cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

"Tạo sáng" Đông Sơn (kỳ 5): Cận cảnh một cây đèn Đông Sơn quý tộc và thần linh

22/08/2024 06:44 GMT+7 | Văn hoá

Tôi muốn dành một số kỳ "rì rầm" tập trung đặc tả một số cây đèn Đông Sơn độc đáo nhất. Như đã đề cập ở những bài trước, tôi không tin rằng những cây đèn đồng rất đa dạng thời Đông Sơn là sản phẩm "hàng chợ", sản xuất ra hàng loạt để bán. Mỗi chiếc đèn Đông Sơn đều mang dấu ấn cá nhân, của thợ cả tạo riêng cho chủ nhân cây đèn.

1. Trong xã hội tiền sử, "lõi" của các loại cộng đồng dân cư là đống lửa giữa hang (của những người săn bắt hái lượm) hay giữa những sân chung (của những xã hội nông nghiệp sớm), đến nỗi khi hình thành các đơn vị xã hội cơ sở như gia đình, nhiều vùng đã dùng từ "bếp" làm đơn vị cơ sở. Nhưng đến thời Đông Sơn, khi xã hội trồng lúa đồng bằng quảng canh tiền sử muộn đang chuyển mình bước vào xã hội có nhà nước, các cây đèn đồng Đông Sơn trở thành "lõi" của những gia đình quyền quý, thượng lưu hay các trung tâm tín ngưỡng, tâm linh.

Chính với ý nghĩa quan trọng đó mà đèn đồng Đông Sơn bên cạnh chức năng tạo sáng bình thường còn ẩn chứa trong mỗi cây đèn nhiều thông tin có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và tư duy tín ngưỡng, tâm linh.

"Tạo sáng" Đông Sơn (kỳ 5): Cận cảnh một cây đèn Đông Sơn quý tộc và thần linh - Ảnh 1.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng "đến thăm" một gia đình quý tộc Đông Sơn. Ông vừa nhận được chiếc đèn đồng đặt làm từ nửa năm nay trong xưởng một thợ cả Đông Sơn nổi tiếng vùng Dâu Keo.

Từ khoảng 300 năm trước Công nguyên, vùng đất này với khởi đầu từ hai làng Đại Trạch (Đình Tổ) và Dương Xá (Sủi) đã từ những làng lúa bình thường bên sông Dâu vươn lên thành một trung tâm tụ cư Đông Sơn rất phát triển và phồn thịnh nhờ trồng lúa, đúc đồng, thương mại.

Có lẽ từ nguyên nhân tụ cư và kinh tế phát triển như vậy mà nhiều thành trì trị sở cai quản xã hội đã được xây dựng tại đây, như Luy Lâu, Long Biên. Vùng đất này cũng từ khi đó là trung tâm tụ hội của các thủ lĩnh địa phương chọn họ Lý làm họ chính của mình.

Rất nhiều sản phẩm cao cấp đương thời như gương, âu, chậu, thố đồng, đồ gốm xương đất lọc kỹ, nung tới độ bán sành, phủ men mỏng đều gắn với tên những chủ lò mang họ Lý vùng Tây Vu. Một đồ đồng Giao Chỉ phát hiện ở Quảng Đông (Trung Quốc hiện nay) ghi rõ được Lý Văn Sơn người Tây Vu tạo đúc. Đương thời, tên tuổi các chủ lò rất được tôn vinh. Tại nước Sở thời Chiến quốc đã từng có chủ xưởng đúc đồng được vinh danh tới chức Tể tướng và tên ông được khắc trên mọi sản phẩm của gia tộc và hoàng tộc.

Người chủ xưởng được đặt hàng chiếc đèn đồng hôm nay tôi nói đến cũng hẳn là một chủ xưởng có vai vế lớn trong xã hội đương thời. Chúng ta hãy xem ông và chủ nhân chiếc đèn đã đạt được sự nhất trí thế nào để tạo ra một sản phẩm tạo sáng Đông Sơn duy nhất, khó có thể tìm thấy chiếc thứ hai.

"Hôm nay, chúng ta hãy cùng "đến thăm" một gia đình quý tộc Đông Sơn, ông vừa nhận được chiếc đèn đồng đặt làm từ nửa năm nay trong xưởng một thợ cả Đông Sơn nổi tiếng vùng Dâu Keo" - TS Nguyễn Việt.

2. Cây đèn mà tôi dẫn các bạn đến thăm hôm nay thuộc loại đĩa đèn đơn. Phần thân đèn, từ chân đến chỏm đặt đĩa đèn cao khoảng 80cm, gồm 3 phần tách rời có thể dễ dàng lồng cắm vào nhau.

* Phần chân đế có hình khối rộng nhất ở phần đáy tiếp đất là 14cm, tạo hình nhìn lướt qua như một khối núi mà trên đỉnh có một thần nhân ngự tọa.

Nhưng khi nhìn kỹ vào "khối' chân đế đó mới thấy tư duy lạ kỳ của chủ nhân và người thợ cả: Vành chân đế hình tròn, cao khoảng 2,5cm mô tả bằng hình khắc tay chìm cảnh chim, rồng đang vờn đuổi nhau trên sóng nước. Bên trên vành đế đó là một khối núi tựa như cảnh Ba Vì, Tam Đảo. Mỗi đỉnh là đầu một loài thú đang há miệng, có hai hàm răng phẳng không nanh, cùng với vành miệng mềm khiến dễ liên tưởng đến đầu ba con rùa lớn. Nhưng thân ba con thú này lại có vảy như vảy cá, vậy liệu có thể cho chúng là những con cá thần hay không?

Việc nhận chân ra ba con thú này rất quan trọng, bởi nó đóng vai như chúa tể ở khối nền như trái đất này. Bởi vì dưới chúng, án ngữ ba mặt là ba con hổ ngồi dạng chân trấn giữ trong khe lõm và các đôi công vờn ở ba góc nổi. Tất cả xoắn quấn vào nhau, tạo ra một bệ đỡ cho vị thần ánh sáng tọa ngự trên đỉnh.

"Tạo sáng" Đông Sơn (kỳ 5): Cận cảnh một cây đèn Đông Sơn quý tộc và thần linh - Ảnh 3.

Phần đế đèn, cũng là trung tâm thế giới quan tâm linh về nơi con người sinh sống. Hình trên thể hiện trục chính của cây đèn với thần đèn tọa ngự trên núi 3 đỉnh được tạo lên bằng 3 linh thú há miệng ngửa mặt lên trời. Bên dưới là hình 3 con hổ chống hai chân trước án ngữ cùng những đôi công ở phần đế nổi còn lại. Phần vành đế hình tròn là thế giới sông nước với chim mỏ dài và giao long vờn đuổi nhau.

* Vị thần ánh sáng tọa ngự trên đỉnh là một nam thần, cởi trần đóng khố đang trong tư thế ngồi. Chân phải gác lên, tay phải cũng đang giơ lên như đang bấm độn hay chỉ bảo điều gì đó. Chân trái quỳ gấp lại, tay trái để trên gối chân trái. Trên đầu đội đai đầu như vương miện có ba núm gắn đá quý. Tóc xõa buộc chảy phía sau dài đến tận mông. Cả phần chân đế tới đỉnh đầu thần đèn cao khoảng 21cm.

Đỉnh đầu thần đèn là một hố rỗng, nơi có thể cắm ngập 5cm phần chân đoạn đèn thứ hai tạo hình xoắn như cơn lốc lửa từ đầu thần đèn cuộn lên. Đó là phần đuôi của ba con rồng, cuốn xoắn vào nhau tạo thành phần chân cột đỡ giữa, cao khoảng 30cm rất điệu nghệ. Đỉnh trên cột đỡ đó là đầu ba con rồng điêu khắc rất tinh xảo, chia đều tạo ra phần bệ đỡ cho đoạn chân đèn trên cùng.

* Phần thân đỡ đèn trên cùng cũng là một đoạn cột đồng hai đầu có chốt để cắm vào hốc đỡ, nơi miệng ba con rồng chờ chắn phía dưới và đỡ lỗ đĩa đèn ở đầu bên trên.

Nghệ nhân đã trình bày một tác phẩm tạo hình rất xuất thần. Đó là thân hình đúc nổi một con rồng với đuôi cùng với thân và đầu rồng chạy suốt đoạn cột chừng 30cm. Thân rồng mỏng lượn rất sống động, bốn chân bám nhẹ vào thân cột, đẩy đầu rồng vươn lên phần chân đĩa đèn.

3. Trong cuộc đời tiếp xúc với hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật Đông Sơn, tôi chưa bắt gặp một sáng tạo nghệ thuật ứng dụng Đông Sơn nào đạt độ tư duy lẫn tay nghề cao siêu và độc đáo như vậy. Tư duy tín ngưỡng Đông Sơn thời Giao Chỉ xuyên suốt trong tác phẩm cây đèn này được lột tả từ trái đất thần bí, nơi con người đang sống với những linh thú tạo nền để nâng cao vị thần ánh sáng của mình - người có thể dùng trí tuệ tỏa sáng, đẩy ra từ đầu mình ba con rồng bay lên để chúng kết tinh lại thành một con rồng chúa tể vươn tới mặt trời lấy ánh sáng về cho chúng sinh.

"Tạo sáng" Đông Sơn (kỳ 5): Cận cảnh một cây đèn Đông Sơn quý tộc và thần linh - Ảnh 5.

Hai hình trên đặc tả phía trước và phía sau lưng thần đèn

Đáng tiếc, phần đĩa đèn trên cùng đã bị hư hại quá nặng, không còn để lại cho chúng ta chút thông tin nào mà chủ nhân và thợ cả đã gửi gắm.

Hình tượng rồng đỡ thần đèn còn lặp lại ở một số cây đèn Đông Sơn - Giao Chỉ đẹp khác với cách thể hiện cũng rất độc lập và điêu luyện. Tôi hy vọng sẽ được dẫn các bạn đến với những "lõi" không gian ánh sáng của các nhà quyền quý Đông Sơn để cùng tận hưởng nghệ thuật tạo sáng linh diệu từ 2.000 năm trước trong dịp mùa trăng rằm Trung Thu đẹp nhất của năm Rồng này!    

TS Nguyễn Việt

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm