cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Thế giới hơn 161 triệu ca mắc Covid-19 và 3,3 triệu người đã tử vong

13/05/2021 08:30 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h ngày 13/5 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có tổng cộng 161.069.135 ca mắc COVID-19 và 3.344.536 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi bệnh là 138.860.699 ca.   

Thế giới hơn 160 triệu ca mắc Covid-19, hơn 3,3 triệu người đã chết

Thế giới hơn 160 triệu ca mắc Covid-19, hơn 3,3 triệu người đã chết

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 8h ngày 12/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 160.309.181 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 3.330.432 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 138.048. 709 triệu người.

Dịch tiếp tục lan rộng đáng báo động tại Ấn Độ. Cho đến nay, nước này đã ghi nhận 23.702.832 triệu ca mắc COVID-19 - cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ (33.585.943 ca), trong khi 362.406 ca không qua khỏi. Trước diễn biến như vậy, ngày 12/5, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định từ chối nhập cảnh đối với người nước ngoài từng cư trú tại Ấn Độ, Pakistan và Nepal trong vòng 14 ngày.

Tất cả các trường hợp đặc biệt đều phải được xem xét và quyết định tùy theo hoàn cảnh. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ 0h00 ngày 14/5 và chỉ áp dụng đối với người nước ngoài. Mặt khác, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi các công dân nước mình đang ở Ấn Độ xem xét việc tạm trở về nước.   

Các biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 trong ngày tại Nhật Bản tăng mạnh với 7.075 ca mắc mới và 106 ca tử vong. Số ca nghiêm trọng đang được điều trị bằng máy thở hoặc trong phòng chăm sóc đặc biệt tiếp tục tăng với 1.189 ca, gây áp lực cho hệ thống y tế một số địa phương. Thủ đô Tokyo vẫn ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao với 969 ca, trong đó 86 bệnh nhân nặng và 8 ca tử vong.   

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm kháng thể cho người dân nhằm đánh giá mức độ lây lan của dịch COVID-19, tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Trong khi đó, tình hình tại Đức đang có dấu hiệu tích cực trong những ngày qua khi xu hướng lây nhiễm mới tiếp tục giảm và chiến dịch tiêm chủng được mở rộng. Nhiều địa phương tại nước này đã lên kế hoạch nới lỏng phong tỏa trong những ngày tới. Số liệu của Viện Robert Koch (RKI) ngày 12/5 cho biết trong 7 ngày qua, tỷ lệ lây nhiễm mới đã giảm xuống còn 107,8 ca/100.000 dân, trong khi tuần trước tỷ lệ này là 132,8. Nếu tính riêng ngày 12/5, số ca mắc mới ghi nhận được là 14.909 ca, trong khi một tuần trước đó, con số này là 18.034. Hiện tại nhiều địa phương ở Đức, tỷ lệ các ca mắc mới trong vòng 7 ngày đã xuống dưới ngưỡng 100.   

Tại Berlin, chính quyền thành phố dự kiến nới lỏng phong tỏa từ ngày 19/5, theo đó, lệnh giới nghiêm từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau sẽ được dỡ bỏ, các quán ăn ngoài trời có thể sẽ sớm được mở cửa trở lại.   

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang từng bước nới lỏng hạn chế phòng dịch sau dịp lễ Eid al-Fitr trong bối cảnh số ca mắc và tử vong theo ngày giảm. Phát biểu ngày 12/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết nước này đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 và sẽ dỡ bỏ các hạn chế nhằm đưa cuộc sống bình thường trở lại. Lệnh phong tỏa toàn diện ở Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực từ ngày 29/4 đến ngày 17/5 tới. Hiện nước này có 5.072.462 ca mắc COVID-19, trong đó có 43.821 ca tử vong.   

Tại khu vực Bắc Phi, Tunisia dự định nới lỏng các biện pháp hạn chế từ ngày 17/5 tới. Phát biểu họp báo, người phát ngôn Chính phủ Tunisia cho biết các biện pháp hạn chế sẽ được kéo dài đến ngày 16/6 và sau đó lệnh giới nghiêm ban đêm sẽ được nới lỏng từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, thay vì từ 19h đến 5h như hiện nay, áp dụng từ ngày 17/5 đến ngày 6/6.

Quan chức trên cũng thông báo về việc nối lại các lớp học ở các trường học, đại học và các học viện kể từ ngày 19/5, tuy nhiên các quy định về y tế vẫn phải có hiệu lực và được áp dụng nghiêm ngặt tại các đền thờ Hồi giáo và nơi thờ tự.

Bên cạnh đó, các quán cà phê và nhà hàng sẽ được phép mở cửa trở lại từ ngày 17/5, tuy nhiên phải tôn trọng nghiêm ngặt các biện pháp y tế dự phòng, và các quán cà phê và nhà hàng chỉ được đón 30% khách trong không gian đóng và 50% trong không gian mở. Chính phủ Tunisia cũng đã xác nhận việc duy trì áp dụng các thủ tục kiểm dịch bắt buộc đối với người nước ngoài, bên cạnh việc áp dụng tất cả các biện pháp kiểm dịch ở các khu vực có nguy cơ lây lan và nhiễm bệnh rất cao cũng như có nguy cơ cao xuất hiện các chủng đột biến của virus SARS-CoV-2.

Phan An/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm