cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Từ vụ 'Titanic trên Địa Trung Hải': Hành trình chết chóc tới… miền đất hứa

21/04/2015 06:41 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Vụ chìm tàu trên Địa Trung Hải khiến ít nhất 700 người có khả năng thiệt mạng đã khiến thế giới bị sốc. Nhưng nó chỉ là một hệ quả từ vấn nạn buôn người từ vùng Trung Đông và châu Phi sang, mà lâu nay châu Âu vẫn bị buộc tội “nhắm mắt làm ngơ”.

Có lẽ ít ai có được cái nhìn cận cảnh về hoạt động buôn người bằng chính những người di cư trái phép, đã liều lĩnh đặt cược cả mạng sống của họ để mưu cầu một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.  Yusuf, 17 tuổi, là một người di cư trái phép, đã sống sót sau khi bị bắt cóc, đánh đập, bỏ tù và suýt chết đói trong hành trình tới châu Âu. Dưới đây là câu chuyện đời đáng chú ý của cậu:

Suýt chết ngay khi vừa bắt đầu hành trình

“Gia đình tôi sinh sống ở Dải Gaza. Tôi có cha, mẹ và em gái kém  mình 2 tuổi. Anh trai tôi đã chết trong cuộc xung đột gần đây. Em họ của tôi cũng bị lính bắn tỉa sát hại. Cha tôi thì sức khỏe suy yếu tới mức khó có thể đi đâu xa.

Tôi rời Gaza vì chiến tranh. Bạn không thể bước đi thoải mái trên đường khi biết rằng bất kỳ lúc nào mình cũng có thể mất mạng vì một quả bom. Xung quanh tôi toàn là chiến tranh và chết chóc. Tôi muốn thay đổi đời mình, tìm cuộc sống mới.


Yusuf kể lại hành trình kinh hãi của cậu với tờ Independent

Tôi rời Gaza cùng một người bạn thân đã lớn lên cùng mình từ bé. Chúng tôi đi dọc theo biên giới tới Lebanon. Khi đến nơi, chúng tôi đã ở lại một gia đình là những người tị nạn tại Lebanon.  Bạn tôi và tôi muốn tới châu Âu. Nhưng chưa kịp thực hiện ý định thì chúng tôi đã bị bắt cóc.

Những kẻ đó tống chúng tôi vào một nhà giam tối tăm, đòi chúng tôi phải chi ra 1.000 USD để được tự do. Chúng còn dọa giết chúng tôi, ghi hình chúng tôi bị đánh và gửi về gia đình. Tôi đã thấy một số người bị chúng rút móng khỏi bàn tay. Có lẽ kinh hãi với các hình ảnh như thế, gia đình tôi đã nộp tiền cho những kẻ bắt cóc.

Chúng tôi được tự do và ở lại Lebanon trong 2 tháng. Chúng tôi rất sợ các nhóm có vũ trang. Chúng thường xuyên đe dọa và còn xâm hại cả những người phụ nữ sống trong các trại tập trung.

Sau một thời gian, chúng tôi đã bắt liên lạc với những tay buôn người và tìm cách sang Libya cùng họ. Chúng tôi di chuyển trên một chiếc xe tải không mui. Chiếc xe chở khoảng 30 người ở trên, di chuyển rất nhanh trên một quãng đường dài 160km. Nếu rơi khỏi xe, anh sẽ bị bỏ mặc lại trong sa mạc.  Trong hành trình của tôi, có 3 người Palestine đã bị rơi xuống và chiếc xe đã không quay trở lại.

Chúng tôi tới đích trong sa mạc, ở cùng rất nhiều người, thuộc nhiều quốc tịch. Họ (những kẻ buôn người) cho chúng tôi uống nước từ một cái can, nhưng nước đầy mùi xăng. Chúng tôi chỉ được cho ăn 1 lần mỗi ngày. Cứ 10 người được phát một đĩa nhỏ đồ ăn. Chúng tôi đói tới mức phải mua bột bánh mỳ và làm bánh để ăn. Họ bán cho chúng tôi bột mỳ với giá cắt cổ. Một số người đã chết vì đói và khát.


Một số nạn nhân của vụ chìm tàu mới nhất may mắn được Tuần duyên Italy giải cứu

“Tôi chỉ muốn được làm một con người”

Tại Libya, tất cả đồ đạc của chúng tôi như quần áo và giày dép đều bị đánh cắp hết. Chúng tôi chỉ xin được quần áo mới khi gặp những kẻ buôn người. Chúng tôi phải chi 1.000 USD để chúng đưa mình tới Italy.

Hai người chúng tôi được đưa xuống một chiếc tàu và “thuyền trưởng” nói rằng tất cả chúng tôi sẽ tới Italy. Chúng tôi phải tự bỏ tiền túi để mua áo phao. Những người ít tiền đành chấp nhận không có phao. Có khoảng 250 người trên con tàu 2 tầng, một số người châu Phi bị nhét xuống tầng dưới hầm tàu.

Những kẻ buôn người có súng và chúng dọa rằng nếu ai đó hé răng nói nửa lời, chúng sẽ quẳng họ xuống biển hoặc nổ súng bắn chết. Chuyến đi tới Italy kéo dài 13 giờ đồng hồ. Có 2 lần con tàu gặp sự cố và phải dừng lại. Thực tế thì ngay khi chúng tôi vừa rời khỏi Libya, tàu đã gặp sự cố.

Cánh đàn bà và lũ trẻ trên tàu bắt đầu khóc, nhưng may thay một người trong số chúng tôi đã sửa được động cơ nên con tàu lại tiếp tục lên đường. Đôi khi nước tràn vào trong tàu và chúng tôi phải dùng tay múc nước đổ ra ngoài.

Khi biển động, chúng tôi sợ rằng mình sẽ chết đuối. Cảm thấy không còn xoay sở được nữa, thuyền trưởng đã gọi điện cho lực lượng Tuần duyên Italy, đề nghị giải cứu. Chúng tôi đã quá sợ hãi nên khi nhìn thấy tàu tuần duyên, tất cả đều vỡ òa trong vui sướng. Ngay cả những đứa trẻ cũng hạnh phúc. Tuy nhiên thuyền trưởng và tay chân vẫn cố nổ súng về phía Tuần duyên, vì chúng không muốn mất quyền kiểm soát con tàu cùng những người di cư chúng tôi.

Khi chính thức đặt chân lên đất Italy, tôi đã tiêu hết 4.000 USD. Nếu không nhờ mẹ bán sạch vàng, tôi hẳn đã không thể tới đích. Tôi muốn mọi người biết câu chuyện của mình. Tôi muốn kể với thế giới để chuyện như thế này không xảy ra một lần nữa. Tôi chỉ muốn được làm một con người mà thôi”.

Ahmed Ali, một thanh niên di cư trái phép 19 tuổi tới từ Somalia, nói rằng các chuyến vượt biên bằng tàu cũng thường là hành trình đi biển đầu tiên của rất nhiều người. “Khi biển động, nhiều người di cư sợ hãi tới mức họ cầu nguyện Thượng đế và hỏi mình đã làm gì để Người tức giận đến thế. Lúc lên tới bờ, họ thường khẳng định sẽ không bao giờ muốn nhìn thấy biển thêm một lần nữa” - Ali nói.

Tường Linh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm