cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhà văn Nhật Chiêu 'biến hình' vào vạn vật

20/12/2015 16:44 GMT+7 | Đọc - Xem

(Thethaovanhoa.vn) - Nhà văn Nhật Chiêu lần đầu tiên phát hành tập thơ Tôi là một kẻ khác (NXB Văn hóa - Văn nghệ, quý 4/2015) với hai thể loại thơ mới, do ông sáng tạo ra. Thể thứ nhất là “thơ giao lời kể”, với một trang in thơ và một trang là những lời kể liên quan đến bài thơ đó. Thể thứ hai là “thơ tượng quẻ”, dựa theo cấu trúc của các quẻ Kinh dịch để làm bài thơ tương ứng và tương ý.

Tên tập thơ của ông được lấy ý từ một câu thơ của Arthur Rimbaud: “Je est un autre” (tôi là kẻ khác).

Thơ giao lời kể

Đây có thể là một trường ca gồm 36 khúc, mà mỗi khúc là một bài thơ riêng lẻ, dù tác giả chẳng tách riêng nó ra và cũng chẳng đặt tựa cho từng bài.

“Như một cọng cỏ dại, đời sống nhú lên. Từ một cọng cỏ dại, đời sống sinh sôi. Và đến lượt mình, đời sống biến hình vào vạn vật”, Nhật Chiêu nói ngắn gọn. Và ông biến hình vào thơ, trở thành một kẻ khác, thành nhiều kẻ khác trong hai thể thơ mà ông vừa sáng tạo ra.


Nhà văn Nhật Chiêu

Như một bài thơ, ông viết:“tôi là cọng cỏ dại/ từng mọc ngày xưa rồi/ tôi là cọng cỏ dại/ sẽ mọc ngày sau thôi”. Và lời kể: “tình cờ chiều hôm ấy du khách gặp cọng cỏ dại mọc giữa kẽ đá và nghe cỏ hát tôi là/ trên đường trở về du khách tự nhủ cỏ biết cỏ là ai/ còn tôi?”.

Từ đó trở về sau, ông tiếp tục bước trên đường, rồi từ từ biến hình, có thể thành một con sâu: “tôi là một con sâu/ đo hoài cái không biết/ đo thử cái thiên thâu/ và đo chơi cái sầu”. Một anh hề: “tôi là một anh hề/ tự cười mình mỏi mê/ một hôm bưng mặt khóc/ thiên hạ cười hả hê”.

Mộng trong mộng - trong mộng - trong mộng. Con sâu không biết và không cần biết mình đang trong giấc mộng của một khách thơ, nên nó tiếp tục mơ giấc mơ dài về những chiếc bóng khác. Đến lượt những chiếc bóng cũng không biết mình chỉ là một giấc mơ, nên nó tiếp tục mơ. Và chính những giấc mơ cũng… đang mơ.

Bắt đầu bằng điệp khúc “tôi là” không viết hoa, từng “kẻ khác” lần lượt hiện trong mơ: chiếc giếng không, tín đồ, kẻ điên, chim sa, con vịt xấu, chim sẻ, đứa bé, kẻ đi lạc, mặt nạ, ống sáo, cái cân, chiến binh, kẻ mị tình, gái trinh, con rắn, áng mây trôi, vũng nước đọng, Sheherazade, Xuân Hương, Alice, cánh bướm, con thuyền, cái rìu, thánh nhân, bóng ma, kẻ tự sát, viên đạn, cái đình, vỏ ốc rỗng, thằng bờm, người hóa đá, Trương Chi…


Bìa tập thơ "Tôi là một kẻ khác"

Lần này là giấc mơ của một con điếm: “tôi là một con điếm/ đêm mưa đứng trên cầu/ tôi cùng mưa lấp liếm/ dồn lại những sầu lâu”. Và lời kể: “một người khách trong đêm tìm đến với gương mặt đầy thương tích, như mới vừa bị ném đá/ tôi chợt nhận ra trong mưa, người khách lạ đêm nay. đến từ hơn 2.000 năm trước/ a đêm nay. a mưa bay”.

Hơn 2.000 năm trước, vị khách kia là ai? Ông có mối liên hệ gì với cô gái điếm? Tôi không biết. Chỉ biết rằng, trong đêm mưa gió này, vị khách lạ kia mình đầy thương tích tìm đến cô, vượt thoát nỗi sầu thiên thu dồn lại.

Thơ tượng quẻ

Giới thiệu cùng lúc 2 thể thơ mới, nhưng Nhật Chiêu dường như khá e dè và dành mảnh đất khá khiêm tốn khi chỉ giới thiệu 8/64 bài thơ cho thể “thơ tượng quẻ” mà ông đã kỳ công sáng tạo theo Kinh dịch, mỗi bài thơ tương ứng với 1 quẻ. Nhịp thơ đi theo nhịp của các hào âm và dương, mỗi bài thơ được trình bày kèm với từng tượng quẻ để thấy rõ điều đó.

“Nếu mỗi tượng quẻ trong Kinh dịch bao gồm 6 hào âm dương thì mỗi bài thơ của ông cũng bao gồm 6 câu thơ liền mạch hay ngắt nhịp tương ứng với các hào âm (- -) hay hào dương (-) trong quẻ đó. Từ 6 hào âm và dương đó, Nhật Chiêu đã sáng tạo nên những bài thơ gồm 6 câu với cách trình bày ngắt nhịp trong câu thơ điền đầy khuôn hình thức của từng quẻ và mỗi bài thơ là sự mô phỏng chủ đề ý nghĩa của quẻ đó”, TS La Mai Thi Gia nhận xét.

Ví dụ như bài thơ “gió theo gió” viết theo quẻ tốn (thuận), thì thể tính của gió, bụi, hư vô… là những biểu tượng tràn đầy trong đó.

Có vẻ càng lớn tuổi thì Nhật Chiêu càng ham chơi. Ông như đứa bé con đang say mê chơi với trò chơi sáng tạo con chữ và thể loại của mình.

Ngân Hoa
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm