi người: triết lý sống của ông là gì?

SB: Sự tin cậy và tình người. Điều mà Nelson Mandela đã nói, và nó đã trở thành tiêu ngữ của WORLD CUP 2010: “Chúng ta hãy chào mừng con người bằng bóng đá!”

NS: Đã từng có nhiều người, nhưng dưới thời Blatter, ai là Tổng thư ký FIFA tuyệt nhất?

SB: Sepp Blatter…

NS: Nghĩa là với một Tổng thư ký như ông trước đây thì công việc đã đơn giản hơn?

SB: Thôi được, tôi không thể tự khen mình, nhưng tôi có thể nói điều Joao Havelange (Chủ tịch FIFA từ 1974 đến 1998) đã nói, sau khi tôi ca ngợi sự nghiệp làm chủ tịch của ông ấy: Theo ông ấy, những thành quả của FIFA do ông lãnh đạo không thể tưởng tượng nổi nếu không có tôi làm Tổng thư ký. Ông ấy nói thế, chứ không phải tôi.




NS: Với tư cách chủ tịch FIFA, ông đã tới tất cả 209 quốc gia thành viên?

SB: Tôi chưa đến một nước mới ra nhập cách đây chưa lâu, đó là Nam Sudan, và tôi nghĩ cả một vài hòn đảo vùng Caribe, Cosovo và Gibraltar thì mới ra nhập sau thời gian tôi làm chủ tịch. Các nước khác tôi đều đã tới, hơn hai trăm quốc gia.

NS: Điều gì ông cảm thấy còn thiếu trong thời làm Chủ tịch FIFA?

SB: Tôi làm chủ tịch khá lâu, nay đã thôi. Tôi đã quyết định rút lui sau những sự kiện diễn ra ở Zürich ngày 27-5-2015, trước đại hội hai ngày. (Các nhà chức trách Mỹ và Thụy Sĩ đã bắt một loạt quan chức tới dự đại hội FIFA, chủ yếu là cách nhà lãnh đạo Trung và Bắc Mỹ)

NS: Ai hay những ai đứng sau cuộc tấn công và vụ “treo giò” ông?

SB: Tôi có thể nói, người Anh và Mỹ không biết ngẩng cao đầu chấp nhận thất bại. Người Mỹ muốn giành quyền tổ chức WORLD CUP 2018, người Anh muốn WORLD CUP 2022.

NS: Khi họ tấn công ông dữ dội, có vẻ như họ muốn đòi rút lại các quyết định về quyền tổ chức của Nga và Qatar. Đến nay thì không ai nhắc tới điều này nữa.

SB: Chỉ FIFA mới có thể thay đổi các quyết định này, nhưng ban lãnh đạo mới đã khẳng định lại các quyết định trước đây.

NS: Ông không hoàn toàn đồng ý với những quyết định đó, ít ra là với chiến thắng của Qatar. Trước đây ông đã nói trên Financial Times, rằng hai siêu cường, Nga và Mỹ sẽ nhận được, trong cùng một ngày, quyền đăng cai WORLD CUP 2018 và 2022.

SB: Đó là thương vụ lớn đối với các nhà tài trợ, các đối tác của FIFA và nó củng cố chiến dịch “Bắt tay vì hòa bình” của chúng tôi, nếu quyết định cho hai quốc gia lớn về địa chính trị tổ chức WORLD CUP.

NS: Điều gì đã phá vỡ sự mà cả này?

SB: Trong vụ WORLD CUP 2022 Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã can thiệp qua Michel Platini. Điều này đã thay đổi bốn lá phiếu.

NS: Trong cuộc bỏ phiếu lịch sử đó, Qatar đã thắng Mỹ với tỷ số 14 trên 8.

SB: Đúng, nếu bốn người bầu bỏ phiếu khác, thì Mỹ đã thắng 12 trên 10.

NS: Và có thể ngày nay Chủ tịch FIFA vẫn là Sepp Blatter.   

SB: Có thể. Năm 2010 thì trong mơ tôi cũng không thể nghĩ đến hậu quả của quyết định đó sẽ như vậy vào năm 2015.

NS: Mặc dù cuộc tấn công toàn diện của các nhà chức trách Mỹ và Thụy Sĩ, ông vẫn giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử, sau đó bốn ngày thì ông trả lại sự ủy thác. Tại sao?

SB: Vì áp lực khổng lồ, và vì để ổn định tinh thần chung.

NS: Sau đó Ủy ban Đạo đức đã “treo giò” ông, còn Tòa án Trọng tài thể thao (CAS) đã bác đơn kháng cáo của ông. Hiện ông đang trong thời gian bị cấm sáu năm. Ông có tội không?

SB: Tôi không có tội. Tất cả rồi sẽ rõ, muộn còn hơn không bao giờ. Tôi nhận phần trách nhiệm thuộc về mình, nhưng tôi không có tội. Đây chỉ là án treo, một vụ cấm mang tính chất thể thao, chứ không phải luật pháp hay tố tụng. Nếu ông đọc các tài liệu, ông có thể thấy, họ không xác định được bất kỳ vụ tham nhũng nào. Một phán xét thiếu sự điều tra kỹ cần thiết, nhưng không hề có sự tham nhũng. Hơn nữa họ đã đưa ra một quyết định chính trị. Một quyết định “chính trị thể thao”.

NS: Hay cũng không đơn giản là quyết định “chính trị thể thao”, mà là quyết định chính trị theo đúng nghĩa của nó?

SB: Đó là ý kiến của ông.

NS: Ông sẽ có mặt ở WORLD CUP tới chứ?

SB: Người ta đã mời tôi tới Nga, vâng, chắc tôi sẽ đi, nếu sức khỏe cho phép.

NS: Ông nghĩ thế nào về việc theo Tổng thống Vladimir Putin thì lẽ ra ông phải được nhận Giải Nobel hòa bình?

SB: Tôi biết ơn ông ấy, nếu ông ấy nghĩ như vậy, nhưng theo tôi, thì tốt hơn là phải trao Giải Nobel cho BÓNG ĐÁ, viết bằng chữ in, vì vai trò nổi bật của nó của nó trong việc kiến tạo hòa bình, đối thoại giữa các nước, trong cuộc đua lành mạnh.

NS: Quan hệ của ông với Michel Platini hiện nay thế nào? Trước đây ông từng nói đó là một tay khá, có thể là người kế thừa ông, nhưng ở UEFA, ông ta cũng bị nhiễm thứ virus đã tấn công FIFA…

SB: Chúng tôi gặp nhau ở Lausanne, trong phiên xử của Tòa án trọng tài Thể thao, cách đây ba tháng, ông ta là nhân chứng của tôi. Từ đó đến nay chúng tôi không nói chuyện với nhau.

NS: Trong quá trình điều tra, các cuộc tấn công và thẩm vấn, trải nghiệm đau đớn nhất hay sự sỉ nhục lớn nhất là gì?

SB: Đó là việc các nhà chức trách Thụy Sĩ cũng nhắm vào tôi. Điều này đối với tôi rất khổ tâm. Tôi là người yêu nước, cũng từng là người lính, người lính tốt, tôi từng là chỉ huy của ba ngàn năm trăm người trong quân đội, tôi đã phục vụ tổ quốc tôi, tổ quốc mà tôi không bao giờ làm nó phải hổ thẹn.

NS: Nếu được làm lại Chủ tịch FIFA, ông sẽ làm khác điều gì?

SB: Không có điều gì khác hết, có lẽ tôi sẽ thận trọng hơn với những người xung quanh, tôi sẽ không tin họ một cách vô điều kiện. Tôi đã làm việc theo khả năng cao nhất của mình. Và như tôi đã nói, câu chuyện này chưa kết thúc. Tất cả rồi sẽ rõ.

NS: Có đúng ông là người Công giáo mộ đạo. Đức tin có ý nghĩa thế nào đối với ông?

Tôi là người mộ đạo, tôi nhận được sự giáo dục nghiêm khắc của Công giáo, tôi tin ở Đức Chúa, và lương tâm tôi trong sáng. Chính vì thế, trước sau gì, sự thật sẽ chiến thắng.

Szöllősi György- Tổng biên tập nhật báo Nemzeti Sport
Giáp Văn Chung dịch

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm