cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Sống chậm cùng Nguyễn Trương Quý (kỳ 5 & hết): Hà Nội hư ảo và hiện thực

31/07/2020 08:13 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu Khánh Ly thường hóa thân qua hình ảnh những người con gái chân trần đi về miền giáo đường trong chiều Chủ nhật buồn thì Tuyết Thanh khiến người ta nghĩ đến những cô gái trên đồng ruộng, công trường và nhà máy. Nhưng cũng như Hà Nội cũ của Khánh Ly đã đổi thay, những khu tập thể của Tuyết Thanh đang dần chỉ là kỷ niệm. Những phiên bản Hà Nội khác nhau đã lần lượt đi vào quá vãng.

Sống chậm cùng Nguyễn Trương Quý (kỳ 4): Sự thay thế của một 'gu Hà Nội'

Sống chậm cùng Nguyễn Trương Quý (kỳ 4): Sự thay thế của một 'gu Hà Nội'

“Sáng nay, lúc 6h tôi đã bị lạnh ngoài phố! Bầu trời trong và nhạt, thành phố vui vẻ thức dậy và hằng hà sa số cây cối náo động lên do tiếng ríu rít của ngàn vạn con chim; quấn trong một áo khoác dày, tôi nghĩ mình còn ở Paris… vào một buổi sáng đầy nắng”.

1. Nhân dịp Khánh Ly về nước hát sau gần 40 năm, trong chương trình bà có hát một vài bài tango. Đấy là mảng âm nhạc đặc sắc mà Khánh Ly rất đầu tư với cả 5-6 album loại nhạc khiêu vũ này, chưa kể các đĩa nhạc có những bài tango nổi bật đứng lẻ.

Khánh Ly lý giải nguồn cơn cho sự say mê nhạc tango của mình chính là từ những lần đấm chân cho mẹ khi người mẹ bị đau nhức: “Ngày nào tôi cũng đấm chân cho bà, và trong những lúc ấy bà hay cho chạy những đĩa nhạc tango. Mẹ tôi không hết nhức mỏi nhưng điệu nhạc tango đã chui vào đầu tôi, đến nỗi những lúc mỏi tay quá, tôi đấm cho bà theo nhịp điệu tango” (dẫn theo hồi ký Chuyện kể sau 40 năm).

Khánh Ly đã được một nhà nghiên cứu người Mỹ chọn là 1 trong 26 người hát tango hay nhất thế giới. Lựa chọn nào dĩ nhiên cũng là chủ quan, nhưng những bài tango nhạc ngoại lời Việt mà Khánh Ly hát rất riêng, không bị ảnh hưởng bản gốc.

Tango cũng là một trong những điệu nhạc thịnh hành trong trào lưu học khiêu vũ ở Hà Nội những năm 1930. Từ hồi ký của Khánh Ly, có thể thấy tango và các điệu nhạc nhảy đã xâm nhập sâu hơn trong các gia đình qua các tiện nghi giải trí như máy quay đĩa. Những năm 1930, máy hát đắt đỏ, thanh niên Hà Nội thường phải nghe ở các cửa hàng hoặc quán của người Pháp.

Và bài hát nhạc tango do nhạc sĩ Việt Nam viết cũng là một mảng ca khúc đặc sắc trong tân nhạc. Nói là tân nhạc vì từ sau những năm 1970, người ta họa hoằn mới sáng tác theo điệu nhạc này. Chùm nhạc tango nước ngoài mà Phạm Duy phổ lời đa phần là nhạc có xuất xứ những năm 1920. Nhạc sĩ Hoàng Trọng, người gốc Nam Định, có rất nhiều bài tango thành công, và chính Khánh Ly đã ghi âm một đĩa nhạc của ông. Giọng ca khàn khàn mê mị của Khánh Ly cũng là cặp bài trùng với sắc thái nhục cảm của tango trong những bài hát này.

Chú thích ảnh
Ca sĩ Khánh Ly

...Một mùa Xuân tươi đã qua

Hoa xưa vì đâu sớm phôi pha

Lạnh lùng một đêm gió mưa

Lìa cành hoa trôi rơi theo dòng nước

Mà giờ này đây luyến thương

Hoa chẳng còn in bóng trong gió sương

Trời buồn ngân lên tiếng than

Ngàn đời nhớ tiếc phấn hồng trầm lan.

(Cánh hoa xưa - Hoàng Trọng, 1952)

Những đĩa nhạc của Khánh Ly ít nói điều gì về Hà Nội, cho dù có lúc có bài hát về Hà Nội. Qua hồi ký về thời thơ ấu, người ta biết bà sinh ra và lớn lên ở 106 Hàng Bông, trải qua thời đi học ở trường dòng St. Marie (nay ở phố Hai Bà Trưng) mà chẳng học được gì vì quá cứng đầu. Sự kiện lớn nhất của thời thơ ấu là năm 9 tuổi đi thi một cuộc thi hát thiếu nhi ở hội chợ Hà Nội và về bị một trận đòn. Những trải nghiệm của một tuổi thơ không hạnh phúc đã ghi một dấu ấn sâu đậm trong suy nghĩ, tính cách và cả cách hát của Lệ Mai, tức ca sĩ Khánh Ly sau này.

Bên cạnh những bài ca của Trịnh Công Sơn hay các nhạc sĩ Sài Gòn, mảng ca khúc của các nhạc sĩ tân nhạc viết ở Hà Nội thời trước 1954 chính là một sở trường của Khánh Ly. Với một giọng hát như kể chuyện và phát âm tròn vành rõ chữ âm sắc Hà Nội, Khánh Ly đem lại một không khí Hà Nội không quá cổ xưa mà vẫn sống động như đang diễn ra, cho dù đó là một thời quá vãng.

Khánh Ly đã là người thể hiện rất trọn vẹn những ca khúc về Thu Hà Nội của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, những bài hát của Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Nguyễn Văn Khánh... Bài hát đầu tiên mà Khánh Ly được nghe từ người cha hát là của một nhạc sĩ Hà Nội - Chiều vàng của Nguyễn Văn Khánh, và như lời bà kể, cùng với Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong và Ngày trở về của Phạm Duy: “Chắc chắn bố tôi cũng không hề nghĩ rằng, những ca khúc buồn bã ấy sẽ ảnh hưởng thế nào trên cuộc đời của tôi”. Những bài hát có tâm trạng của người từng trải, nhưng đã thành tiết mục trình làng của một giọng ca thiếu nhi, cũng như những điệu tango não nùng đã thành thứ thuộc lòng của một cô bé Hà Nội. Cô bé Hà Nội rồi sẽ có một cuộc đời thăng trầm, ngẫu nhiên sinh ra cùng thời gian của nước Việt Nam hậu thuộc địa, định hình nên một giọng ca và đã có nhiều cô cậu bé sống trong vòng ảnh hưởng của mỹ cảm mà giọng ca ấy tạo ra.

Hà Nội trong không gian âm nhạc mà giọng hát Khánh Ly tạo ra là một miền lãng du, nhiều khi được xây bằng các ký ức mơ hồ hơn là những đường nét cụ thể. Nó tựa như một bức tranh biểu hiện, có hình ảnh đấy song không thể suy đoán chính xác hiện thực được phản ánh. Gửi người em gái miền Nam của Đoàn Chuẩn, Khánh Ly hát ở nhịp nhanh, không day dứt, đắm đuối như của tài tử Ngọc Bảo, hoặc mùi mẫn, lâm ly, mà phớt tỉnh, bàng bạc, như một thoáng “chạnh lòng tôi nhớ tới người em”. Đó cũng là một vùng trời xa xưa, nơi Khánh Ly hát không còn giống các ca sĩ lớp trước trong các đĩa nhựa như Ngọc Bảo hay Ái Liên. Khánh Ly đã trả lời khi về hát ở Hà Nội rằng, trí nhớ không đáng tin mấy, bà đã đi qua ngôi nhà cũ ở Sài Gòn hay Đà Lạt và không hề nhận ra, cũng như không còn nhớ gì cụ thể ở ngôi nhà phố Hàng Bông xưa. Nhưng bà còn nhớ món bánh mì patê gan cháy, xôi lúa, hay nhớ không khí lớp học với các bà xơ khắc nghiệt… Vì thế bà hát về một Hà Nội như một họa sĩ dựng lại theo cách nghĩ riêng, và đến giờ, Hà Nội của Khánh Ly đã được chấp nhận như một hiện thực. Cũng như Lệ Thu, một giọng ca di cư vào Nam từ khi còn nhỏ, hai ca sĩ nổi tiếng của tân nhạc Việt Nam có lẽ đã không ý thức từ đầu rằng chính họ đang bảo tồn một ký ức bằng cách làm mới.

2. Nếu Khánh Ly là một chứng nhân của một giai đoạn Hà Nội hư ảo và nhiều tính biểu tượng trong ký ức, thì Tuyết Thanh là một ca sĩ của Hà Nội hiện thực hoàn toàn. Cũng sinh ra vào đầu thập niên 1940, Tuyết Thanh xuất thân trong một gia đình công chức thuộc địa ở phố Đường Thành - gần Hàng Bông là phố cũ của Khánh Ly.

Con đường đến với âm nhạc của Tuyết Thanh cũng không dễ dàng. Năm 11 tuổi, đang là học sinh trường Trưng Vương, Tuyết Thanh tham gia đội hợp ca thiếu nhi. Người cha cũng không muốn cho con gái theo nghề hát. Sau khi Hà Nội được tiếp quản, Tuyết Thanh đi làm nhân viên đánh máy ở Phủ Thủ tướng, một công việc có vẻ được vừa lòng và còn là may mắn đối với một gia đình có thành phần công chức lưu dung.

Tuy nhiên, bản năng nghệ sĩ quá lớn đã khiến cô đi thi tuyển vào đoàn hát của Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Rồi cô trở thành ca sĩ chính của đoàn và giọng hát của Tuyết Thanh nổi tiếng với những bài hát nhạc đỏ một thời. Bài hát nổi bật nhất của cô chính là một bài hát về Hà Nội -Bài ca Hà Nội của Vũ Thanh - viết năm 1966.

Tương phản với cuộc sống khá phóng túng của Khánh Ly: Bỏ học từ sớm, lấy chồng từ năm 17 tuổi, “kết bạn với nhiều người giới giang hồ”, nay đây mai đó theo các phòng trà… thì Tuyết Thanh có một cuộc sống có vẻ ngăn nắp. Cô hát trong biên chế Đài phát thanh, hát những bài hát được các nhạc sĩ viết theo các chủ đề tuyên truyền, và bản thân cô sống trong một khu tập thể Hà Nội. Tuyết Thanh đã nói thời cao điểm nhất, cô thu âm tới 600 bài hát một năm. Cô đã trở thành giọng ca chủ lực của đoàn ca nhạc của Đài.

Với thành tích của mình, Tuyết Thanh đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, và được đi biểu diễn phục vụ các sự kiện ngoại giao ở châu Âu, điều không phải ca sĩ nào cũng có.

Hình ảnh người ta thường hay dựng lại về thời bao cấp khi làm triển lãm hay sân khấu thường là một dãy nhà tập thể 5 tầng nhìn ra một cột điện có gắn loa phát thanh. Cặp bài trùng này phản ánh mô hình quản lý tập trung của xã hội khi ấy: Không gian sống bình đẳng, đời sống tinh thần chung (tất nhiên trên lý thuyết). Những cột loa và những tháp nước cao hơn những tầng nhà tập thể, một đằng cung cấp thông tin tuyên truyền, những tiết mục văn nghệ của đài phát thanh, một đằng dĩ nhiên đủ áp lực để cấp nước cho một khu dân cư.

Nhưng những năm tháng ấy, người ta nghe thấy phần trong sáng, phần thôi thúc lòng người của những bài ca phát ra từ những chiếc loa. Đấy cũng là phần mà giọng ca như Tuyết Thanh đã làm được. Âm sắc thánh thiện và quãng giọng soprano cao vút của cô không có gì hợp hơn với những bài ca về những “em đi về đâu mà mắt em tươi sáng, em đi về đâu mà chân bước hiên ngang”.

3. Bây giờ, dấu ấn của thời bao cấp đang mất dần sự hiện diện trong hình hài đô thị Hà Nội. Những khu công nghiệp đã hết chức năng, chuyển thành các tòa nhà thương mại hay chung cư cao cấp. Các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự như nơi Tuyết Thanh ở cũng đang chờ ngày phá dỡ để xây lại toàn bộ.

“Này bạn hỡi, trên tầng cao hôm nay tự hỏi, thành thợ xây của Hà Nội

Từ tập thể Văn Chương, từ Ba Ðình, từ Trương Ðịnh, từ Mai Dịch, từ Mai Hương

Này bạn hỡi, trên tầng cao bao nhiêu tay thợ giỏi của ngành xây chúng ta Hà Nội

Những hội thi tài nhanh tay đặt gạch, khéo tay đưa dao

Ðứng trên giàn giáo, bạn hỡi ban mai nắng chào”.

(Cô thợ xây còn nhớ - Văn Chung, lời Ngọc Khuyến và Văn Chung).

Chú thích ảnh
NSƯT Tuyết Thanh 1975. Ảnh: Quang Phùng

Nếu Khánh Ly thường hóa thân qua hình ảnh những người con gái chân trần đi về miền giáo đường trong chiều Chủ nhật buồn thì Tuyết Thanh khiến người ta nghĩ đến những cô gái trên đồng ruộng, công trường và nhà máy. Công thức “cô gái chiến đấu và lao động công nghiệp” được các nhạc sĩ miền Bắc thời chiến khai thác khá dày như là một biểu tượng kép: Người phụ nữ 3 đảm đang, truyền thống mà hiện đại, hàm ý bình đẳng giới cũng như phản ánh tính chất phi giới tính của chiến tranh, vốn hút đàn ông ra tiền tuyến và người phụ nữ hậu phương phải đảm nhiệm vai trò của nam giới. Nếu nhạc vàng miền Nam thường dành vai mềm yếu chờ đợi “em mong anh về bao rộn ràng... hòa theo cung đàn có lời ca nhịp nhàng” thì nhạc đỏ miền Bắc, hình tượng người phụ nữ như thể bước ra từ những bức tranh cổ động rắn rỏi.

So sánh với Khánh Ly, đáng chú ý ở giọng ca này là có nhiều nét nam tính, phong trần. Những bài hát của Trịnh Công Sơn (mà Khánh Ly là người hát “chính thức”) thường viết ở ngôi thứ nhất - “tôi” - tức chính người đàn ông tác giả, và Khánh Ly thường hóa thân người kể chuyện này. Những bài ca Hà Nội mà Khánh Ly hát lại kể về những niềm bi ai sầu muộn: “Mưa ngùi thương nhòa trên dòng sông Hồng Hà”, “Hà Nội ơi, biết người còn có trông mong, hướng về ai nữa hay không…”. Trong khi đó Tuyết Thanh hát những bài ca có sắc thái của ngôi nữ rõ ràng, và thường nhấn mạnh vào vai trò giới trong cuộc chiến, nhưng đanh thép như một phát ngôn viên: “Giờ Hà Nội đã đứng lên, người Hà Nội đánh đến cùng”.

4. Trong đêm diễn ở Hà Nội sau 60 năm xa cách, Khánh Ly đã nói “có thể hát đêm nay rồi chết” khi được sự ủng hộ nhiệt liệt của khán giả cố hương. Từ đấy đến giờ, bà đã có 3 buổi diễn ở Hà Nội, và dần có những bài hát Hà Nội đương đại hơn của Trịnh Công Sơn, Phú Quang… Có nhiều lý do nhưng cũng tình cờ để Hà Nội lại là nơi trở về trong âm nhạc của Khánh Ly.

Còn Tuyết Thanh, trong một đêm diễn giao lưu chủ đề cho cuốn sách Còn ai hát về Hà Nội của tôi (tức của Nguyễn Trương Quý - tác giả bài viết), cô đã hát một bài hát của Văn Ký - Trời Hà Nội xanh. Đã 20 năm kể từ khi về hưu, cô mới hát lại trước công chúng. Cô đã rất lo lắng khi quá lâu không hát, nhưng như những gì tôi và bạn bè hôm ấy đã thấy, cô đã dựng lại trung thực một không gian của thời cô sống, bằng giọng hát cất lên là “reo vui tiếng hát xây đời”.

Ở khoảng cách gần gũi hơn mà chúng tôi thấy được, Tuyết Thanh là một người hát cảm xúc và tinh tế, với phong cách lịch lãm của một “cô Bắc Kỳ nho nhỏ”. Có một Hà Nội bình yên sau chiến tranh qua giọng ca ấy, không chỉ toàn ùng oàng súng đạn: “Hồ Gươm hôm nay chiều về Thu, làn nước xanh xanh lặng lờ trôi…”.

Nhưng cũng như Hà Nội cũ của Khánh Ly đã đổi thay, những khu tập thể của Tuyết Thanh đang dần chỉ là kỷ niệm. Những phiên bản Hà Nội khác nhau đã lần lượt đi vào quá vãng.

Nguyễn Trương Quý

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm