cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

‘Sói già’ Lê Hùng: Thử thách mới với cuộc tình Chí Phèo, Thị Nở

02/01/2019 08:25 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - “Việc khai thác một câu chuyện cũ như ‘Chí Phèo’ của Nam Cao vừa là một thách thức lớn vừa một là một cái thú đặc biệt của người làm nghề,” nghệ sỹ nhân dân Lê Hùng chia sẻ về tác phẩm mới mà ông đang dàn dựng - vở kịch Thị Nở, Chí Phèo.

'Chí Phèo' Bùi Cường - khoảng lặng suy tư sau ánh hào quang

'Chí Phèo' Bùi Cường - khoảng lặng suy tư sau ánh hào quang

Khi tôi bước chân vào VFS, Anh đã là một người nổi tiếng. Nhưng cũng là lúc nghiệp diễn của anh dường như đang chững lại. “Anh Chí” của “Làng Vũ Đại ngày ấy” đang rực rỡ trong mắt người hâm mộ điện ảnh, rực rỡ trong mắt đồng nghiệp, mà không hiểu sao cứ phảng phất mội nỗi buồn trong mắt.

Vị đạo diễn được mệnh danh là “sói già” của sân khấu kịch phía Bắc bảo, đây thực sự là một cuộc chơi mới của ông: “Tôi rất hy vọng và đang cố gắng hết sức để khi xem, khán giả không bỏ về giữa chừng. Thay vào đó, họ sẽ hả hê đến tận phút cuối. Có như vậy thì vở diễn mới vừa chạm vào túi tiền vừa chạm được đến trái tim của công chúng. Như vậy mới là thành công!

Quay về với dân gian

* Việc lựa chọn dàn dựng vở diễn với kịch bản chuyển thể từ một tác phẩm văn học đã quá quen thuộc như “Chí Phèo” có phải vì thực tế sân khấu hiện nay quá ít kịch bản hay với những câu chuyện lôi cuốn không, thưa đạo diễn?

- Đúng là thực tế sân khấu hiện nay không có nhiều kịch bản hay. Số lượng kịch bản thú vị, xuất sắc lại càng hiếm. Tuy nhiên, đó không phải là lý do chính để chúng tôi quyết định đưa “Chí Phèo” lên sân khấu một lần nữa.

Việc làm mới và lôi kéo khán giả đến với những tác phẩm tưởng chừng như đã quá quen thuộc vẫn luôn là thử thách, trải nghiệm thú vị với giới trong nghề chúng tôi. Trên thế giới, có những vở kịch đã ra đời cách đây nhiều thế kỷ nhưng người ta vẫn không ngại dựng lại bởi nó chạm đến mẫu số chung của nhân loại. Việc vượt qua được những “cái bóng” trước đó hay không cũng là một trong những thước đo tầm vóc, tài năng và sức sáng tạo của nghệ sỹ.

Chú thích ảnh
Trong quá trình dàn dựng, đạo diễn thêm vào những chi tiết, tình huống mới mang màu sắc hiện đại để vở diễn dễ tiếp cận khán giả. (Ảnh: CTV)

Hơn nữa, câu chuyện mà nhà văn Nam Cao kể trong “Chí Phèo” đến nay vẫn không hề cũ. Nó có sự kết nối với nhiều vấn đề thời sự của thời điểm hiện nay, đặc biệt là những câu chuyện về sự suy đồi, băng hoại đạo đức.

Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị tước đoạt quyền làm người. Cuộc đời Chí quằn quại trong những tiếng chửi, những màn rạch mặt ăn vạ…

Đó là câu chuyện cách đây gần một thế kỷ nhưng khi đối chiếu lại, ta vẫn phải đặt ra câu hỏi rằng, thời thế đã khác nhưng tại sao trong xã hội ngày nay vẫn tồn tại không ít “Chí Phèo”: một đứa con “ăn vạ” người mẹ bằng cách đánh đập chính người đã sinh ra mình chỉ vì bà ấy làm xổng mất con chim trong lồng; anh em ruột thịt không ngại chửi bới, đâm chém lẫn nhau chỉ vì tranh chấp cái bờ rào…

Bởi vậy, theo tôi, yếu tố then chốt khi dàn dựng vở diễn với kịch bản chuyển thể từ một tác phẩm văn học kinh điển là phải nắm bắt được tư tưởng của tác phẩm, làm sống dậy tính thời sự; đồng điệu, đồng cảm với nguyên tác nhưng vẫn phải đảm bảo gần gũi với đời sống đương đại.

* Tôi còn nhớ, trước đây, ông đã từng dàn dựng một vở diễn khai thác câu chuyện này của nhà văn Nam Cao cho Đoàn kịch Thái Bình. Lần này, khi dựng lại “Chí Phèo” cho sân khấu Lệ Ngọc (Hà Nội), ông có sợ sẽ lặp lại chính mình không? [Sân khấu Lệ Ngọc là sân khấu xã hội hóa do nghệ sỹ nhân dân Lệ Ngọc sáng lập dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam và sự hỗ trợ của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam - PV]

- Nếu sợ thì tôi đã không làm. Với bản dựng trước, tôi mới đơn thuần dừng lại ở việc minh họa “Chí Phèo” trên sân khấu. Còn lần này, tôi sẽ tạo cho truyện ngắn của Nam Cao một đời sống mới với một chiếc áo mới.

Nói vậy không có nghĩa là tôi sẽ tạo ra một “Chí Phèo” khác hẳn với “Chí Phèo” của Nam Cao. Ngày nay, nếu không có sân khấu, khán giả cũng sẽ không cảm thấy bức bối, thiếu thốn bởi họ đã có điện ảnh, truyền hình và các loại hình giải trí khác phục vụ tận nơi. Bởi vậy, để kéo được họ ra khỏi nhà, đến rạp xem và ngồi lại đến phút cuối cùng thì cách làm bền vững nhất là chinh phục khán giả bằng nghệ thuật biểu diễn.

Tôi tin, nếu tác phẩm có chất lượng tốt thì khán giả sẽ không quay lưng. Sân khấu phải tự thay đổi trước tiên, tự làm mới chính mình thì mới hy vọng thu hút được người xem. Bằng chứng là, có những vở kịch khá nặng về tư tưởng, không hề dễ cảm (như “Cậu Vanya” - Anton Chekhov hay “Vòng phấn Kavkaz” - Bertolt Brecht…), khán giả vẫn kín rạp. Vì sao? Câu trả lời là, êkíp thực hiện đã làm rất tốt.

Chú thích ảnh
Nghệ sỹ Lệ Ngọc và Tiến Minh hóa thân thành Thị Nở, Chí Phèo. (Ảnh: CTV)

* Vậy điểm nhấn để bản dựng này khác với bản dựng trước là gì, thưa đạo diễn?

- Kịch vốn là loại hình nghệ thuật du nhập từ phương Tây vào Việt Nam. Lần này, tôi sẽ dựng kịch theo phong cách dân gian Việt Nam, khai thác các trò diễn, yếu tố và cách thể hiện của các loại hình sân khấu dân gian Việt Nam.

Ngoài ra, tôi sẽ không kể câu chuyện theo trật tự thời gian tuyến tính. Ngay từ khi mở màn, khán giả sẽ được hình dung và cảm nhận rõ về cách Chí Phèo được sinh ra, quá trình Chí Phèo đến với cuộc đời. Nếu như nhà văn Nam Cao kết thúc câu chuyện bằng chi tiết Thị Nở nhìn xuống bụng mình rồi nhìn về phía cái lò gạch cũ thì tôi sẽ để cả hai nhân vật (Chí Phèo, Thị Nở) xuất hiện ngay từ đầu, cùng đón nhận một đứa trẻ bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ trong tiếng khóc nấc nghẹn, nỗi ám ảnh và dự ám đau đớn, chua chát: “Chí ơi... Phèo rồi!”

Hướng ra thế giới

*Nguyên tác của Nam Cao có tên là “Chí Phèo.” Ở đây, vở kịch lại có nhan đề là “Thị Nở và Chí Phèo.” Thưa đạo diễn, lý do của sự thay đổi này là gì?

- Ban đầu, nhà viết kịch Lê Chí Trung có đặt nhan đề cho kịch bản này là “Tình và say.” Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi nhận thấy cái tên ấy chung chung quá. Sau đó, chúng tôi quyết định đổi lại thành “Thị Nở và Chí Phèo” với ý đồ nhấn vào vai trò của Thị Nở trong cuộc đời Chí Phèo, xoáy vào tính nhân văn, câu chuyện tình người trong mối quan hệ giữa hai nhân vật này.

* Khi xem các diễn viên tập trên sàn diễn, tôi thấy có phân cảnh một đoàn khách nước ngoài đến thăm quê hương của Nam Cao. Điều này khá lạ. Ông muốn gửi gắm thông điệp gì khi dàn dựng như vậy?

- Trong quá trình dàn dựng, tôi tôn trọng nguyên tác nhưng vẫn phải có những cách xử lý sân khấu riêng, thêm vào những chi tiết, tình huống mới mang màu sắc hiện đại để vở diễn dễ tiếp cận khán giả. Ví dụ như với việc xây dựng chi tiết Bá Kiến định đánh golf trên đầu đứa trẻ bị bỏ rơi ở lò gạch, tôi thổi vào câu chuyện xưa màu sắc hiện đại và cũng để từ đó làm bật ra thân phận “con sâu cái kiến” của những Chí Phèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước đây.

Khi dàn dựng phân cảnh một đoàn khách nước ngoài đến thăm quê hương của Nam Cao, được nghe giới thiệu về sự nghiệp và những đóng góp to lớn của ông cho tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, tôi có một ý đồ rất rõ ràng muốn nhắn gửi đến những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Khi khách quốc tế đến Việt Nam, nếu chúng ta chỉ giới thiệu với họ về các danh lam thắng cảnh, ẩm thực, lễ hội truyền thống… thì chưa đủ. Câu chuyện quảng bá văn hóa, văn học gắn liền với chân dung các danh nhân, các nhà văn hóa, giới văn nghệ sỹ… cần phải được lồng ghép chặt chẽ bên cạnh việc giới thiệu các địa danh.

Hơn nữa, dự kiến, vở diễn này sẽ tham gia Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế lần thứ tư (tổ chức tại Hà Nội vào năm 2019) và một số liên hoan sân khấu quốc tế khác nên chúng tôi muốn cài cắm, thậm chí là nhấn thật đậm những yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa Việt. Tôi muốn đến hiện đại từ truyền thống, quay về dân gian để tìm kiếm chất liệu cho những tác phẩm mang màu sắc Việt, mang đi giới thiệu với bạn bè trên thế giới.

Còn trước mắt, vở kịch “Thị Nở và Chí Phèo” dự kiến sẽ ra mắt khán giả Thủ đô vào tháng 1/2019 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

* Trân trọng cảm ơn nghệ sỹ nhân dân Lê Hùng!

Theo Vietnam+

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm