cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Tiền vệ Lê Tấn Tài: 'Con pháo' của ông Miura

25/11/2014 21:23 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Lê Tấn Tài đã trở thành "ông chủ" ở giữa sân trong một ngày thi đấu đáng ra không phù hợp để làm nổi bật một tiền vệ: Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng không quá ấn tượng với một lối chơi có quá nhiều đường chuyền dài và ít tình huống tấn công sắc nét.

Đó có vẻ là cách đá không khiến các CĐV Việt Nam thỏa mãn, nhưng điều đáng khen là các cầu thủ đã tuân thủ đấu pháp với một kỷ luật cao độ, bất chấp nhiều lần các đợt tấn công bỗng nhiên bị cắt đứt bởi những đường chuyền hỏng hoặc một pha đỡ bóng lúng túng, điều rất dễ làm hỏng cảm hứng chơi bóng của các cầu thủ.

Bóng dài & Vai trò của Tấn Tài

Ý đồ của đội tuyển Việt Nam là rất rõ ràng: Sử dụng thật nhiều bóng dài và tiếp cận cầu môn một cách đơn giản nhất có thể. Tiền đạo Anh Đức và Công Vinh xuất hiện ngay từ đầu thay vì Văn Quyết và Thành Lương là để phục vụ cho mục tiêu này. Có lẽ vì dự báo được rằng đội tuyển Lào sẽ kéo đội hình xuống rất thấp với 2 tầng phòng ngự để bịt kín các lối vào khung thành, HLV Toshiya Miura đã chọn lối chơi này cho độ tuyển Việt Nam.

Lê Tấn Tài là nhân vật trung tâm trong cách chơi này. Bóng hầu như đều lăn qua chân tiền vệ người Khánh Hòa, với mật độ tương tự một tiền vệ kiến tạo lùi sâu.



Bản đồ vị trí đứng trung bình trên sân cho thấy rằng Việt Nam đã tạo ra sức ép tốt đến thế nào và buộc đội tuyển Lào phải lùi sâu.

Nhưng điều khác biệt là Tấn Tài không thực hiện nhiều đường chuyền ở cự ly ngắn và trung bình để điều tiết như một tiền vệ kiến tạo lối chơi thường thấy, mà thường là đưa bóng thật nhanh ra biên cho các hậu vệ và tiền vệ cánh, hoặc phất một đường chuyền dài cho các tiền đạo phía trên tranh chấp với trung vệ đối phương. Anh chơi tiền vệ con thoi, nhưng trong hiệp 1 lại hiếm khi dâng cao và phạm vi hoạt động chỉ ở vòng tròn trung tâm.

Nhưng vai trò của Tấn Tài không chỉ có thế: Anh còn sẵn sàng đón lõng và ngăn ngừa các pha phản công của đối phương. Trong 15 phút đầu, dường như còn lúng túng với vai trò đó, Tấn Tài liên tục phạm lỗi và thậm chí còn phải nhận một thẻ vàng.

Nhưng sau đó là những phút kiểm soát trung tuyến rất tốt của tiền vệ đang chơi cho B.Bình Dương: Bóng được nhồi rất đều đặn ra 2 biên và vào vòng cấm, trong khi hầu như mọi ngòi nổ phản công của Lào đều bị tháo kíp rất nhanh ở giữa sân.



Đến giữa hiệp hai, dù hoàn toàn kiểm soát thế trận, nhưng Việt Nam chỉ tung ra được 1 cú sút trúng đích

Theo thống kê, tiền vệ người Khánh Hòa thực hiện tổng cộng 133 đường chuyền ở trận này, với 108 trong số đó đi trúng đích, đạt tỉ lệ chuyền bóng chính xác 81,2%, không hẳn là ấn tượng về mặt con số. Nhưng như đã nói, hầu hết các quả chuyền của Tấn Tài đều thuộc diện khó, thường là ở cự ly xa và phải đưa bóng vượt qua được tầng lớp phòng ngự số đông của đội tuyển Lào. Rất ít những quả chuyền điều tiết ngang sân và hầu như không chuyền về.

Chiến thắng không tốn sức

Với "con pháo" Tấn Tài, đội tuyển Việt Nam tạo cảm giác họ đang chơi rời rạc và tự phát (cho đến giữa hiệp 2, đội tuyển Việt Nam chỉ tung ra đúng một cú sút trúng đích), nhưng áp lực tạo ra là rất đáng kể, và ngày một gia tăng. Không có quá nhiều đột biến, nhưng bền bỉ và dai dẳng.

2 lần hiếm hoi dâng lên của Tấn Tài cũng là những nhát kiếm chí mạng xuyên thủng hàng thủ dày đặc của đội tuyển Lào: Lần đầu tiên, nhận thấy hàng thủ số đông của Lào lùi quá thấp và đứng theo một hàng ngang chứ không tầng lớp, Tấn Tài chọc khe tinh tế cho Vũ Minh Tuấn băng xuống kết thúc mở tỉ số. Lần thứ 2, khi đội hình đội tuyển Lào bắt đầu được kéo giãn ra và khoảng trống xuất hiện trong một pha phản công, Tấn Tài thậm chí xâm nhập vòng cấm và dứt điểm, bóng bật ra cho Công Vinh ghi bàn thứ 2.

Những phút cuối chơi ép sân và thực hiện nhiều hơn những tình huống phối hợp ít chạm nhuần nhuyễn cho thấy rằng đội tuyển Việt Nam vẫn có thể bóc tách hàng thủ đối phương bằng cách bài đan bóng sệt, nhưng đấu pháp của ông Miura trong trận này là nhanh, đơn giản và bóng dài, với Tấn Tài làm trung tâm. Và chỉ vậy là đủ: Việt Nam giành chiến thắng không hẳn đẹp mắt, nhưng không tốn quá nhiều sức và cho thấy kỷ luật chiến thuật toàn vẹn.

Trong ván cờ ấy, "con pháo" Tấn Tài đã được sử dụng rất đúng lúc và đúng chỗ.

Ban Cầm


Tấn Tài thực sự là "ông chủ"

Trang Twitter của AFF Cup 2014 đã nhận xét như vậy về tiền vệ nhỏ con người Khánh Hòa, và dẫn ra các con số cho thấy Tấn Tài đã kiểm soát trung tuyến tốt thế nào: Anh chuyền bóng nhiều gấp 3 lần cầu thủ chuyền bóng nhiều nhất bên phía đội tuyển Lào là Soukaphone Vongchiengkham (133 so với 47), với rất nhiều pha phất bóng bổng qua đầu các hậu vệ đối phương và tỉa ra 2 biên. Trong khi đó, phải một nửa số đường chuyền của Vongchiengkham là đưa bóng về hoặc phá bóng lên phía trên.



Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm