cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Tết không bao giờ nhạt đi nếu ta biết 'sống'

19/02/2018 08:09 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Vậy là cái Tết Nguyên đán Mậu Tuất đã trôi qua. Bao năm nay, đây luôn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, phổ biến nhất và tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc. 

Xã hội càng phát triển, nhịp sống ngày càng nhanh, hối hả. Khi cái Tết cận kề, ít nhiều trong chúng ta có lần tự hỏi, liệu ngày Tết có đang nhạt dần trong suy nghĩ mỗi người. Hãy tĩnh tâm ngẫm lại kỹ lưỡng từng điều một về cái Tết của dân tộc ta để thấy Tết có nhạt đi.

Nhân sinh ngày Tết

Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán là thời khắc thiêng liêng, cao quý và trang trọng nhất đối với người Việt chúng ta. Nó chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng mang đậm nét văn hoá dân tộc vừa sâu sắc lại vừa độc đáo, phán ánh tinh thần hoà điệu giữa con người và thiên nhiên đất trời. Chữ "Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, chữ "đán" có nghĩa là buổi ban mai. "Nguyên đán" là khởi điểm của ngày đầu năm mới. 

Chú thích ảnh
Trưng bày tranh dân gian ngày Tết tại đình Kim Ngân, Hà Nội. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán là ngày Tết của gia đình. Như một thói quen linh thiêng và bền vững, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu làm gì, kể cả người xa xứ vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm thân thương, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thân thuộc nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng "Về quê ăn Tết, về nhà ăn Tết" không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn. 

“Dù ai buôn bán nơi đâu/ Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về”, không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ được xúng xính quần áo mới, được nhận lì xì mừng tuổi, Tết còn mang một ý nghĩa yêu thương đậm đà của tình cảm đoàn viên trong mọi gia đình.

Hãy để Tết đoàn viên

Tết ngày đoàn tụ, không chỉ với tất cả những người thân đang có việc đi xa mà với cả những người đã khuất. Từ bữa cơm chiều 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương cúng gia tiên mời hương linh tổ tiên, ông bà và và những người thân qua đời "về" ăn cơm, vui Tết với con cháu. Khói hương ban thờ quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình mình hơn bao giờ hết. 

Chú thích ảnh
Bộ đội và người dân Thủ đô đi chợ hoa ngày Tết Bính Thân 1956. Ảnh: TTXVN

Tết cũng là dịp để mọi người cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp, đủ đầy, ăn phải ngon, mặc phải đẹp, bất kể lứa tuổi nào và phải nói những điều hay, ý đẹp, chúc nhau “vạn sự như ý”, “phát tài phát lộc”.

Người Việt Nam luôn tin rằng nếu có những ngày Tết vui vẻ đầu năm thì sẽ có cả một năm mới tốt đẹp, may mắn. Vậy nên, Tết đến, ai cũng vui vẻ, thoải mái, nhường nhịn nhau hơn. Cho nên, đây cũng là cơ hội để hòa giải những mâu thuẫn, bất đồng giữa mọi người, giữa hàng xóm láng giềng với nhau… như các cụ từng nói “giận đến chết đến Tết cũng thôi”. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng. 

Dù là thời xưa hay nay, dù với nhiều người, cái Tết đã "giản tiện" đi rất nhiều, giản tiện từ tâm tư, tình cảm đến lễ nghi, nhưng Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người Việt. Không chỉ là thời khắc thiêng liêng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, Tết còn chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng sâu sắc mang đậm nét văn hoá dân tộc. 

Nhớ chuyện "ăn tết" xưa

Người xưa mong Tết không chỉ là để được nghỉ ngơi mà quan trọng, quanh năm vất vả, bận rộn, ăn uống đơn giản, thậm chí tằn tiện, việc chuẩn bị cho việc ăn Tết rất trọng với mỗi gia đình, tùy hoàn cảnh. 

Việc gói bánh chưng cũng được chuẩn bị từ rất sớm. Ngay từ đầu tháng Chạp, mọi người đã lo mua gạo nếp, đậu xanh, sau đó là cả lá dong, lạt buộc... cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm. 

Chú thích ảnh
Chợ hoa Hàng Lược (Hà Nội) Tết Bính Thân 1956. Ảnh: TTXVN

Đến rằm tháng Chạp thì mọi nhà bắt đầu làm dưa hành. Hành củ to tròn, mua về ngâm nước tro bếp 5 ngày, rồi bóc vỏ, cắt rễ, trộn muối; 2 ngày sau thì đổ nước ngâm, mất 7-8 ngày nữa củ hành mới hết cay chuyển thành dưa chua dôn dốt. Dù không phải món chính, nhưng dưa hành là món không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết và được xếp vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết cổ truyền xưa: "Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.

Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi nhà nhà cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi đã rộn rã lắm rồi, trẻ con mua pháo lẻ ở chợ về đốt chơi đì đùng ở sân đình. Người lớn đi tạ mộ ông bà cụ kỵ; lau dọn bàn thờ tổ tiên; tổng vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm... Từ 27 đến 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc, làm bỏng mụn... 

Chỉ có một số ít gia đình quan lại và dân phố phường, thành thị là ăn Tết có cao lương mĩ vị đắt tiền, còn đại đa số người dân lấy bánh chưng, thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết. Nhà đông người hay có điều kiện thì mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai, ba, bốn nhà một con. Suốt các ngày từ 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn. 

Quanh năm bữa ăn toàn là rau dưa, tương cà như các cụ xưa nói "Cá thịt là hương hoa/ Tương cà là gia bản", Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ, trước cúng, sau ăn. Cái sỏ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ. Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên.

Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ luộc qua cho cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem áp chảo. Sườn thì chặt quân cờ nướng chả hoặc tút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó hương vị Tết mới đậm đà.

Bánh chưng là quan trọng bậc nhất, hạt gạo nhà nông tự làm ra chẳng cần đong đếm. Song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bẩy nhà giàu sắm được. Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới. 

Tục xưa cây nêu, bánh pháo...

Chiều 30 Tết, nhà nào cũng cắm một cây nêu ở giữa sân. Dùng cây tre nhỏ hay cây nứa còn bánh tẻ để nguyên ngọn cong vút như cần câu, buộc lá cờ đuôi nheo xanh đỏ hoặc túm lá dứa dại làm tín hiệu chào đón “ông bà ông vải” về ăn Tết, và để ngăn trừ ma quỷ.

Chú thích ảnh
Tết tại phố cổ Hà Nội thu hút đông người tham gia. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Khâu chuẩn bị cuối cùng là món tiền lẻ để phát vốn mừng tuổi trẻ con. Trước tiên là sáng mùng Một phát vốn cho con cháu trong nhà, sau đó bất cứ đứa trẻ nào đến chơi cũng được phát vốn. Trường hợp có bổn phận phải đến chúc Tết các bậc vai vế bề trên, thì cũng cần mang theo tiền lẻ để phát vốn cho trẻ nhỏ. 

Bên cạnh sắm sửa Tết cho nhà mình, người xưa còn chuẩn bị đồ lễ, biếu. Con cháu khi đã ra ở riêng, dù xa xôi cách trở, cũng tìm về lo liệu biếu Tết cho ông, bà, cha mẹ, nhiều ít tuỳ hoàn cảnh sinh sống; học trò, dù có trở thành ông nghè, ông cống, bia đá có đề tên thì cũng nhớ về thăm thầy cũ.

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch được hiểu là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến. Đây là giây phút gặp gỡ linh diệu của từng người với các vị thần trong nhà, với các bậc tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất và cũng là cuộc gặp gỡ giữa con người và Trời-Đất trong khoảnh khắc vũ trụ chuyển vần. 

Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh, chắp tay cung kính trước bàn thờ tổ tiên. 

Công việc chuẩn bị cho Tết nhiều công đoạn và vất vả là vậy, nhưng mọi người ai nấy đều vui mừng háo hức. 

Chơi Tết 

Cuộc sống ngày càng đủ đầy nên việc ăn uống trong ngày Tết hiện đã không còn quá quan trọng. Nếu như xưa kia, cả năm chỉ đợi đến ngày Tết để được ăn miếng bánh trưng, thịt lợn, gà... thì nay bánh trưng được bán quanh năm ngoài chợ, thịt cá là những thức ăn hàng ngày. Do đó, cái háo hức "ăn Tết" đã vơi cạn đi ít nhiều. Nhiều gia đình vẫn duy trì việc gói bánh trưng nhưng chỉ là để vui, để cho có không khí ngày Tết.

Chú thích ảnh
Chợ hoa Hàng Lược ngày giáp Tết. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Việc chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống... đều có sẵn, chỉ dành ra một, hai buổi là có thể sắm đủ. Thậm chí, không cần ra chợ, chỉ cần đôi cuộc điện thoại hoặc đặt hàng trên mạng mọi hàng hóa đều đến tay. 

Tết nay, bên cạnh xu hướng về quê đón Tết của những người xa xứ, còn có xu hướng đi du lịch của những gia đình hiện đại. Nếu như trước đây, Tết là cơ hội để cho mọi người được ăn ngon mặc đẹp, thì nay, người ta dành thời gian nghỉ Tết cho việc vui chơi giải trí, thăm thú bạn bè hay đi du lịch...

Tuy vậy, người Việt vẫn duy trì và gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa, phong tục, tín ngưỡng truyền thống như: tảo mộ, dọn dẹp trang trí nhà cửa, cúng giao thừa, xin lộc, mừng tuổi, xin chữ đầu năm...

Tết nhạt phai đi!?

Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng Tết Nguyên đán vẫn là những ngày đáng nhớ nhất trong năm, khi mỗi gia đình cả nhà sum vầy, quây quần bên nhau, cùng đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

Chú thích ảnh
Xin chữ đầu xuân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Thanh Hà – TTXVN

Với tất cả những ý nghĩa tuyệt diệu của bản thân nó, Tết với mỗi người có "nhạt" hay "đậm" thì cái chính tùy thuộc vào mỗi chúng ta. Bởi chừng nào trời đất còn giao mùa, cây cối còn đâm chồi nảy lộc, mai, đào còn bung nở chào xuân, thì chừng đó con người vẫn còn có thể vui đón mùa xuân theo cách riêng mỗi người.

Tết xưa đậm đà ký ức hương vị những mùi pháo nồng nàn, mùi dưa hấu, củ kiệu, thịt kho, mùi nếp bánh chưng, mùi hoa cúc, mùi nhang trầm thơm trên bàn thờ. Nay, có những thứ thay đổi đôi chút theo thời gian, như tiếng pháo chẳng còn được nổ râm ran khắp xóm phố, nhưng hầu như mọi thứ khác vẫn còn vẹn nguyên đó. Thay vì hoài niệm với những hương vị, những hình ảnh đẹp đẽ trong ký ức, chúng ta hoàn toàn có thể "ăn" tết với tất cả những ấm áp, thiêng liêng và đáng nhớ nhất.

Vì thế, Tết sẽ chẳng bao giờ nhạt đi nếu bạn biết bỏ màn hình điện thoại thông minh hay bớt thời gian "sống ảo" để sống trọn vẹn vị Tết với con người và không gian ngay cạnh mình.

Và với cái Tết vừa trôi qua, chúng ta hãy tự chiêm nghiệm xem, cái Tết vừa rồi của mình có "nhạt".

Thảo Nhi (tổng hợp)

Thời tiết Tết Nguyên đán: Thời tiết từ 22 tháng Chạp đến ngày 5 Tết

Thời tiết Tết Nguyên đán: Thời tiết từ 22 tháng Chạp đến ngày 5 Tết

Dưới đây là toàn bộ dự báo thời tiết cả nước từ ngày 7/2 đến ngày 21/2/2018 – tức ngày 22 tháng Chạp đến ngày 5 Tết.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm