cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Tiếng gọi của Sa Huỳnh

13/06/2017 12:40 GMT+7 | Điểm đến

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Nói đến Quảng Ngãi hầu như ai cũng nghĩ đến đảo Lý Sơn hay nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chẳng mấy ai biết tới Sa Huỳnh. Nằm cách thành phố Quảng Ngãi 60km, khu du lịch Sa Huỳnh thuộc huyện Đức Phổ và chỉ cách Quy Nhơn 100km.


Dọc đường quốc lộ 1A đoạn chạy qua Sa Huỳnh có nhiều nhà hàng, khách sạn

Khác với những lần đi trước, lần này tôi dẫn Tây ba lô khám phá Sa Huỳnh. Họ ngỏ ý với tôi ở Hà Nội rằng muốn tìm hiểu một hoạt động nào đó mang tính đặc thù của người dân địa phương để trải nghiệm và tất nhiên là có kết hợp với nghỉ ngơi, tắm biển.

Thế là tôi nghĩ đến Sa Huỳnh. Tôi nhớ có lần đã nhìn thấy đâu đó những bức ảnh ghi lại cảnh người nông dân làm muối và thu hoạch muối ở Sa Huỳnh. Những người nông dân trên áo thấm đẫm mồ hôi kéo những chiếc xe chở đầy muối trắng trong cái nắng như thiêu đốt nhưng trên môi vẫn nở nụ cười vì thành quả thu được sau nhiều tháng trời lăn lộn vất vả, đánh bạc với ông trời. Những bức ảnh ấy đã ở lại trong đầu tôi và tạo thành hấp lực kéo tôi đến với miền đất lạ. Lên chiếc xe dù nhỏ nêm chật cứng hành khách chạy tuyến Quảng Ngãi-Quy Nhơn, tôi hầu như quên mất cái cảm giác ngột ngạt, oi bức của một ngày Hè nắng cháy mà chỉ mường tượng đến hình ảnh ruộng muối Sa Huỳnh.


Làm muối ở Sa Huỳnh

Thế rồi sau vài lần rẽ ngang, rẽ dọc đón khách, chiếc xe cũng đưa tôi đến miền muối trắng. Hôm ấy trời nắng như đổ lửa. Cái nóng hầm hập 40 độ C trong không trung như muốn thiêu đốt tất cả. Sau khi nạp năng lượng bằng bữa ăn trưa giản dị (50k) gồm hai con cá dìa nướng chấm muối ớt cùng một tô cơm và bát canh chua, tôi dẫn 4 tây ba lô vào book phòng ở Sa Huỳnh Resort. Đây là resort duy nhất ở Sa Huỳnh, nằm ngay mặt đường quốc lộ 1A, dẫn thẳng ra biển Sa Huỳnh cách đó chỉ vài bước chân.

Cảnh quan nhìn cũng tạm ổn, có khu bán hàng lưu niệm, phòng hát karaoke, còn phòng giá thấp nhất ở đây là 550.000 VND/2 người. Mấy đồng chí Tây ba lô mời tôi ở cùng họ, chi phí ăn ở đương nhiên họ bao hết nhưng tôi quyết định thuê nhà nghỉ Thanh Lan cách đó chỉ vài chục mét.


Làm muối ở Sa Huỳnh

Resort thì tôi ở nhiều rồi mà Resort của Sa Huỳnh thì làm sao bằng được resort ở Nha Trang, Phú Quốc, Mũi Né, Đà Nẵng mà tôi từng ở, về mức độ sang trọng và cả cảnh quan nên tôi chọn ở nhà nghỉ. Cái chính là không phải đi nghỉ dưỡng nên cũng không cần nơi sang trọng, tiện nghi quá làm gì. Và vì tôi muốn nói chuyện với ông bà chủ quán để hiểu về cuộc sống của người dân ở Sa Huỳnh. Ở Thanh Lan có nhiều cái hay. Nhà nghỉ kiêm quán ăn này thuộc loại bình dân nhất dọc quốc lộ 1A đoạn gần biển Sa Huỳnh. Thanh Lan chỉ có 2 phòng nghỉ, mỗi phòng có 2 giường đôi, có thể ở được tới 4 người nếu bạn không quan trọng yếu tố riêng tư. Máy lạnh, ti vi, bình nóng lạnh, điện nước đầy đủ. Giá chỉ có 150k/phòng/đêm.

Như thế là ổn với dân đi bụi như tôi. Ăn uống thì phải công nhận là ngon, vệ sinh và rẻ. Cơm phần thì 50k/suất, cơm đĩa thì 30k/suất. Giá đó nghe thì có vẻ không rẻ lắm nhưng lượng thức ăn nhiều và ngon. Cá dìa, cá ong hấp, nướng đủ cả. Thịt heo rang, tôm rang toàn loại ngon, ăn với canh chua. Bạn cứ thử hình dung trời mùa Hè nóng như thế này mà được bát canh chua thì còn gì sướng bằng.


Làm muối ở Sa Huỳnh

Thịt cá nhiều khi cũng không làm mình thèm bằng bát canh chua, nhất là sau khi mình vừa đi nắng về, háo nước kinh khủng. Ngoài Bắc thì toàn vắt chanh hoặc cho sấu vào nhưng trong này nấu với lá giang. Nói thật, ăn canh chua lá giang trong này tôi thích hơn kiểu vắt chanh, cho sấu vào ở ngoài Bắc. Canh thì như vậy còn thịt cá tôm trong này thì vừa ngon (nạc, ít xương, thịt thì chắc, ngọt) vừa rất tươi.

Chị Lan chủ quán là người gốc Bắc Giang nhưng đã vào đây từ vài chục năm trước, nhìn phúc hậu, nấu ăn rất ngon và quán này có tiếng dù nhìn nó rất bình dân. Vì ở gần biển, lại có mối quen từ lâu nên ngày nào chị đi chợ mua đồ ăn ngày ấy chứ không mua gộp cho mấy ngày. Ăn ở Hà Nội nói riêng hay nhiều tỉnh thành phía Bắc nói chung thì lúc nào cũng phải lăn tăn với ý nghĩ là món này nó cho hóa chất, hương liệu, chất bảo quản vào hay sao mà nhìn ngon mắt, thơm phức thế nhưng ăn ở đây thì có thể yên tâm 100%. Quán nằm ngay mặt đường quốc lộ 1A, phía trước có khoảng sân rộng và có cây tán lá xum xuê che bóng rất mát. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ đến tầm cuối buổi sáng và đầu giờ tối là khách lại đến đây dùng bữa.


Sa Huỳnh Resort

Rất nhiều khách quen đỗ xịch ô tô trước cửa rồi vào ăn . Có lúc có tới 6-7 tô tô loại 4 chỗ, 7 chỗ hay kể cả xe tải, xe khách đường dài vào hết đây ăn. Ford Everest, Camry, Mercedez đủ cả. Nói thế để bạn thấy quán này nổi tiếng thế nào. Ông chủ quán bảo lãnh đạo Đà Nẵng đi công tác hay nghỉ mát qua đây toàn đánh ô tô vào đây ăn. Ở ngoài Hà Nội, tôi toàn dẫn khách vào New Day Restaurant ở Mã Mây dùng bữa.

Cơm chọn món ở đây thì ăn cũng OK nhưng giá thấp nhất cũng là 60k/suất, dù bạn gọi toàn rau dưa tương cà, không có thịt cá gì cả. Ở đây mà ăn với giá đó thì tôm thịt cá bét nhè. Hay chỉ một so sánh nhỏ thế này để thấy Sa Huỳnh cũng giống Đà Nẵng về khoản giá rẻ. Bạn uống một chai La Vie nhỏ ở New Day Restaurant ở phố Mã Mây, nhân viên ghi 15k/chai. La Via đấy bạn nhé. Ngang với bia chai Hà Nội luôn! Còn ở Đà Nẵng hay Quảng Ngãi thì người ta ít uống La Vie hay Aqua mà chủ yếu uống nước suối Thạch Bích mà một chai Thạch Bích nhỏ ở đây giá chỉ 5k, chai lớn 10k.


Biển Sa Huỳnh

Nãy giờ nói về chuyện ăn uống ngủ nghỉ ở Thanh Lan mà quên không nói lí do chính khiến tôi lựa chọn ở đây mà không ở resort cùng Tây là bởi tôi muốn nói chuyện nhiều với anh chị Thanh Lan để hiểu hơn về Sa Huỳnh và cuộc sống của người dân nơi đây, điều mà tôi không thể biết được đầy đủ nếu ở resort. Ngay sau khi ăn trưa và thuê nhà nghỉ xong, tôi lập tức thuê xe máy phi ngay ra ruộng muối Sa Huỳnh. 4 đồng chí Tây ba lô không có giấy tờ xe nên họ ngại đi xe máy và quyết định đi xe của Bộ. Phải nói họ đi nhanh và khỏe thật. Ruộng muối cách biển Sa Huỳnh khoảng 4km, trời thì nóng như lò bát quái dùng thiêu Tôn Ngộ Không mà chỉ một lát là họ đã đến nơi.

Đi đến cầu Tân Diêm nhìn sang bên phải là bạn có thể thấy cánh đồng muối rồi. Tôi tìm đường rồi phi thẳng xe máy xuống ruộng. Bỏ xe trên bờ rồi nhanh chóng cùng tây ba lô đi khắp đồng để quan sát và hỏi chuyện bà con đang làm muối. Trời tầm 2h chiều nắng 40 độ mà bạn hình dung lúc ấy mà ở ngoài đồng thì nó như thế nào. Nông dân thì đội mũ đội nón còn chúng tôi tất cả đều đầu trần, quần ngố và áo cộc tay.


Biển Sa Huỳnh

Có thể nhiều người chưa biết về công đoạn làm muối và những gian nan của các diêm dân (người làm muối). Việc đầu tiên là người ta phải xây những ô, những khoảnh vuông vức bằng xi măng rồi đầm cho nền đất bên trong thật bằng. Sau đó các diêm dân chờ cho ô ruộng của mình khô ráo rồi mới lấy nước mặn đổ vào ô bên ngoài. Đổ nước vào rồi thì họ còn phải lo vệ sinh ô ruộng, giữ cho nó sạch sẽ. Họ dùng thiết bị đo nhiệt độ để đo, sau khi nước mặn đạt đến mức 25 độ C thì họ múc đổ vào ô bên trong để chờ muối kết tinh. Muối bắt đầu kết tinh thành hạt từ khoảng 26 độ C nên trởi càng nắng to, nhiệt độ càng cao thì muối kết tinh càng nhanh.

Đó là lí do vì sao các diêm dân phải chọn lúc nắng nóng nhất để ra đồng làm muối. Họ dồn nước mặn từ ô nọ vào ô kia để chờ muối kết tinh. Làm cái nghề này vô cùng hên xui. Nhỡ trời mưa một cái là toàn bộ công lao thành công cốc và diêm dân lại phải bắt đầu từ đầu vì nước mặn của biển mà gặp nước mưa thì chả đâu độ mặn nữa mà độ mặn không có hoặc thấp thì muối không kết tinh được. Người nông dân bạc mặt với ruộng đồng nhưng có thể mất tất cả chỉ vì một trận mưa không đúng lúc. Còn nếu trời mưa dài ngày thì họ còn vất vả hơn nữa. Họ lại phải chờ cho ô ruộng của mình khô ráo, trời nắng to trở lại mới bắt đầu kéo nhau ra đồng làm muối lại.

Kể cả khi muối đã kết tinh rồi và họ đang múc muối lên xe mà trời đột ngột đổ mưa thì tất cả công sức của người nông dân cũng đổ xuống sông xuống biển. Làm ra muối phải đổ mồ hôi công sức nhiều như vậy nhưng giá thành của sản phẩm quá ư rẻ mạt. Vào thời điểm này 1 kg muối giá chỉ 1.000 VND. Muối Sa Huỳnh cung ứng cho thị trường miền Trung và Tây Nguyên.

Chỉ lang thang ở cánh đồng vài tiếng đồng hồ giữa cái nắng cực điểm của trời đất miền Trung mà da chúng tôi đã cháy đen, mồ hôi tuôn ra như suối, áo ướt như vừa nhúng vào nước, nói gì đến bà con nhiều tháng trời lăn lộn trên đồng ruộng để chăm sóc cho ruộng muối của mình. Quả là trong cái mặn mòi của những hạt muối Sa Huỳnh có rất nhiều giọt mồ hôi của diêm dân đã quyện vào trong đó.


Nhà nghỉ kiêm quán ăn Thanh Lan ngon và rẻ ngay gần biển Sa Huỳnh

Rời cánh đồng muối Sa Huỳnh, chúng tôi ra biển Châu Me và Hòn Hốc Mó. Nhìn chung thì các bãi biển ở Sa Huỳnh-Đức Phổ nước không xanh trong và cát cũng không trắng mịn như những biển đảo nổi tiếng của Việt Nam như Lăng Cô, Côn Đảo, Phú Quốc hay Cô Tô, Lý Sơn…Dù vậy, tất cả đều khá hoang sơ và cũng tương đối sạch. Những bãi tắm này cách nhau vài cây số, chưa có các dịch vụ biển. Chính quyền nơi đây chưa tính đến chuyện kinh doanh du lịch nhiều. Để so sánh, nếu bạn đi biển Lăng Cô ở Huế thì bây giờ bạn phải qua một cái resort mà người ta buộc bạn phải trả tiền mới cho xuống biển. Trong khi ở vị trí đẹp nhất của Sa Huỳnh, bạn cũng đi qua Resort mới xuống biển nhưng không ai đòi tiền bạn cả.

Nhưng kinh nghiệm của tôi nói với bạn rằng bất kỳ nơi nào hoang sơ không cứ gì ở Việt Nam mà trên khắp thế giới thì bạn đều nên đi đến và trải nghiệm về miền đất ấy từ khi mà các dịch vụ của nó còn chưa phát triển và nó chưa bị thương mại hóa nhiều. Nếu bạn không đi hôm nay thì ngày mai có thể là ở đấy người ta sẽ quy hoạch du lịch một cách có hệ thống và đẩy mạnh khai thác kinh doanh. Khi ấy, bạn sẽ không còn cảm nhận được vẻ hoang sơ của nó nữa. Xung quanh Sa Huỳnh resort trong bán kính khoảng 3-4km có khoảng vài chục quán cơm bình dân, nhà nghỉ, khách sạn nằm ngay mặt đường quốc lộ 1A sẵn sàng phục vụ nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của cánh lái xe đường dài chạy tuyến Bắc Nam hoặc các đối tượng khác.

Trong đó cũng ở gần biển Sa Huỳnh, có một số khách sạn như Sa Cat Hotel. Nhà hàng khách sạn Hà Lan, nhà hàng khách sạn Thế Vinh…Giá phòng nghỉ ở những chỗ này thấp nhất là 200k/người/đêm. Từ những chỗ này bạn đi xuống biển Sa Huỳnh cũng rất gần nhưng vị trí của nó không sạch và đẹp như đi từ Sa Huynh resort.

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm