cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Thư EURO: Gia đình chị Thanh và biển

04/07/2016 19:20 GMT+7 | Euro 2020

(Thethaovanhoa.vn) - Càng đến gần thành phố Saint-Nazaire, không gian càng quyến rũ. Thành phố quá bình yên, với những con đường nhỏ quanh co, thấp thoáng những ngôi nhà chỉ một tầng đầy cỏ hoa đặc trưng Pháp.

Chúng tôi tìm đến nhà chị Nguyễn Kim Thanh, hiện làm bác sỹ. Cả nhà mừng rỡ. Chị Thanh là con gái Hà Nội gốc. Học trường Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1992, đã lọt vào mắt xanh của anh Michel, cán bộ ngành điện lực, sang Việt Nam du lịch. Năm 1994, hai người nên vợ chồng, rồi sang Saint-Nazaire. Cả hai không ngớt dành cho nhau những lời có cánh. Ngồi cạnh bên là 3 đứa con (một trai hai gái) khỏe mạnh, xinh đẹp và hiền hậu. Một gia đình hạnh phúc, khá giả, rất dễ cảm nhận điều đó. Hiện ở Saint-Nazaire, chỉ có khoảng 10 gia đình Việt Nam sinh sống. Con số ấy quá ít nên việc chị Thanh kể lúc mới sang khóc lóc “sưng mắt”, cũng dễ hiểu.

Michel tình nguyện làm tài xế, chở vợ con và chúng tôi đi thăm thành phố. Niềm tự hào nơi mà Michel gắn bó cả cuộc đời, toát trên gương mặt anh. Chúng tôi đến thăm nhà máy đóng tàu STX Europe nổi tiếng, nơi sản xuất chiếc tàu lớn nhất thế giới vừa xuất cảng, thông tin tràn ngập trên báo chí. STX Europe được coi đã đóng và bán không ít tàu quân sự, tàu sân bay cho nhiều nước. Lang thang giữa nhà máy mênh mông này, chúng tôi lại nhớ đến con tàu Amiral Latouche-Tréville, từng đưa Bác rời bến nhà Rồng thuở xưa.

Và cuối cùng, mục đích chính của chúng tôi vẫn là muốn ghé thăm biển, để xem biển nơi đây có “cái vị” gì, khiến hàng triệu du khách nườm nượm kéo đến hàng năm?

Xe chạy men theo biển, tựa như chạy trên đường Trần Phú (Nha Trang). Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng). Điều dễ nhận ra sự khác biệt nhất, đấy là phía biển và các bãi tắm không bị che khuất. Không có hàng quán và tất nhiên, không bán rong. Còn bên kia đường, các khách sạn san sát, cái nào cũng cổ kính, cao nhất chỉ 5 tầng. Không khách sạn nào có không gian để bán bia rượu. Tất cả im lìm, trầm mặc. Đấy chỉ là nơi dành cho nghỉ ngơi.

Có nghĩa, bãi biển dành tuyệt đối không gian cho du khách đến đây vui chơi - ngắm - tắm biển và nghỉ. Muốn ăn chơi vui nhộn, tìm đến khu vực khác không xa biển. Chúng tôi cứ hình dung biển nơi đây phải như thiên đường, nhưng vỡ mộng. Nước biển không thể tắm vì lạnh đã đành, bãi lại không có cát trắng, thay vào đó là sỏi lẫn vỏ sò phủ kín. Trong cảnh huống này, chúng tôi lại nghĩ về biển nhà. Sao biển chúng ta đẹp thế, thuận lợi thế, vẫn không thể đưa du lịch biển cất cánh. Không cần to tát, phải trả lại cho các bãi biển không gian đẹp – xanh - sạch. Nạn bán hàng rong phải được dẹp bỏ. Khu nhậu nhẹt phải được quy hoạch vào một vùng cách xa biển hơn 1 km, như ở thành phố này, chứ không tràn đầy ở ven đường biển. Quan trọng nhất, phải có chính sách tốt để người dân bản địa sống được với du lịch biển, để họ không làm ăn chụp giật, phải đi bán hàng rong… Ở nơi này, không có khái niệm bán đất ven biển cho các đại gia, chặn đường xuống biển của dân, để rồi cùng dự dự án ven biển “chui” gây nhức nhối.

Chia tay Saint-Nazaire trong đêm, chúng tôi trở lại Paris mà lòng trĩu nặng suy ngẫm. Một thành phố biển khá tương đồng với nhiều địa phương Việt Nam, nhưng tại sao họ làm quá tốt ở hai lĩnh vực: Du lịch biển và phát triển ngành công nghiệp nặng.

Saint-Nazaire thuộc địa phận của Loire-Atlantique, nơi còn nổi tiếng với các ngành công nghiệp nặng như xưởng đóng tàu lớn nhất châu Âu, sản xuất. Trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, chúng ta cũng có thể đề cập đến sự hiện diện của Famat, đơn vị chung của Snecma (Safran Group) và General Electric, chuyên sản xuất các thành phần cấu trúc cho động cơ phản lực. Đây cũng là nơi trú ngụ xưởng sản xuất các bộ phận của máy bay Airbus lừng danh của Pháp.

Ngoài ra ở Saint Nazaire , khi nói về ngành kỹ thuật cơ khí, với MTES Pielstick ( ngày nay được gọi là MAN), chuyên sản xuất động cơ diesel 4 thì cho các ứng dụng hải quân, đường sắt và điện động cơ. Bên cạnh đó , cảng biển ở thành phố này được xem là một cảng lớn nhất trên bờ biển Đại Tây Dương của Pháp, trong sự hợp tác liên đô thị của cảng Nantes- Saint- Nazaire, bao gồm một thiết bị đầu cuối thực phẩm, thiết bị đầu cuối LNG, các nhà máy lọc dầu Total tại Donges và còn nhiều ngành công nghiệp khác nữa.


Hữu Quý – Việt Sơn
Thể thao & Văn hóa

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm