cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Khi quả bom đồng tính nổ giữa lòng Vatican

04/10/2015 07:04 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Đấy có lẽ là một cuộc họp báo kì lạ và gây chú ý nhất đối với không ít người có mặt: một đức ông trong bộ áo chùng đen nói trước một rừng micro về giới tính thật của mình, và rồi sau đó, khi cuộc đối thoại với báo chí kết thúc, vị linh mục 44 tuổi ấy giới thiệu và ôm hôn người tình của mình, một người đàn ông.

"Tôi muốn dành tặng tiết lộ đồng tính của tôi cho những linh mục đồng tính khác không đủ can đảm để bước ra khỏi bóng tối", cha Krysztof Olaf Charamsa nói với giọng trầm ấm, nhẹ nhàng, khá xúc động nhưng rất bình tĩnh. Một ngón tay giơ lên chỉnh chiếc kính đang hạ xuống trên mũi, đức cha người Ba Lan nói rằng, việc cha chấm dứt sự im lặng để rồi một ngày lên tiếng trước báo chí về giới tính thật của mình là điều mà cha rất muốn làm.


Cha Charamsa. Ảnh: ANSA

"Tôi hạnh phúc với cuộc sống của một người đồng tính. Tôi có một người tình. Tôi muốn làm lay động lương tri của Giáo hội về cuộc đời của rất nhiều giáo sĩ đồng tính ái". Ngừng một lúc, cha nói: "Tôi sắp cho xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Italy và tiếng Ba Lan về cuộc đời tôi".

Đối với nhiều phóng viên có mặt trong quán ăn ở cạnh quảng trường Popolo, trung tâm Rome, nơi tổ chức sự kiện có một không hai này, đấy là một điều phi thường và chưa từng có tiền lệ.

Nhiều người đã nghe hoặc chứng kiến những câu chuyện về các cha xứ bỏ nhà thờ và áo chùng để đi theo tiếng gọi tình yêu của những cô gái nào đó. Những bê bối liên quan đến việc một số giáo sĩ đã lạm dụng tình dục trẻ em bây giờ cũng không còn là chuyện gây sốc như trước nữa. Nhưng việc một linh mục tiết lộ mình là người đồng tính và sau đó công khai giới thiệu người tình của mình (một người gốc Catalan có tên Eduardo) thì là chuyện chưa từng xảy ra, và càng đẩy Tòa thánh vào một áp lực nặng nề liên quan đến đồng tính luyến ái, một vấn đề tế nhị bên trong nhà thờ và nhạy cảm bên ngoài nhà thờ.

Mà Đức ông Charamsa không phải là một linh mục bình thường. Ngài là một nhân vật cao cấp. Kể từ năm 2003, cha Charamsa là một quan chức của Thánh bộ về giáo lí đức tin, là thư kí thứ hai của Hội đồng thần học quốc tế, một người thỉnh giảng về thần học ở hai trường đại học lớn nhất trong hệ thống giáo dục của Vatican.


Cha Charamsa và người tình Eduardo. Ảnh: ANSA

Những tiết lộ của cha Charamsa, được đưa ra chỉ hai ngày trước khi Thượng Hội đồng giám mục về gia đình do Vatican tổ chức diễn ra, được coi như một quả bom lớn hướng sự chú ý về hội nghị quan trọng ấy ở Tòa thánh. Giáo hoàng Francis I cho nhóm họp hội nghị là để bàn đến các vấn đề then chốt liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng mà Giáo hội đang đối mặt.

Trong vòng ba tuần, gần 300 đức cha gồm các hồng y, giám mục và đại diện các dòng tu đến từ khắp các nơi trên thế giới sẽ thảo luận về nhiều vấn đề lớn liên quan đến những định hướng của Giáo hội trong thời gian tới, trong đó có đồng tính ái, hôn nhân đồng tính và các cặp vợ chồng Công giáo đã li dị muốn tái hôn.

Đó được coi là những vấn đề nhạy cảm mà lâu nay Nhà thờ đã tránh không muốn đề cập, vì hoặc không hiểu rõ bản chất của vấn đề, hoặc cũng có thể là quá bảo thủ, không thừa nhận và do đó không theo kịp được thời đại.

Tuy nhiên, họ không thể nhắm mắt làm ngơ mãi trước những vấn đề ấy. Vào tháng 6 vừa qua, một văn kiện được Tòa thánh công bố cho thấy, Nhà thờ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng này. Tài liệu chỉ rõ rằng, "tất cả mọi người, bất kể giới tính, cần phải được tôn trọng về mặt nhân phẩm và đón nhận, với sự nhạy cảm và tế nhị, trong nhà thờ Công giáo và trong xã hội" và rằng, những gia đình "có người theo xu hướng đồng tính" và các gia đình "có người đồng tính" cần phải được nhà thờ chú ý đặc biệt.

Tháng 10/2014, tại Thượng hội đồng giám mục bất thường về gia đình do Giáo hoàng Francis I triệu tập, các Hồng y đã tranh cãi gay gắt về việc có "chấp nhận và đánh giá xu hướng giới tính" của người đồng tính và có nên thừa nhận các phẩm chất của người Công giáo đồng tính hay không. Phần văn bản liên quan đến chủ đề này sau đó đã bị gạt ra khỏi văn kiện chính thức, do quá nhạy cảm.    

Điều đó cho thấy, bất chấp thái độ có vẻ cởi mở hơn của Giáo hoàng Francis I đối với vấn đề đồng tính (trong chuyến thăm Mỹ mới rồi, ngài có cuộc tiếp xúc  với một cặp đôi đồng tính), trong Giáo hội vẫn có một sự phản đối mạnh mẽ của những nhà thần học và giáo chức theo xu hướng bảo thủ, những người luôn tuân theo giáo lí và đức tin vào sự sắp đặt của Đức Chúa trời đối với tự nhiên và không thể công nhận những gì ngoài xu hướng ấy.


Cha Charamsa và người tình Eduardo. Ảnh: ANSA

Vì lẽ đó, họ không chấp nhận đồng tính, phản đối việc nạo phá thai và không ủng hộ việc li dị. Một người bạn Công giáo Italy có tư tưởng cải cách đã từng nói với người viết bài này rằng, "Giáo hội luôn đi sau thời đại trong nhiều vấn đề, trong đó có chuyện về người đồng tính. Nếu họ đã mất nhiều thế kỉ chỉ để công nhận một sự thật khoa học mà Copernic đã chứng minh, là trái đất quay quanh mặt trời, thì cũng sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa, họ mới thừa nhận những quyền của người đồng tính".

Có phải vì lí do ấy, mà Đức ông Charamsa, một người đáng kính và được đánh giá cao trong công việc của mình, đã công bố giới tính thật của mình, một việc mà cha khẳng định là không thể không làm?

Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với nhật báo Corriere della Sera, cha Charamsa nói rằng, sở dĩ cha cuối cùng buộc phải lên tiếng là vì "Giáo hội đã quá chậm trễ trong việc đề cập đến vấn đề này. Tôi không thể chờ đợi thêm 50 năm nữa, và tôi quyết định tuyên bố để Giáo hội biết tôi là ai. Tôi làm thế cho bản thân mình, cho cộng đồng của tôi và cho chính Giáo hội".

Cũng theo ngài, "tình yêu đồng tính là một tình yêu dạng gia đình, một tình yêu cần gia đình. Những người đồng tính nam, nữ hoặc chuyển giới đều có trong trái tim mình sự khao khát tình yêu và gia đình. Ai cũng có quyền yêu và quyền ấy được xã hội và pháp luật bảo vệ".

Vấn đề ở chỗ, quyền ấy chưa được Nhà thờ công nhận. Những người bị phát hiện đồng tính không được thụ phong linh mục. Bản thân những người đi theo đời sống linh mục cũng không được lập gia đình. Những bê bối về lạm dụng tình dục trẻ em trong giới tu sĩ đã gây chấn động dư luận trong những năm qua, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của Giáo hội, đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi về việc xem xét lại về việc có nên áp đặt lên họ đời sống độc thân. Những vấn đề đó sẽ còn được bàn cãi trong nhiều năm nữa trong lòng Giáo hội, nhưng quả bom mà cha Charamsa cho nổ đã khiến nhiều người bị sốc.

Phản ứng của Vatican rất rõ ràng sau khi cha công bố cha là ai: Cha Charamsa bị tước mọi chức vụ đang nắm giữ, bị buộc thôi làm giảng viên thần học và hầu như chắc chắn sẽ bị loại bỏ khỏi nhà thờ, trở lại với cuộc sống của một người dân thường. Nhưng cha Charamsa không hối tiếc về điều này. Sau khi tiết lộ mình là "gay", đồng thời tố cáo Thánh bộ giáo lí đức tin mà cha đã làm việc trong vòng 12 năm là "trung tâm kì thị người đồng tính của Giáo hội", cha nói: "Tôi sẽ tìm kiếm việc làm".

"Tôi hy vọng, những linh mục đồng tính khác cũng sẽ làm như tôi", cha kết luận. Tiết lộ của cha Charamsa đã là một quả bom lớn nổ giữa lòng Vatican. Liệu còn có những quả bom nào khác sắp phát nổ, trở thành một lực đẩy dẫn đến sự thay đổi quan điểm của Giáo hội về một vấn đề nóng bỏng của thế giới hiện tại mà từ lâu họ vẫn luôn chối bỏ, vì điều đó đi ngược lại giáo lí: giới tính thứ 3?

Trương Anh Ngọc (từ Rome, Italy)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm