09/12/2016 13:47 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Cơ thể chúng ta là một khối thống nhất và hầu hết cả bộ phận đều hoạt động cả ngày lẫn đêm. Dù không có thời gian nghỉ ngơi cụ thể, nhưng mỗi cơ quan đều có một khung giờ riêng để tự thanh lọc mình. Việc nắm bắt được khung giờ sẽ giúp chúng ta biết cách hỗ trợ tối đa cho quá trình thải độc.
11 - 13H: TIM BẮT ĐẦU "LÀM VIỆC"
Tim là trung tâm của mọi cơ quan trong cơ thể. Độc tố tạng tỳ thường gây mất ngủ, làm tim đập nhanh, nghẽn mãu (với các triệu chứng: tức ngực, ngực đau nhói như kim châm)…
Có thể bạn không để ý nhưng từ 11 – 13h, nhịp tim của chúng ta thường đập nhanh nhất để “tống khứ” các độc tố, thế nên, để hỗ trợ cho công việc này, bạn không nên hoạt động mạnh. Khi ăn, cần nhai từ từ, tránh nghẹn. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng các thực phẩm tốt cho tim vào thời gian này như: bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, cà chua, dưa hấu, bưởi, tỏi…
Đặc biệt, nếu sau ăn 15 phút, bạn có thể ngủ một giấc ngắn thì cũng rất có lợi cho tim. Tuy nhiên, cần tránh ngủ gục trên bàn làm việc vì như thế vô tình cơ thể bạn đã chèn ép lên tim.
13 - 15H: RUỘT NON (TIỂU TRÀNG) THẢI ĐỘC TỐ
Ruột non là một phần của hệ tiêu hóa sau dạ dày và trước ruột già. Đây là nơi diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của phần lớn thức ăn được đưa vào cơ thể.
Thông thường, ruột non bị nhiễm độc do chúng ta ăn phải thực phẩm ôi thiu hoặc có chất độc hoặc đơn giản là do cơ thể nhiễm lạnh.
Người bị nhiễm độc ruột non thường có các biểu hiện như: dị ứng, tiêu chảy, đau bụng quặn từng cơn… Ở thể nặng có thể bị phù nề, sưng huyết, thậm chí là loét, hoại tử.
Để hỗ trợ cho quá trình bài độc của ruột non, bạn có thể thực hiện một vài động tác đơn giản như đá chân nhẹ nhàng. Nhờ kích thích này mà mạch máu ở đây hoạt động tốt hơn, đẩy chất độc tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể ăn các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa là: các loại rau xanh, hoa quả, khoai lang, vi khuẩn có lợi trong sữa chua…
15 - 17H: BÀNG QUANG "XUẤT TRẬN"
Là cơ quan chứa nước tiểu của cơ thể, bàng quang bị khá nhiều vi khuẩn bủa vây. Khi không thể thải hết các vi khuẩn này ra ngoài, bàng quang sẽ bị nhiễm độc với các biểu hiện như: đau bụng dưới, tiểu rát, tiểu buốt, tiểu ít và khó… Trong nhiều trường hợp, độc tố có thể khiến bàng quang bị ung thư.
Để kích thích bàng quang thải độc, bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là trong khoảng thời gian 15 – 17 giờ. Bạn cũng có thể massage ở vùng bụng dưới để kích thích đi tiểu. Đặc biệt, một khi đã buồn tiểu, không nên nhịn vì như thế dễ gây nhiễm trùng đường tiểu.
17 - 19H: THẬN BÀI ĐỘC
Cơ thể chúng ta có 2 quả thận nằm sát lưng của thành khoang bụng, hai bên cột sống.
Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài.
Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.
Khi thận bị “ốm”, chúng ta sẽ có các biểu hiện như: phù, mất ngủ, hoa mắt, đau lưng, tiểu nhiều về đêm… Để giúp thận bài độc, trong khoảng thời gian này, hãy thực hiện các loại hình vận động phù hợp như: chạy chậm, đi bộ nhanh… Ngoài ra, lắc hông cũng là phương thức luyện tập có thể mang lại tác dụng kích thích mát xa thận. Bữa tối bạn nên ăn chút mộc nhĩ đen, rong biển để vừa giúp bổ thận, vừa hỗ trợ việc bài độc.
Q.C
Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất