cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Tiêu chuẩn đánh giá giàu – nghèo ở Qatar ‘chẳng giống đâu trên thế giới”: Không phải là nhà lầu, xe hơi, du thuyền mà là xem ai trồng nhiều cây hơn

07/12/2022 12:38 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Giàu hay không, chỉ cần nhìn cây trồng trước cửa!

World Cup ở Qatar vẫn đang diễn ra rất sôi nổi, một kỳ World Cup đã cho người dân toàn thế giới thấy người Qatar hào phóng và giàu có ra sao.

Một quốc gia sa mạc nhỏ với dân số chưa đến 3 triệu người và diện tích chỉ hơn 11km2 đã chi 220 tỷ đô la Mỹ, để đăng cai World Cup 2022. Nó tương đương với 5 lần tổng chi phí của 7 kỳ World Cup trước đó!

Không ngoa khi nói rằng World Cup Qatar chắc chắn là "World Cup đắt giá nhất trong lịch sử"!

Để tổ chức tốt kỳ World Cup này, người Qatar đã chi 45 tỷ đô la Mỹ để xây dựng một thành phố dành riêng cho World Cup – thành phố Lusail!

6,5 tỷ đô la Mỹ để xây dựng 8 nhà thi đấu, để đối phó với thời tiết nhiệt độ cao, Qatar còn trang bị cho sân vận động ngoài trời mái che có thể thu vào, điều hòa nhiệt độ, và hệ thống làm mát năng lượng mặt trời!

Giao thông công cộng của Qatar không quá phát triển, vì ai cũng có ô tô. Vậy thì, hàng triệu du khách nước ngoài và người hâm mộ đến xem bóng đá, phải làm gì nếu đi lại bất tiện?

36 tỷ USD khác đã được dùng để xây dựng 3 hệ thống tàu điện ngầm, 16 tỷ USD xây dựng sân bay quốc tế Hamad, 15 tỷ USD phát triển đảo nhân tạo sang trọng, cùng nhiều khách sạn hạng sang cao cấp, trung tâm mua sắm, khu vui chơi ....

Ngay khi người ta đang băn khoăn liệu người Qatar tiêu nhiều tiền như vậy có đáng không, có bị lỗ không, thì có lẽ thái độ của những người Qatar giàu có là: tiền bạc không quan trọng, quan trọng là đãi khách thì phải đến nơi đến chốn…

Trước World Cup, nhiều người cho rằng Dubai là quốc gia giàu nhất, người ta ước tính rằng hiện tại, điều này có thể đã thay đổi, có những nơi trên thế giới còn giàu hơn Dubai, ở Qatar, GDP đã vượt qua các Tiểu vương quốc Ả Rập, quốc gia nơi có Dubai.

"Quốc gia giàu nhất thế giới" Qatar: tiêu chuẩn đánh giá giàu nghèo, không phải là nhà lầu, xe hơi, mà là xem ai trồng nhiều cây hơn - Ảnh 1.

(Ảnh: Pexels)

Xứng danh Nhà Giàu 

Qatar là quốc gia ở sa mạc, 90% diện tích đất nước về cơ bản được bao phủ bởi đá và sa mạc, toàn bộ khu vực này có khí hậu sa mạc, nhiệt độ mùa hè có thể cao tới 40 độ C, do đó, World Cup 2022 sẽ được tổ chức vào mùa đông.

Qatar, quốc gia nằm trên bờ biển phía tây nam của Vịnh Ba Tư, có GDP bình quân đầu người là 60.900 đô la Mỹ vào năm 2021 và 61.800 đô la Mỹ vào năm 2020. Quốc gia này từ lâu đã nằm trong top 10 của bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người và là quốc gia giàu nhất thế giới theo đúng nghĩa.

Trên thực tế, Qatar trong lịch sử từng rất nghèo nàn và lạc hậu, do khí hậu khô hạn, đất đai cằn cỗi nên người dân không đủ ăn, họ sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt ngọc trai, tôm cá dưới biển.

Cho đến năm 1939, Qatar phát hiện ra dầu mỏ trên sa mạc, với việc khai thác dầu mỏ, nguồn "vàng đen" vô tận này đã giúp thay đổi hiện trạng nghèo nàn, lạc hậu của người Qatar.

Người ta ước tính rằng Qatar có trữ lượng dầu khoảng 2,8 tỷ tấn, phần lớn là để xuất khẩu, và lượng khí đốt tự nhiên thậm chí còn dồi dào hơn, với trữ lượng lên tới 25 nghìn tỷ mét khối, đứng thứ ba thế giới sau Nga và Iran.

Người Qatar giàu đến mức họ rất lạc quan khi tiêu tiền, người bình thường sở hữu vài chiếc xe hơi của các thương hiệu nổi tiếng thế giới không có gì lạ, khi chán lái Mercedes-Benz và BMW, họ đổi sang Rolls-Royce.

Do Qatar có diện tích nhỏ và quá nhiều người giàu, nhiều người thậm chí còn không có nơi để đặt máy bay riêng, vì vậy họ chỉ có thể chi tiền để gửi máy bay riêng ở sân bay nước ngoài dài ngày!

Qatar có dân số chưa đến 3 triệu người, trong đó 70% là người nước ngoài, tất cả đều là lao động đến từ Ấn Độ, Pakistan và các nước Đông Á.

Chính phủ Qatar ưu đãi cho những người Qatar bản địa phúc lợi xã hội rất tốt, giáo dục, chăm sóc y tế, việc làm và nhà ở, thậm chí cả điện, nước, gas đều do chính phủ chi trả!

Dù bạn giàu có đến đâu, bạn vẫn cần làm việc, phải không? Muốn làm việc ư? Được thôi, ở Qatar áp dụng chế độ làm việc 3 tiếng, cứ 45 phút làm việc thì được nghỉ 15 phút, không muốn làm việc thì vẫn có nhà nước nuôi!

Vậy làm thế nào để đánh giá ai giàu hơn ở Qatar?

"Quốc gia giàu nhất thế giới" Qatar: tiêu chuẩn đánh giá giàu nghèo, không phải là nhà lầu, xe hơi, mà là xem ai trồng nhiều cây hơn - Ảnh 2.

(Ảnh: Pexels)

Giàu hay không, nhìn cây trồng trước cửa

Hầu hết các tiêu chí chúng ta dùng để đánh giá người giàu hay nghèo là nhà cửa hay xe hơi, tuy nhiên, ở Qatar, hầu như gia đình nào cũng đều có một chiếc ô tô của thương hiệu nổi tiếng thế giới, nhiều người di chuyển bằng xe thể thao, và họ cũng có thể được hưởng chiết khấu nhà ở.

Tại Doha, thủ đô của Qatar, có rất nhiều những ngôi biệt thự cao sừng sững, nguy nga, không chỉ diện tích bằng nhau mà ngay cả màu sắc của các ngôi nhà cũng na ná nhau.

Phân biệt giàu nghèo qua nhà lầu xe hơi không đáng tin cậy lắm, người ta nói rằng có một cách đơn giản để nhìn thoáng qua ai giàu hơn ai, đó là nhìn cái cây trồng trước cửa!

Qatar không thiếu tiền, mà thiếu nước ngọt. Quốc gia này được xây dựng trên sa mạc, lãnh thổ hiếm sông ngòi, nguồn nước ngọt rất khan hiếm, dù cho đã áp dụng công nghệ khử mặn nước biển nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dân, nước thậm chí còn đắt gấp vài lần xăng dầu!

Do thiếu nước ngọt, người Qatar sẽ bị hạn chế khi sử dụng nước, trong khi cây trồng cần được tưới nước thường xuyên. Nếu trồng quá nhiều cây, họ phải chi thêm tiền để mua nước.

Nhìn chung, các gia đình thường không đủ khả năng để mua nước tưới cho cây mỗi ngày, thay vào đó, họ lát sân bằng thảm cỏ nhân tạo cho mát mắt, gia đình nào khá giả hơn sẽ trồng hai loại cây chịu được khô hạn như cây chà là hay cây cọ để tô điểm cho ngôi nhà.

Và nếu bạn thấy một ngôi nhà với một cái cây trước cửa, đó phải là nhà của một người giàu có trên cả những người giàu ở quốc gia này.

Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp và liên quan khác nhau như rau, trái cây, thực phẩm, thịt… cũng đều chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Trong các siêu thị của Qatar, hầu hết các nhu yếu phẩm hàng ngày đều là hàng hóa nhập khẩu.

Do vận chuyển hàng không dài hạn, chuỗi lạnh là cần thiết, người Qatar hiếm khi được ăn rau và trái cây tươi, giá cả ở đây cũng khá đắt đỏ.


Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm