cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Thế giới cần tăng cường năng lực trước sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

28/06/2022 12:00 GMT+7 | Tin tức 24h

Cho đến nay, dù đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, song Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn nhận định rằng bệnh đậu mùa khỉ chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

WHO khuyến nghị nguy cơ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong các lễ hội mùa Hè ở châu Âu

WHO khuyến nghị nguy cơ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong các lễ hội mùa Hè ở châu Âu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 24/6 khuyến nghị các nước châu Âu không nên hủy bỏ các lễ hội mùa Hè do bùng phát bệnh đậu mùa mà thay vào đó là nên kiểm soát nguy cơ lây lan của căn bệnh này.

Mặc dù vậy, sự lây lan của các ca mắc bệnh trên thế giới vẫn khiến mối quan ngại ngày càng gia tăng. WHO cũng đã kêu gọi tất cả các nước trên thế giới cần tăng cường năng lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ, đẩy mạnh việc giám sát, truy vết và cách ly đối với bệnh nhân mắc căn bệnh này.

WHO chưa coi đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu  

Bệnh đậu mùa khỉ vốn được phát hiện lần đầu vào năm 1958 trên những con khỉ được nuôi nghiên cứu. Ca bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận ở Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1970. Kể từ đó, các ca bệnh chủ yếu xuất hiện ở các nước Trung Phi và Tây Phi. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này là khoảng 1% với chủng Tây Phi và 10% ở chủng Trung Phi. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường bao gồm sốt cao trên 38,5 độ C, nhức đầu, đau cơ, đau lưng và xuất hiện sưng tấy. Bệnh nhân sẽ bị phát ban từ 1 đến 3 ngày sau khi có dấu hiệu sốt, thường bắt đầu từ mặt và lan đến các nhiều vùng da khác trên cơ thể như lòng bàn tay, bàn chân. Thời gian ủ bệnh thông thường là từ 5-21 ngày.   

Ngày 23/6, Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bệnh đậu mùa khỉ đã họp tại Geneva (Thụy Sĩ) để quyết định xem sự bùng phát của các ca bệnh có phải là tình trạng khẩn cấp quốc tế hay không, cũng như đưa ra các khuyến nghị, đặc biệt là về việc tiêm chủng. Đây là cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Khẩn cấp về Quy định Y tế Quốc tế liên quan đến sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở một số quốc gia, tập hợp các chuyên gia từ các khu vực bị ảnh hưởng nhất gồm 16 thành viên, do Jean-Marie Okwo-Bele - một cựu quan chức WHO, cùng Nicola Low - Phó giáo sư Đại học Bern, là đồng chủ tịch. 14 thành viên còn lại là các chuyên gia đến từ Brazil, Anh, Nhật Bản, Maroc, Nigeria, Nga, Senegal, Thụy Sĩ, Thái Lan và Mỹ. Ngoài ra, 8 cố vấn đến từ Canada, CHDC Congo, Nam Phi, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Mỹ. 

Chú thích ảnh
Ban đậu mùa khỉ nổi trên tay của một em nhỏ mắc bệnh ở Israel. Ảnh: Reuters/TTXVN

Cuộc họp khẩn của WHO diễn ra trong bối cảnh các ca bệnh đậu mùa ở khỉ bùng phát đã được phát hiện kể từ tháng 5/2022 bên ngoài các quốc gia thuộc khu vực châu Phi cận Sahara, nơi virus thường lưu hành. Hơn 50 quốc gia, phần lớn ở các nước Tây Âu là trung tâm lây lan của virus đậu mùa khỉ lần này. Tính từ đầu năm đến nay, tổng cộng đã có hơn 3.200 ca mắc và gần 1.500 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ngoài ra, khoảng 70 ca tử vong bị nghi có liên quan đến căn bệnh này. Trước tình hình bùng phát ca bệnh trên toàn cầu này, WHO ngày 14/6 đã thông báo muốn triệu tập một Ủy ban khẩn cấp.   

Cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp của WHO ngày 23/6 với mục đích đưa ra khuyến nghị với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Tuy nhiên sau cuộc họp, WHO ngày 25/6 đã quyết định chưa xem bệnh đậu mùa khỉ chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, dù Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đó đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát dịch bệnh này.   

Tổng Giám đốc WHO Tedros cho biết Ủy ban khẩn cấp này đã chia sẻ quan ngại nghiêm túc về quy mô và tốc độ lây lan của bệnh đậu mùa khỉ hiện nay, với lưu ý về những yếu tố không xác định liên quan đến đợt bùng phát và khoảng trống trong dữ liệu.   

Theo Tổng Giám đốc WHO, báo cáo của Ủy ban khẩn cấp đã thể hiện lập trường chung giữa những quan điểm khác biệt của các thành viên. Cụ thể, trong báo cáo, ủy ban chuyên gia này đã khuyến nghị ông Tedros rằng ở thời điểm hiện tại bệnh đậu mùa khỉ chưa cấu thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) - mức độ cảnh báo cao nhất mà WHO có thể ban bố. Tuy nhiên, theo ông Tedros, bản thân việc WHO triệu tập ủy ban đang thể hiện mối quan ngại ngày càng gia tăng về tình trạng lây lan quốc tế của đậu mùa khỉ.   

Đến nay, WHO mới 6 lần tuyên bố một bệnh là khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) kể từ năm 2009, với lần gần nhất là với đại dịch COVID-19 vào năm 2020.

Chú thích ảnh
Bác sĩ khám cho một em bé mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka, CH Trung Phi. Ảnh: AFP/TTXVN

Vẫn cần tăng cường phòng bệnh đậu mùa khỉ   

Dù bệnh đậu mùa ở khỉ không lây lan dễ dàng như COVID-19 và đã có sẵn vaccine cũng như phương pháp điều trị, song tình trạng căn bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia có thể dấy lên hồi chuông báo động. Việc bệnh đậu mùa khỉ đang tiếp tục lây lan ở những quốc gia thường ít khi ghi nhận các ca nhiễm virus gây bệnh này, khiến giới chức y tế toàn cầu phải cảnh giác cao độ.   

Trong bối cảnh đó, WHO ngày 18/6 đã thống nhất phương thức phản ứng với bệnh đậu mùa khỉ, theo đó WHO không còn phân biệt các nước coi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu và các nước coi bệnh này không phải bệnh đặc hữu, nhằm thống nhất phương thức phản ứng, qua đó có thể ứng phó hiệu quả hơn đối với virus này.   

Kể từ khi bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở các nước châu Âu, Bỉ là nước đầu tiên đã yêu cầu các trường hợp mắc hoặc có tiếp xúc gần (F1) phải tự cách ly trong vòng 21 ngày, sau khi ghi nhận các ca bệnh đầu tiên là những người từng tham gia một lễ hội dành cho người trên 18 tuổi hồi đầu tháng 5/2022. Đức cũng đưa ra khuyến cáo tương tự vào ngày 25/5. Tại Tây Ban Nha, chính quyền thủ đô Madrid đã tiến hành truy vết và tạm đóng cửa một phòng tắm hơi bị tình nghi là ổ dịch.   

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ đậu mùa khỉ trở thành dịch bệnh lây lan rộng, vaccine đang là giải pháp mà nhiều nước quan tâm. Hiện không có loại vaccine đặc hiệu nào cho căn bệnh này, tuy nhiên theo WHO, vaccine phòng bệnh đậu mùa vẫn có hiệu quả lên tới 85% đối với đậu mùa khỉ.   

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế kiểm tra các hành khách nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Mặc dù bệnh đậu mùa thông thường đến nay được coi là đã loại trừ thành công vào thập niên 1980, song các quốc gia vẫn duy trì một lượng dự trữ vaccine với căn bệnh này nhằm phòng ngừa các nguy cơ. Hiện có 2 loại vaccine đậu mùa đang được lưu hành trên thị trường, trong đó một loại mới do công ty Bavarian Nordic của Đan Mạch chế tạo, đã được cấp phép sử dụng phòng ngừa cả bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ tại Mỹ, và cũng được EU cấp phép cho đậu mùa. Ngoài vaccine, Mỹ và châu Âu cũng đã cấp phép cho một số loại kháng thể nhằm điều trị các bệnh này.   

Ngày 14/6 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) ngày 14/6 đã ký một thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic để mua khoảng 110.000 liều vaccine phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Công ty Bavarian Nordic cho biết việc giao hàng sẽ bắt đầu ngay lập tức và sẽ hoàn thành trong những tháng tới. Tất cả các quốc gia EU, cùng với Na Uy và Iceland, sẽ nhận được các liều vaccine tương ứng với quy mô dân số của họ, bắt đầu từ các quốc gia cần gấp nhất.   

Cơ quan quản lý dược phẩm của Mỹ cũng đã chấp thuận cho sử dụng vaccine ngừa bệnh đậu mùa của Bavarian Nordic để ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã đẩy nhanh việc chuyển vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ đến cho những người có nguy cơ cao để phòng ngừa bùng phát dịch bệnh. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đã phân phối 1.200 liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho những người có nguy cơ cao. Các quan chức y tế Mỹ lo ngại virus gây bệnh này đang lây lan nhanh hơn dự kiến và cho rằng đây là đợt bùng phát đậu mùa khỉ lớn nhất từ trước đến nay.   

Mỹ hiện có 2 loại vaccine với hàng triệu liều trong kho dự trữ quốc gia để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và đậu mùa cũng như một số loại thuốc chống virus để điều trị các bệnh này. Vaccine ACAM 2000 đã được Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt từ lâu và Mỹ hiện có khoảng 100 triệu liều.

Tuy nhiên, vaccine này có một số tác động phụ và có khả năng lây lan trong cơ thể người hoặc lây sang cho người khác do sử dụng chủng virus nhẹ cùng họ với virus đậu mùa và đậu mùa khỉ vốn có thể nhân bản. Trong khi đó, khác với vaccine ACAM 2000, vaccine Jynneos không có những phản ứng phụ trên bởi vaccine này sử dụng một chủng virus không còn khả năng nhân bản trong cơ thể người.

Vaccine Jynneos với liều tiêm 2 mũi đã được FDA phê duyệt và khuyến khích sử dụng từ năm 2019. Công ty Công nghệ sinh học Bavarian Nordic của Đan Mạch bào chế vaccine Jynneos cho biết Mỹ có khoảng hơn 1 triệu liều Jynneos đông lạnh tại Mỹ và Đan Mạch theo đơn hàng từ năm 2020 và các vaccine này có thời hạn sử dụng 3 năm.   

Tại Anh, từ ngày 20/5, nước này đã bắt đầu khuyến nghị tiêm chủng vaccine đậu mùa để phòng đậu mùa khỉ cho các nhân viên y tế và những người có nguy cơ cao tiếp xúc với mầm bệnh. Pháp cũng tiến hành bước đi tương tự vào ngày 25/5.

An Ngọc/TTXVN (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm