cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Avatar hay The Hurt Locker cũng tạo nên lịch sử

06/03/2010 08:23 GMT+7 | Phim

(TT&VH Cuối tuần) - Lễ trao giải Oscar lần thứ 82 diễn ra tại Nhà hát Kodak, Los Angeles, sẽ được phát sóng tại Việt Nam cùng thời điểm, từ 5h45 đến 11h45 sáng thứ Hai, ngày 8/3 (giờ Hà Nội) trên Đài truyền hình Hà Nội với cả ba phần: On the Red Carpet: Chào đón các ngôi sao trên thảm đỏ (6h - 8h); Pre - Academy Awards: tiền Academy Awards gồm khâu chuẩn bị, phỏng vấn trước lễ trao giải (8h - 8h30); Academy Awards: Lễ trao giải chính thức (8h30 - 11h30). Trước thềm Lễ trao giải, hãy cùng TT&VH Cuối tuần thưởng thức những hương vị khác nhau của các đề cử năm nay và cùng dự đoán: Ai sẽ là người chiến thắng?

Oscar - giải thưởng lớn nhất hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ tất nhiên là phải tôn vinh những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nhất trong năm. Nhưng một tiêu chí quan trọng không kém để các vị giám khảo bỏ phiếu cho bộ phim hay nhất, dù không được nói ra, là nó phải chinh phục được khán giả. Nói cách khác, nó không quá xa lạ với công chúng. Điều này đã được khẳng định: trong suốt 30 năm qua, từ giải Oscar năm 1979 đến giải Oscar 2009, có đến 19 bộ phim đạt mức doanh thu trên 100 triệu USD ở thị trường nội địa (tất nhiên là doanh thu tăng lên đáng kể sau khi phim đoạt Oscar), 11 bộ phim còn lại cũng đạt mức xấp xỉ. Thấp nhất trong số đó là bộ phim lịch sử về vị vua cuối cùng của Trung Hoa The Last Emperor (1987) đạt 44 triệu và phim chiến tranh Việt Nam The Deer Hunter (1978) đạt 48 triệu USD. Nếu tính cả mức trượt giá so với thời điểm hiện tại thì hầu hết chúng đều đạt mức doanh thu trên 100 triệu USD.


Cuộc đối đầu có một không hai

Hai đối thủ chính của mùa giải Oscar năm nay dường như rơi vào thế đối đầu có một trong hai trong lịch sử: nó được dàn dựng bởi hai đạo diễn từng là vợ chồng của nhau (dù cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài 2 năm), theo hai phong cách hoàn toàn trái ngược nhau (một là siêu phẩm bom tấn ăn khách nhất thời đại, một là phim độc lập có doanh thu cực kỳ khiêm tốn).


Avatar, đại diện xứng đáng nhất của phe thương mại nhưng mang tính nghệ thuật
 rất có thể trở thành Phim hay nhất
Nếu Avatar thắng giải, nó tiếp tục xu hướng của AMPAS trong suốt 30 năm qua: tôn vinh những bộ phim xuất sắc nhưng phổ biến với công chúng, thậm chí là công chúng toàn cầu. Nếu Avatar thắng giải, Oscar sẽ trở thành giải thưởng của toàn thế giới điện ảnh bởi tính đến trước ngày trao giải Oscar, nó đạt mức doanh thu 720 triệu USD tại thị trường Bắc Mỹ, còn tính tổng toàn cầu là xấp xỉ 2,6 tỷ USD (bằng cả 3 tập phim The Lord of the Rings cộng lại). Một cột mốc lịch sử khác của Oscar cũng được thiết lập nếu Avatar thắng giải: nó là bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại đoạt giải Phim hay nhất Oscar, phá vỡ kỷ lục 12 năm do Titanic, cũng của đạo diễn James Cameron nắm giữ.

Ngược lại nếu The Hurt Locker thắng giải, một kỷ lục ngược cũng được thiết lập: nó là bộ phim có doanh thu thấp nhất đoạt giải Phim hay nhất trong suốt 30 năm qua, thậm chí có lẽ là bộ phim có doanh thu thấp nhất trong 82 mùa trao giải Oscar! Được giới thiệu và tạo được tiếng vang tại LHP Venice, được đề cử tại giải Tinh thần độc lập từ năm 2009 và sau đó mới phát hành tại thị trường Mỹ trong mùa Hè 2009 nhưng sau 21 tuần chiếu rạp, bộ phim chỉ thu được 12,6 triệu USD tại thị trường Bắc Mỹ và khoảng hơn 6 triệu USD nữa ở thị trường nước ngoài. Bộ phim này rút khỏi rạp chiếu từ tháng 11/2009 và đã phát hành đĩa DVD nên nếu như nó thắng giải, kế hoạch tái phát hành và thu thêm tiền vé hầu như không khả thi.

Trong các cuộc đua tiền Oscar, AvatarThe Hurt Locker kình địch nhau quyết liệt. Tại giải Quả cầu vàng, Avatar thắng đậm với giải Phim và Đạo diễn xuất sắc, The Hurt Locker về tay trắng. Nhưng ngay sau đó, The Hurt Locker thắng giải Đạo diễn xuất sắc của Hiệp hội Đạo diễn Mỹ và Phim hay nhất của Hiệp hội Nhà sản xuất, 2 giải thưởng rất quan trọng có tác động lớn đến giải Oscar. Ngay cả giải Bafta của Anh cũng tôn vinh The Hurt Locker với 6 giải quan trọng, trong đó có giải Phim, Đạo diễn và Biên kịch; trong khi Avatar chỉ giành 2 giải khiêm tốn về kỹ thuật.

Giải Oscar năm nay cũng mở ra một cột mốc mới khi số lượng phim đề cử giải Phim hay nhất tăng lên gấp đôi. Con số 10 phim được đề cử rõ ràng thu hút thêm sự chú ý của công chúng, nhất là 5 trong 10 phim đạt mức doanh thu rất cao, thậm chí là cao nhất trong nhiều mùa Oscar trở lại đây. Doanh thu năm 2009 cũng đạt một cột mốc kỷ lục mới với 10,6 tỷ USD tiền bán vé ở thị trường Bắc Mỹ. Avatar, đại diện xứng đáng nhất của phe thương mại nhưng mang tính nghệ thuật, có lẽ sẽ chiến thắng trong cuộc đua giành giải Phim hay nhất.


The Hurt Locker được đầu tư kinh phí thấp, doanh thu thấp nhưng lại là kỳ phùng địch thủ của Avatar
Ngược lại, The Hurt Locker với ngôn ngữ điện ảnh chân thực theo phong cách giả tài liệu nhưng lại đạt hiệu quả cao, rất đáng được tôn vinh, khi mà xu hướng lạm dụng kỹ xảo đang tràn lan ở Hollywood. Kathryn Bigelow, nữ đạo diễn mạnh mẽ và quyết liệt khi chọn một đề tài gai góc, nóng bỏng và mang tính thời sự cao cũng đáng được tưởng thưởng. Giải Đạo diễn xuất sắc nhất, vì thế không có ai xứng đáng hơn nữ đạo diễn vừa bước sang tuổi 60 này. Mới chỉ có 3 nữ đạo diễn được đề cử trong lịch sử 81 lần trao giải Oscar (nữ đạo diễn Ý Lina Wertmuller năm 1977 với Seven Beauties, nữ đạo diễn New Zealand Jane Campion với The Piano năm 1994 và gần đây là đạo diễn Mỹ Sofia Coppola với Lost in Translation năm 2004) nhưng chưa ai trong số họ đoạt giải. Kathryn Bigelow rất có thể trở thành nữ đạo diễn đầu tiên chạm đến tượng vàng Oscar cho hạng mục vốn bị thống trị bởi đạo diễn nam giới này.

Một mùa Oscar nhiều hương vị

Bỏ qua chuyện thắng thua, con số 10 phim được đề cử Phim hay nhất năm nay đã đem đến cho khán giả một bữa tiệc nghệ thuật thịnh soạn và nhiều hương vị của điện ảnh Mỹ năm vừa qua.

Avatar District 9 là hai bộ phim khoa học giả tưởng có cốt truyện khá tương đồng kể về cuộc đối đầu giữa người trái đất và người hành tinh khác. District 9 nói về cuộc “mắc nạn” của người ngoài hành tinh tại trái đất (Johannesberg) và bị đối xử tàn tệ (nhốt vào một khu trại biệt lập và chịu sự quản thúc của con người). Avatar lại là cuộc xâm chiếm của người trái đất lên hành tinh Pandora kỳ ảo với tham vọng tìm nguồn năng lượng cho tương lai. Avatar gây choáng ngợp về hình ảnh và mở ra một cột mốc mới cho nghệ thuật thứ bảy còn District 9 đáng ngưỡng mộ về kịch bản và phong cách dàn dựng. Cả hai, đều mang đến thông điệp cảnh báo sự tham vọng, sự phân biệt và kỳ thị của con người.

The Hurt Locker Inglourius Basterds là hai bộ phim chiến tranh theo hai phong cách khác biệt. The Hurt Locker mô tả cuộc sống chân thực đến nghiệt ngã của những người lính phá bom mìn trên chiến trường Iraq, nơi thân phận của họ đứng bên bờ vực sống chết. Inglourious Basterds đậm chất giễu nhại và hài hước đặc trưng của đạo diễn Quentin Tarantino khi tái hiện lại cuộc chiến chống phát xít Đức của người Do Thái trong thế chiến thứ hai.

Dự đoán của TT&VH Cuối tuần: Phim hay nhất- Avatar, Đạo diễn xuất sắc nhất-Kathryn Bigelow

Up in the Air
cũng là một bộ phim châm biếm về triết lý sống của con người đương đại, trong đó nhân vật Ryan Bingham (do George Clooney đóng) là một “ca” đáng được nghiên cứu về tính cách. Cô gái da đen thừa cân, thất học và bị lạm dụng trong Precious lại là tiếng thở dài về những thân phận dưới đáy xã hội trong thời đại ngày nay.



George Clooney trong phim Up in the Air
Các bộ phim được đề cử khác đều đem đến những góc nhìn và thông điệp gần gũi: Up với khát vọng thực hiện giấc mơ, The Blind Side đầy nhân văn về tình yêu thương và sự sẻ giữa người giàu và người nghèo, người da trắng và da màu. Hai bộ phim A Serious ManAn Education lại hơi riêng tư với phong cách khó trộn lẫn. An Education là đại diện duy nhất của điện ảnh Anh góp mặt với câu chuyện về sự trải nghiệm của một cô gái mới lớn khi bước vào thế giới thượng lưu. Diễn xuất sinh động đáng ngạc nhiên của ngôi sao mới Carey Mulligan đem đến cho bộ phim những khoảnh khắc đầy cảm xúc và tinh tế. A Serious Man lại đậm chất tự trào và ẩn dụ của anh em nhà Coen, kể về cuộc sống của một người Do Thái sống bên ngoài thành phố…

Lê Hồng Lâm

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm