cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam khác người Tàu

07/06/2019 19:14 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Hàng năm, cứ đến mồng 5 tháng 5 Âm lịch, dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Về nguồn gốc của Tết Đoan ngọ, đến nay nhiều người vẫn cho rằng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, căn cứ vào một số công trình nghiên cứu văn hóa cho thấy, Tết Đoan ngọ của người Việt hiện nay lại có một nguồn gốc hoàn toàn khác…

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch: Sự tích và tục lệ

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch: Sự tích và tục lệ

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Trung Quốc: Tết Đoan Ngọ là để tưởng nhớ Khuất Nguyên?

Theo giải thích của học giả Chu Xử trong sách “Phong Thổ Ký” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương; Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Ở Trung Quốc, thời Nam Bắc triều, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Dục Lan tiết. Lan có nghĩa là “túi đựng tên, hình dáng của nó như cái hộp gỗ” (Tr.2881, Từ Nguyên).

Đến thời nhà Minh, bùa trừ ngũ độc (Ngũ độc phù) đã trở thành vật trang sức khá phổ biến của phụ nữ, được in trên một số vật như trâm cài tóc, vòng đeo tay, đeo cổ, quạt… Một học giả thời bấy giờ là Trầm Bảng chép: “Thời trước, phụ nữ thường vẽ hình con rết (Ngô công), rắn (Xà), bò cạp (Hiết), cọp (Hổ), cóc (Thiềm thừ) trên những cây gỗ đào gọi là ngũ độc phù và cài trên đầu làm trâm (Thoa)…” (Trích Uyển Thự Tạp ký, quyển 17, bản in năm 1593).

Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ

Hiện nay, quan niệm phổ biến cho rằng nguồn gốc Tết Đoan ngọ của người Việt có xuất xứ từ Trung Quốc. Quan niệm này gắn liền với một nhân vật trong lịch sử Trung Quốc đó là Khuất Nguyên.

Khuất Nguyên, tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.

Đến cuối đời, ông lại bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú “Hoài Sa” rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.

Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan ngọ ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.

Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ

Sau này, Tết Đoan ngọ còn được gắn thêm một tích khác nữa là tích hai chàng Lưu – Nguyễn gặp tiên.

Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai tiên nữ kết duyên. Sau thời gian nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đành đưa tiễn chồng về quê cũ. Vì thời gian ở tiên cảnh chỉ có nửa năm nhưng là mấy trăm năm ở cõi trần. Hai chàng thấy phong cảnh quê nhà đã khác xưa, người quen thì đã ra người thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiên nhưng không được. Hai chàng ra đi mà không thấy trở về…

Trên thực tế, từ cuối thời Đông Hán, người ta đã tìm thấy những thư tịch sưu tầm về Tết Đoan ngọ. Hầu hết các học giả thời đó cho rằng nguồn gốc của lễ tiết này có “liên quan” đến sự tưởng niệm thi hào nổi tiếng của nước Sở là Khuất Nguyên. Tuy nhiên các sử gia Trung Quốc lúc bấy giờ không hề đưa ra được những tư liệu cụ thể để chứng minh cho “sự liên quan” này.

Ngay trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên (145 – 86 TCN), tác phẩm được coi là thành tựu sớm nhất, ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử Trung Quốc cổ đại (suốt 2000 năm từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế), cũng hoàn toàn không xác định được rõ thời gian tự trầm của Khuất Nguyên là vào ngày, tháng nào. Những ghi chép của Tư Mã Thiên trong “Khuất Nguyên liệt truyện” (Sử ký) chỉ là những tư liệu được thu thập từ trong dân gian!

Vậy cơ sở nào để cho rằng Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch là để tưởng nhớ Khuất Nguyên như một số người vẫn quan niệm hiện nay!?

Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Chú thích ảnh

Về nguồn gốc Tết Đoan ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết diệt sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hà Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Trong ca dao Việt Nam cũng có câu: “Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm”.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là Tết Đoan ngọ của người Việt có liên quan gì đến Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc và gắn với truyền thuyết Khuất Nguyên như lâu nay từng quan niệm?  

Tết Đoan ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm” (cũng có nơi là gọi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác. Vậy tại sao lại gọi là Tết Nửa năm, trong khi theo tính toán như lịch âm hiện nay thì “nửa năm” ở đây phải rơi vào tháng 6 âm lịch?

Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc tết Đoan ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm”.

Về nguồn gốc của Tết Đoan ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương.

Tác giả luận giải: Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đây oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2004).

Trong cuốn “Lễ tết Trung Hoa” của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống” (Double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living).

Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011).

Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau với các nhân vật như Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm…

“So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết dân tộc” (trích An Nam phong tục sách, Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội, 2008).

Nhìn lại lịch sử, Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là dòng “văn hóa quan phương” gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống chữ Hán. Do chính quyền đô hộ thực hiện chính sách “đồng hóa”, một số phong tục, tập quán của người Việt bị bắt phải bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với văn hóa Hán. Điều này đã được chính sử sách Trung Hoa chép lại (xem thêm “Ngô chí”).

Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó. Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Nó được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác như “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”, “tưởng nhớ Trần Luận và Nguyễn Thiệu” và kéo dài trong suốt nhiều năm.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Theo lời nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

Lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Cũng như các tết khác, người dân ăn tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ.

Tại các làng xã có lễ thần tại đình, đền; ở thôn, xóm có cúng tại miếu. Tại gia đình thì sửa lễ cúng tổ tiên và Thổ công. Lễ vật cúng là rượu nếp, trái cây. Cúng xong thì ăn, không ai mang đổ xuống sông như tục bên Trung Quốc. Riêng các gia đình thầy thuốc còn có thêm lễ cúng Thánh sư.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:………………….Tuổi:………………Ngụ tại:…………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Những hình ảnh đẹp về Tết Đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, Tết đoan ngọ là gì, Văn khấn tết đoan ngọ, Nguồn gốc tết đoan ngọ, tết đoan ngọ cúng gì, tết đoan ngọ ăn gì, mâm cúng tết đoan ngọ, bài cúng tết đoan ngọ

Tục lệ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Sau lễ cúng tết Đoan Ngọ là các tục lệ như giết sâu bọ, nhuộm móng chân, móng tay, tắm nước lá mùi, khảo cây lấy quả, hái thuốc vào giờ Ngọ, treo ngải cứu để trừ tà...

Phần lớn các tục lệ trên đến nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục giết sâu bọ, tắm nước lá mùi và tục đi hái lá thuốc.

Giết sâu bọ

Theo quan niệm của người xưa, trong cơ thể con người luôn có sâu bệnh cần phải diệt trừ, sâu bệnh quanh năm lẩn trốn trong người chỉ đến ngày 5-5 này mới lộ diện, và nhân dịp này chúng phải bị giết.

Người ta giết sâu bọ bằng rược nếp và hoa quả. Sáng sớm mồng 5-5, ngay sau khi thức dậy, súc miệng xong, mỗi người đều ăn ít nhất một bát rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến các trái cây như mận, muỗng, xấu, đào, roi... Người xưa cho rằng, ăn rượu nếp để cho sâu bọ say, sau đó những trái cây sẽ làm cho chúng chết.

Đối với trẻ con, người ta bôi một ít thần sa hay chu sa vào hai bên thái dương và vào bụng hoặc hoà với nước cho uống vì quan niệm rằng, lúc sâu bọ bị các trái cây giết có phản ứng gây sự bất an cho trẻ nên dùng thần sa, chu sa để trấn an.

Rượu nếp

Rượu nếp làm bằng xôi. Men rượu được trộn lẫn với xôi và ủ trong khoảng từ 3 tới 5 ngày.

Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu để hứng rượu chảy xuống. Cái rượu được ủ men chuyển màu ngà ngà. Khi ăn, trộn cái với rượu hứng được lúc ủ.

Rượu nếp ăn ngọt ngọt cay cay.

Tắm lá mùi

Cây mùi là một loại cây lá nhỏ và có mùi thơm. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta lấy cây mùi đun nước tắm để trừ độc. Tắm nước là mùi trong ngày mồng 5-5 sẽ sẽ tránh được gió máy, cảm mạo và được khỏe mạnh.

Nhiều địa phương ở ven sông, ven biển thay vì tắm nước lá mùi thì đúng giờ ngọ rủ nhau đi tắm sông, tắm biển gọi là tắm mồng 5-5.

Hái thuốc

Người Việt Nam cũng như người Trung Quốc cho rằng, những củ, cành, lá hái và đào được trong ngày 5/5, vào khoảng giờ Ngọ, đều là những vị thuốc tốt và chữa được rất nhiều bệnh.

Những lá người ta thường hái là lá ngải cứu, đinh lăng, lá mùi… Những lá này được đem phơi khô, để dùng khi bị các chứng bệnh.

Tục hái lá thuốc vào ngày 5/5 là do sự tích Ngưu Thần, Nguyễn Triệu truyền lại và được thi vị hóa cho rằng Chư Tiên đã truyền phép cho cây lá vào giờ Ngọ ngày Đoan Dương.

Ở một số nơi vào ngày 5/5 còn giữ tục tết thầy học, tết thầy lang để trả ơn dạy dỗ và đền ơn cứu bệnh.

Nhớ Tết Đoan ngọ ngày xưa

Ngày bé, chúng ta thường ít quan tâm tới phong tục truyền thống tết Đoan ngọ, chỉ biết là từ bé tới lớn thấy mọi người gọi nôm là ngày giết sâu bọ. Nhớ ngày xưa khi ông, bà nội còn sống, ngày này anh em chờ đợi háo hức lắm.

Trước vài ngày, bà đã mua gạo về làm rượu nếp, xôi đồ xong, tãi đều ra mẹt để nguội, sau đó vào men đều khắp bề mặt, đảo qua, đảo lại mấy lần, cho vào chiếc âu sắt tráng men có lót mấy lá dọc mùng, đậy nắp lại, ủ vào thùng gạo, thi thoảng anh em cứ gí mũi vào thùng để ngửi, háo hức từ lúc đó.

Lần nào cũng thế, khi xôi gạo nếp lứt đồ xong trước khi tãi ra mẹt bao giờ bà cũng cho anh em tôi mỗi đứa bát xôi, ôi chao những hạt xôi căng mọng nuốt vào mới ngon làm sao, vị ngọt của nó cứ đọng mãi trong miệng.

Sáng sớm 5/5 bà đi chợ, mua về quả Dưa hấu, mấy quả Mận, chùm Vải, có khi thêm quả Dưa hồng, thế là tươm. Ông nội trải cái chiếu ra hè, bầy cháu hôm nay háo hức nên cũng dậy từ sớm, ngồi khoanh chân trên chiếu hóng bà bổ dưa, nhìn đĩa Mận mà tứa cả nước miếng. Đầu tiên, cả nhà, mỗi người làm bát rượu nếp sau đó mới ăn đến quả Mận, quả Vải, miếng Dưa hấu, đối với bọn trẻ chúng tôi thế đã là sung sướng lắm rồi!

Ngày nay, kinh tế phát triển hơn, đời sống của dân ta tốt hơn xưa, nhu cầu về 1 bát rượu nếp hay 1 quả Dưa hấu đối với dân thị thành gần như lúc nào cũng được đáp ứng, vì thế hầu hết các gia đình đều không tự làm lấy rượu nếp, đến ngày 5-5 thì chạy ra chợ mua, do đó càng về sau này càng nhiều người dân thành phố không biết làm rượu nếp, và cái sự háo hức của trẻ con thành phố đối với ngày này có lẽ cũng nhạt dần.

Người Huế ăn thịt vịt Tết Đoan Ngọ

Vào ngày Tết Đoan Ngọ - tức ngày 5/5 âm lịch hàng năm, tại Huế, nhộn nhịp nhất là chợ dịp này và loại thực phẩm phổ biến nhất là vịt, bởi hầu như mọi người đều mua vịt để ăn trong ngày này.

Tết Đoan Ngọ, vịt ở Huế bán rất chạy, kế đến là hoa quả. Rất khó lý giải vì sao lại ăn những loại thực phẩm trên trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người nội trợ ở Huế giải thích do thịt vịt có vị mát, rất tốt cho cơ thể con người vào những ngày nắng nóng. Hạt kê tuy nhỏ nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, chè kê có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, trời Hè nắng nóng nên hai loại thức ăn này rất tốt cho cơ thể con người.

Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Ngọ ăn gì, Cúng tết Đoan ngọ, Văn khấn Tết Đoan ngọ, cúng mùng 5 tháng 5, tết đoan ngọ là gì, nguồn gốc tết đoan ngọ, mâm cúng tết đoan ngọ, 5/5

Nhiều năm qua, dịp cúng Tết Đoan Ngọ ở Huế vẫn còn giữ được tục hái lá (gọi là lá mồng 5) với các loại lá ngày thường vẫn dùng như lá vằng, lá ổi, lá chanh để nấu nước uống trong ngày. Nhiều người tin rằng uống nước các loại lá đó vào mồng 5 và hái vào giờ chính ngọ thì sẽ tăng thêm sức khỏe cho con người, vì thế nhà nào cũng có nồi nước lá mồng 5 với đủ loại lá như vậy. Ngoài ra, còn có những nghi thức đặc biệt như: rửa mặt, nhỏ mắt bằng nước chanh để sáng mắt.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, ở Huế còn có một phong tục đặc sắc không thể thiếu, đó là "Tết sui gia". Gia đình nhà trai sắm sửa lễ vật đến tặng nhà gái gồm cặp vịt (2 con), cùng các loại kê, đậu xanh và nếp. Con trai đến tuổi lấy vợ, dù đang yêu (chưa cưới), ngày này cũng mang cặp vịt đến biếu bố vợ tương lai để tỏ lòng tôn kính. Điều này còn thể hiện sự gắn kết, chúc hạnh phúc và tràn đầy vui tươi giữa hai bên gia đình dành và đôi bạn trẻ.

Theo quan niệm xưa, ý nghĩa và nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ", là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Vào ngày này, mọi người thường giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh trái và hoa quả … với niềm tin là khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Ngày Tết Đoan Ngọ kiêng gì

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành"- do vậy tránh được những điều kiêng kỵ, tâm lý sẽ vui vẻ thoải mái hơn trong ngày Tết Đoan Ngọ.

- Vứt giày dép lộn xộn là một trong những điều cần tránh trong Tết Đoan Ngọ: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

Để mũi giày dép quay ra phía ngoài là cách xếp đúng. Vì nếu quay vào trong chẳng khác nào dẫn tà khí vào nhà.

- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái trong ngày Tết Đoan Ngọ: Theo quan niệm, nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm thì nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.

Mọi vật đều chứa linh khí, nếu là linh khí tốt sẽ có lợi cho con người và ngược lại. Vậy nên cần tìm hiểu kỹ ý nghĩa của món đồ đó trước khi mua.

- Ngày Tết Đoan ngọ tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, nơi tổ chức tang lễ, không dừng chân ở những nơi âm u, vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Thảo Nhi

VIDEO Thái Lan 0-1 Việt Nam: Khoảnh khắc cực kì xúc động của đội tuyển Việt Nam không hề có trên Tivi.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm