cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Dịch Covid-19 thế giới đến sáng 28/5: Thêm hơn 530.000 ca nhiễm mới, tập trung nhiều nhất tại Ấn Độ

28/05/2021 10:28 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h ngày 28/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 169.609.197 ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3,52 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 151.321.948 triệu người.       

Thế giới 170 triệu ca mắc Covid-19, hơn 3,5 triệu ca tử vong

Thế giới 170 triệu ca mắc Covid-19, hơn 3,5 triệu ca tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h00 sáng 27/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận gần 170 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.511.605 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận thêm 530.307 ca nhiễm mới, tập trung nhiều nhất tại Ấn Độ (179.770 ca), tiếp đến Brazil (66.722 ca), Argentina  (41.080 ca), Colombia (25.092 ca), Mỹ (23.367 ca), Pháp (13.933 ca), Iran ( 9.039 ca), Nga (8.406 ca),...       

Quốc gia có số ca tử vong và nhiễm bệnh lớn nhất thế giới vẫn là Mỹ, cụ thể là 607.603 ca tử vong trong tổng số 33.998.396 bệnh nhân. Tiếp đó là Ấn Độ với 27.547.705 ca nhiễm và 318.821 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 16.342.162 ca nhiễm và 456.753 bệnh nhân không qua khỏi.       

Trong một tuần qua, Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại dương ghi nhận số ca nhiễm mới tăng, lần lượt tăng 6%, 15% và 0,8%, trong khi các khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới giảm gồm châu Âu giảm 23%, Bắc Mỹ, châu Á đều giảm 18%...   

Chú thích ảnh
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Tại Nam Mỹ, các điểm nóng dịch bệnh như Brazil, Argentina hay Colombia đều tiếp tục chứng khiến sự lây lan của dịch COVID-19. Ngày 27/5, Argentina ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay (41.080 ca). Làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 2 tại Argentina khiến nước này trở thành một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, cũng là một trong những nước có số tử vong do COVID-19 tính trung bình trên đầu người cao nhất so với các nước láng giềng như Uruguay, Paraguay và Brazil.

Đến nay, Argentina ghi nhận tổng cộng 3.663.215 ca nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm 76.135 ca tử vong. Hiện Argentina triển khai áp dụng lệnh phong tỏa trên toàn quốc để khống chế dịch bệnh, theo đó, thực hiện giới nghiêm ban đêm, các trường học đóng cửa và các nhà hàng chỉ phục vụ theo hình thức mua mang về.   

Tại châu Âu, Đan Mạch ngày 27/5 ghi nhận 1.119 ca  dương tính với SARS-CoV-2 trong tổng số 160.549 xét nghiệm được thực hiện. Đây là ngày Đan Mạch ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất kể từ cuối tháng 1/2021 đến nay. Trong khi đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, quốc gia châu Âu này cũng đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế xã hội từ ngày 6/4, cho phép các nhà hàng, viện bảo tàng mở cửa trở lại, cho phép các hoạt động thể thao ngoài trời song phải đảm bảo quy định y tế.   

Tại châu Á, Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia, bà Dante Saksono Harbuwono ngày 27/5 dự báo số ca mắc mới COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr và đạt đỉnh vào giữa tháng 6 tới.    

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời Thứ trưởng Harbuwono cho biết, số ca mắc COVID-19 đã tăng 38,08% trong tuần qua, trong khi số bệnh nhân không qua khỏi tăng 2,73%. Bộ Y tế Indonesia dự báo rằng đỉnh dịch lần này sẽ không cao như thời điểm sau các kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới 2021 nhờ các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt của chính phủ.   

Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Nhật Bản cho biết chính phủ nước này đang lên kế hoạch gia hạn tình trạng khẩn cấp ở 9 tỉnh, thành, trong đó có thủ đô Tokyo, tới ngày 20/6, chủ yếu do hệ thống y tế ở nhiều địa phương vẫn còn căng thẳng cho dù tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 đang chậm dần.   

Theo Thủ tướng Yoshihide Suga, số ca nhiễm mới đang giảm ở một số khu vực, trong đó có thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka, nhưng “về tổng thể, tình hình rất khó dự đoán”. Chính phủ sẽ tham vấn nhóm chuyên gia cố vấn trong ngày 28/5 trước khi đưa ra quyết định chính thức về việc có gia hạn tình trạng khẩn cấp hay không.    

Hiện nay, Nhật Bản đang áp dụng tình trạng khẩn cấp ở 10 tỉnh, thành. Trong 10 tỉnh, thành này, tình trạng khẩn cấp ở Okinawa mới bắt đầu có hiệu lực hôm 23/5 và kéo dài tới ngày 20/6, trong khi tình trạng khẩn cấp ở 9 tỉnh, thành còn lại, gồm Tokyo và Hokkaido, Aichi, Kyoto, Osaka, Hyogo, Okayama, Hiroshima và Fukuoka, sẽ hết hạn vào ngày 31/5.

Trước đó, chính quyền của nhiều tỉnh, thành đang nằm trong phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp như Tokyo, Osaka và Okinawa đã kêu gọi chính phủ gia hạn tình trạng khẩn cấp.

Lan Phương - Đào Thanh Tùng/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm