cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Thư gửi robot Citizen: Linh hồn cỏ cây

03/12/2021 07:25 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Thư gửi robot Citizen: Thương lắm, chợ ơi!

Thư gửi robot Citizen: Thương lắm, chợ ơi!

Trong ký ức của người dân nước tôi, đặc biệt ở thôn quê, hình ảnh chợ luôn gây xúc động mãnh liệt. Câu ca trong ca khúc “Về quê” của nhạc sĩ Phó Đức Phương có lẽ tiêu biểu: “Ơi quê ta dầu sương dãi nắng/ Phiên chợ nghèo lều tranh mái xiêu/ Kìa dáng ai như dáng chị, dáng mẹ tôi”.

Lá thư này tôi bắt đầu bằng một câu chuyện cá nhân. Đấy có thể gọi là một “cú sốc” không hề nhẹ khi cha tôi thông báo vì sửa nhà, ông đã đốn hạ cây đào tuyệt đẹp ngay trước hiên.

Mỗi độ Xuân về, tôi thường cùng các con và cha tôi ngồi dưới gốc đào rất lớn này thưởng trà. Mưa xuân lất phất bay, dăm cánh đào phai rơi xuống trong tiết se lạnh, đấy là khoảnh khắc vô cùng hạnh phúc của một người con từ xa về quê ăn Tết.

Cây đào này còn là “thần tượng” của nhiều đứa bạn tôi. Mấy đứa còn mong một dịp nào đó để được về chụp ảnh chung với nó, trong sắc màu rực hồng cả hiên nhà.

Chú thích ảnh
Đào nở đúng độ khoe sắc thắm. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Dĩ nhiên đám bạn chia sẻ với “nỗi đau” của tôi. Một “diễn đàn” nhỏ bình luận rôm rả, tựu trung là quá tiếc nuối, cha có thể bứng gốc đào đi trồng chỗ khác, thay vì chặt đi. Một chị gái vốn là nhà thơ cùng quê đã trải lòng: “Tiếc quá em à. Hồi chị ra căn nhà cũ ngoài Nghệ An (sau 40 năm), chị không muốn ra lần 2 nữa, vì quanh xóm hiếm hoi lắm mới thấy một gốc đào. Bà con nói, cây không đem lại lợi ích gì, nên chặt”.

Đúng vậy, người miền Bắc thường thì mỗi nhà trong vườn có mấy cây đào. Xuân về nhà nhà lấp ló cánh hồng thật đẹp. Nhưng, do không mang lại “kinh tế” nên ngày càng ít người trồng đào. Tết đến, người ta mới đi mua về trưng, đã làm giảm phần nào cái hồn quê.

Người quê nếu nhà ai có tang, cây cối thường được cột băng trắng. Mỗi cây có một tính cách khác biệt, và người ta còn tin rằng cỏ cây cũng có linh hồn.

Hơi bị “áp lực”, cha tôi đã đi khắp làng và tìm được một cây đào nhỏ. Ông trồng đúng vị trí cũ, rồi hớn hở báo tin là cây đào đã bén rễ xanh tươi chắc cũng nhanh có hoa trở lại.

Sophia thân mến!

Bất cứ mảnh đất nào chúng ta đi qua, màu xanh của cây cỏ thường đọng lại rất lâu trong tâm trí. Thậm chí, một vạt cỏ, một cái cây cô đơn cũng như là biểu tượng văn hóa của cả vùng, có hấp lực rất lớn, đặc biệt khi có sự “trợ giúp” của điện ảnh.

Chú thích ảnh
Người dân chọn đào chơi Tết. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Nhắc đến Huế mùa Hè, mọi người nghĩ ngay đến cây phượng trứ danh cạnh cầu Tràng Tiền, bao du khách, nghệ sĩ đã đến đây tham quan, chụp ảnh. Huế còn có cái cây rất nổi tiếng sau khi ra mắt phim “Mắt biếc”. Cây ngô đồng, hay còn gọi là cây “cô đơn”, cây “mắt biếc” tại làng Hạ Cảng - xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền chưa bao giờ được "yên tĩnh". Hằng ngày, từng đoàn gắn máy, xe hơi… vẫn lũ lượt về đây, chỉ để ngắm cái cây, chụp hình, check-in. Người đi đông không kể đầu tuần hay cuối tuần. Xứ “hoa vàng, cỏ xanh” Phú Yên, những bãi cỏ lau đỏ Tây Nguyên và vô số nơi khác trên đất nước mà nhiều khi chỉ cái cây, bãi cỏ, ghè đá cũng thu hút vô số khách du lịch. Bảo vệ được các “di sản” đó không đơn giản, bởi nhiều khi nó không thuộc về riêng ai.

Mới đây nhất, cây phong ba trên đỉnh Lảo Thẩn, Lào Cai bị chặt mất đã gây “thương xót” cho biết bao người. Bởi, cái cây này là biểu tượng du lịch của xã Y Tý, huyện Bát Xát. Hình ảnh khẳng khiu của nó ngả bóng xuống biển mây, chênh vênh triền núi thực sự là một tuyệt tác của tạo hóa, đốn tim bao lữ khách.

Sophia biết không? Viết đến đây, tôi nghĩ đến hình ảnh Tào Tháo tự tin rút kiếm chém vào thân cây lê, máu từ thân cây túa ra, bắn vào mặt. Kể từ đấy, Tào Tháo mắc bệnh đau đầu không sao chữa nổi và chết. Đó là một hình ảnh ám ảnh trong “Tam quốc diễn nghĩa”.

Ở chiều ngược lại, tôi lại nghĩ đến một hình ảnh cao đẹp. Đó là hình tượng Đức Thích Ca khoanh chân, im lặng quán tưởng về thế giới dưới gốc bồ đề đã trở thành hình tượng bất hủ của Phật giáo.

Trong tôn giáo, văn chương, cuộc sống hàng ngày, trong khoa học và kể cả đời sống tâm linh con người, việc xem cây cỏ như người bạn tâm tình đã tồn tại hàng nghìn năm nay.

Những câu chuyện trên có vẻ nhuốm màu giai thoại nhưng ngẫm kỹ, chúngluôn truyền thông điệp, triết lý nhân quả sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và cỏ cây.Việc phá hoại cây cối, màu xanh sẽđể lại nhiều hậu quả to lớn cho “muôn kiếp nhân sinh”.

Tạm biệt Sophia và hẹn thư sau!

Hữu Quý

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm