cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Thư gửi robot Citizen: Văn hóa và con người

26/11/2021 06:52 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

75 năm Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất: Nâng văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới

75 năm Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất: Nâng văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới

Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/11/2021 - đúng vào ngày mà 75 năm trước đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất (24/11/1946).

Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa diễn ra tại Hà Nội. Quan sát “Hội nghị Diên Hồng văn hóa” lần này, tôi thấy có rất nhiều điều đáng mừng khi vấn đề chấn hưng văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh mới được hết sức chú trọng.

Và, như nhiều người đã nhắc đến, tuần này cũng có một tin rất vui nữa, đó là ngày 23/11, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO đã chính thức gõ búa thông qua nghị quyết sẽ cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/ năm mất của 2 thi sĩ Việt Nam là Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu.

2 vị tiền bối trên chính là sự kết tinh của văn hóa, con người Việt Nam, được thế giới ghi nhận. Bởi theo các tiêu chí do UNESCO đề ra, hồ sơ phải phù hợp với lý tưởng và sứ mệnh của tổ chức UNESCO trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, thông tin truyền thông; góp phần thúc đẩy hòa bình, đối thoại văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đồng thời mỗi sự kiện, nhân vật đề cử phải có tầm ảnh hưởng rộng rãi, được biết đến cả ở bên ngoài quốc gia đề cử.

Chú thích ảnh
Chân dung nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua tranh vẽ của họa sĩ Lê Lam 

Chắc Sophia đã biết, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Là nữ nhi nhưng thơ của bà có tư tưởng vượt tầm, lòng dũng cảm "thượng thừa" khi dám công kích những thói hư, tật xấu của xã hội, kể cả của tầng lớp cai trị. Bà cũng là hiện thân của “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” trong cuộc chiến bình đẳng giới, đấu tranh cho sự giải phóng phụ nữ từ thời trung đại.

Trong khi đó, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn đã vượt qua mọi nghịch cảnh để sống một cuộc đời hết lòng vì nghiệp văn chương, vì tha nhân, vì tình yêu Tổ quốc: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (“Than đạo”); “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” (“Lục Vân Tiên”). Cuộc đời của ông chứa đựng nhiều ý nghĩa về đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Đến đây, chúng ta mới thấy rằng nội hàm của 2 chữ “văn hóa” rất rộng, nhưng lại vô cùng dung dị. Đấy là, xây dựng, phát triển văn hóa cần lấy con người làm trung tâm. Cần môi trường tốt để phát lộ thêm nhiều nhà văn hóa tầm thế giới.

Chúng tôi đã từng có rất nhiều nhà văn hóa được thế giới ngưỡng mộ, tôn vinh. Làm sao để duy trì nhịp độ được tôn vinh, đấy cũng chính là vấn đề phát triển văn hóa, con người hôm nay.

Chú thích ảnh
Tranh vẽ Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh tư liệu 

Sophia thân mến!

Một lần đến Pháp, tôi tìm về quán cà phê Le Procope, có từ năm 1686, được coi là quán cà phê đầu tiên ở Paris. Năm 1686, một người Italy gốc Palermo tên là Procope đã có ý tưởng mở quán cà phê, nơi khi đó chỉ toàn quán rượu. 3 năm sau, Nhà hát kịch Pháp được mở trên cùng con phố này đã giúp quán cà phê thu hút thêm khách. Và rồi, cả khu phố bừng lên nhờ Le Procope khi những nhân vật thường “ngồi đồng” ở đây hầu hết là các chính trị gia, nghệ thuật gia, triết gia lừng lẫy như La Fontaine, Voltaire, Rousseau, Diderot, Beaumarchais, Balzac, Hugo, Verlaine...

Điều đặc biệt khi vừa bước vào quán, ngay bên trái, mọi người đã chạm mặt tấm kính, đặt trong đó chiếc mũ của Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Napoleon lúc đó mới chỉ là một viên trung úy. Có 2 giai thoại, không biết đâu là sự thật: Trong một ngày đến quán ở Le Procope, ông đã lỡ bỏ quên chiếc mũ nhà binh của mình lúc vội vã tính tiền. Giai thoại khác, anh chàng trung úy không đủ tiền, nên đã phải “cắm” lại cái mũ.

Chỉ một quán cà phê và một ông chủ thôi đã kiến tạo quá nhiều nét văn hóa cho Paris cùng cả nước Pháp. Hà Nội cũng từng có những quán cà phê nổi tiếng, nơi hội tụ nhiều tinh hoa Việt. Rõ ràng câu chuyện văn hóa không phải ở đâu xa xôi, mà có thể tồn tại ngay trong nhịp sống đời thường...

Tạm biệt Sophia và hẹn thư sau!

Hữu Quý

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm