cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Câu chuyện Olympic: Cả thế giới đua nhau... nhập tịch

04/08/2016 07:09 GMT+7 | Thế giới Sao

(Thethaovanhoa.vn) - 14 tuổi, với đam mê taekwondo, Jackie Galloway từ ngôi nhà ở Texas vượt qua biên giới tham dự một giải đấu ở Torreon (Mexico). Mọi thứ thay đổi khi Galloway bất ngờ đoạt huy chương vàng, đánh bại nhà cựu vô địch thế giới.

Chuyện chẳng mới ở Olympic

HLV tuyển taekwondo lập tức chú ý đến Galloway và biết rằng cô có hai quốc tịch thông qua người mẹ của mình. Một đề nghị gia nhập đội tuyển quốc gia Mexico được gửi đến, yêu cầu cô chuyển tới trung tâm đào tạo của họ ngay lập tức. 14 tuổi, đứng trước một lựa chọn khó khăn, phải xa gia đình, nhưng Galloway bị cám dỗ bởi viễn cảnh được tham dự các giải đấu hàng đầu thế giới.

"Tôi đã thảo luận với cha mẹ", Galloway nói. "Đó là một cơ hội mà chúng tôi không thể bỏ qua". Một cách nhanh chóng, Galloway gia nhập đội ngũ các VĐV thuộc diện "nhập tịch", cạnh tranh dưới lá cờ khác.

Có hai lý do chủ yếu dẫn tới vấn đề nhập tịch của VĐV. Một số làm vậy để có cơ hội ở các giải đấu lớn, một số bị cám dỗ bởi tiền bạc từ các quốc gia giàu có.

Nhưng câu chuyện của Galloway phức tạp hơn như vậy. Thế vận hội London 2012, Galloway vẫn chiến đấu trong màu áo Mexico. Thế nhưng sắp tới, tại Olympic Rio, Galloway sẽ cạnh tranh với tư cách là thành viên của tuyển taekwondo Mỹ. "Trái tim của tôi đã gắn bó với nước Mỹ. Tôi luôn có kế hoạch để được khoác áo có tên tổ quốc đằng sau lưng mình", Galloway nói.

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) từ lâu đã vật lộn với vấn đề thay đổi quốc tịch của VĐV. Rộ lên từ những năm 1920 và 1930, khi tuyển Anh và Mỹ đưa tới Thế vận hội đội hockey trên băng gồm toàn những người Canada, nhập tịch trong những năm gần đây càng trở nên phổ biến.

Mới nhất, các quốc gia giàu có như Qatar hay Bahrain, với mục đích tăng uy tín quốc gia trên đấu trường thể thao quốc tế, đã tuyển mộ các VĐV điền kinh đẳng cấp từ... châu Phi.

Nỗ lực hạn chế nhập tịch

"Dưới góc độ đạo đức, chúng ta nên tránh 'thị trường chuyển nhượng' này trong giới VĐV", cựu Chủ tịch IOC Jacques Rogge chia sẻ từ năm 2000. "Những gì chúng ta không thích là VĐV bị thu hút bởi ưu đãi từ các quốc gia khác và trao cho họ tấm hộ chiếu của mình".

Nhưng cảnh báo của ông Rogge không ngăn được tình trạng nhập tịch gia tăng. Nghiên cứu của Trung tâm Pew Research Center cho biết tại Thế vận hội mùa Đông Sochi 2014, ít nhất 120 VĐV (chiếm khoảng 4% số lượng VĐV), cạnh tranh dưới màu cờ của quốc gia khác với mảnh đất nơi họ từng sinh ra. Canada, Mỹ, Nga là những quốc gia có lượng VĐV nhập tịch đông nhất. Trong khi đó, nhiều VĐV trượt ván của Mỹ lại lựa chọn cạnh tranh cho Brazil và Lithuania khi không giành được suất dự Olympic ở xứ cờ hoa.

Đem chuyện này ra bàn với các Ủy ban Olympic thành viên, IOC nhận được sự phản hồi rằng họ chẳng hề trao giải thưởng hay đứng ra kêu gọi nhập tịch, quyết định hoàn toàn là ý muốn chủ quan của VĐV.

Vấn đề ở chỗ Hiến chương Olympic cho phép việc nhập tịch đối với các VĐV mang hai quốc tịch hoặc thay đổi quốc tịch của họ. "Về mặt pháp lý, chúng ta không thể ngăn chặn nó mặc dù chẳng hề thích thú gì", ông Rogge thừa nhận.

Trước thực trạng đó, IOC phải đưa ra một quy định mới về nhập tịch ở Olympic. Cụ thể, bất kỳ VĐV nào đại diện cho một quốc gia trong một sự kiện lớn đều phải chờ đợi 3 năm trước khi cạnh tranh dưới một lá cờ khác.

Những trường hợp nhập tịch điển hình ở Olympic Rio

- Grand’Pierre sẽ trở thành VĐV nữ đầu tiên đại diện cho Haiti tham dự môn bơi lội ở Olympic Rio. Điều đáng chú ý là Grand’Pierre sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Giấc mơ của cô là giành suất trong đội tuyển bơi lội nữ của Mỹ nhưng chấn thương khiến tất cả vỡ vụn. Để viết tiếp khát khao ở các giải đấu lớn, Grand’Pierre quyết định đại diện cho quê mẹ Haiti.

- VĐV đấu kiếm sinh ra tại Italy Nathalie Moellhausen sẽ đại diện cho Brazil cạnh tranh ở Olympic 2016. Lý do Moellhausen chọn nhập tịch cho Brazil rất đơn giản: Cô muốn thực hiện ước nguyện của bà ngoại.

- Thú vị hơn cả là trường hợp của doanh nhân 55 tuổi người Đức Christian Zimmermann. Chẳng ai hiểu bằng cách nào mà doanh nhân này lại có hộ chiếu của Palestine và đại diện cho đội đua ngựa của quốc gia này.


Khánh Đan
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm