cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Dịch Covid-19: Omicron có thể là biến thể gây lo ngại cuối cùng

23/12/2021 19:35 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Giống như tất cả các sinh vật sống, các virus đều có tiến hóa. Thực tế này đã trở nên rất rõ ràng trong thời kỳ đại dịch COVID-19, khi các biến thể mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện sau mỗi vài tháng.

Nga phát triển bộ xét nghiệm có khả năng phát hiện ngay biến thể Omicron

Nga phát triển bộ xét nghiệm có khả năng phát hiện ngay biến thể Omicron

Mới đây, các nhà khoa học tại trung tâm khoa học của Cơ quan giám sát tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor) đã phát triển bộ kít xét nghiệm có khả năng phát hiện không chỉ virus SARS-CoV-2 mà xác định được ngay đó có phải là biến thể Omicron hay không.

Trong bài viết có tựa đề: “Omicron có lẽ không phải là biến thể cuối cùng, song có thể là biến thể cuối cùng gây quan ngại” được đăng trên trang theconversation.com, tác giả Ben Krishna cho biết một số biến thể này có khả năng lây lan từ người sang người cao hơn, cuối cùng trở nên chiếm ưu thế khi cạnh tranh với các biến thể khác của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan kém hơn.

Chú thích ảnh
Biến thể Omicron 

Khả năng lây truyền được “nâng cấp” này được cho là do các đột biến trong protein gai (S) trên bề mặt của virus, cho phép virus liên kết mạnh hơn với các thụ thể ACE2. ACE2 là các thụ thể trên bề mặt tế bào của con người mà virus bám vào để xâm nhập và bắt đầu nhân lên trong cơ thể. Những đột biến này đã cho phép biến thể Alpha, và sau đó là biến thể Delta, trở thành những biến thể chủ đạo trong số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Giờ đây, các nhà khoa học dự đoán điều tương tự sẽ xảy ra với Omicron.

Tuy nhiên, virus không có khả năng “nâng cấp” vô hạn. Các quy luật sinh hóa có nghĩa là đến một thời điểm cuối cùng nào đó, virus sẽ tiến hóa và sở hữu một protein đột biến liên kết với ACE2 càng mạnh càng tốt. Do đó, khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 giữa người với người sẽ không chỉ bị giới hạn do mức độ virus có thể bám vào bên ngoài tế bào.

Các yếu tố khác sẽ hạn chế sự lây lan của virus như tốc độ sao chép của bộ gen, tốc độ virus có thể xâm nhập vào tế bào thông qua protein TMPRSS2 và lượng virus mà một người bị nhiễm có thể phát ra. Về nguyên tắc, tất cả những thứ này cuối cùng sẽ phát triển đến hiệu suất cao nhất.

Sau khi nhiễm bất kỳ loại virus nào, hệ miễn dịch sẽ điều chỉnh bằng cách tạo ra các kháng thể bám vào virus để vô hiệu hóa virus và các tế bào T sát thủ sẽ phụ trách tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Kháng thể là những mảnh protein gắn vào hình dạng phân tử của virus và tế bào T sát thủ cũng nhận ra các tế bào bị nhiễm bệnh thông qua hình dạng phân tử.

Do đó, virus SARS-CoV-2 có thể “né” hệ miễn dịch bằng cách gây đột biến đủ để hình dạng phân tử của nó thay đổi vượt ngoài khả năng nhận biết của hệ miễn dịch. Đây là lý do tại sao Omicron rõ ràng đã rất thành công trong việc lây nhiễm cho những người có khả năng miễn dịch trước đó, từ vaccine ngừa COVID-19 hoặc từng bị nhiễm các biến thể khác.

Các đột biến cho phép protein gai liên kết với ACE2 mạnh hơn cũng làm giảm khả năng của các kháng thể gắn với virus và vô hiệu hóa nó. Tuy nhiên, dữ liệu của hãng dược phẩm Pfizer cho thấy rằng tế bào T sát thủ sẽ phản ứng tương tự với Omicron như các biến thể trước đó. Điều này phù hợp với nhận định rằng Omicron gây tỷ lệ tử vong thấp hơn ở Nam Phi, nơi hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch. 

Chú thích ảnh
Do đó, điều quan trọng đối với nhân loại đó là việc từng nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine dường như vẫn bảo vệ trước nguy cơ bệnh diễn biến nặng hoặc tử vong. Ảnh minh họa

Điều này đồng nghĩa virus SARS-CoV-2 có thể nhân bản và tái nhiễm, nhưng con người sẽ không bị bệnh nặng như khi mắc lần đầu.

Tác giả Krishna cho rằng đây là tương lai có thể xảy ra nhất đối với virus SARS-CoV-2. Ngay cả khi xuất hiện một biến thể hoạt động như một “game thủ chuyên nghiệp” và cuối cùng đạt tối đa sức mạnh, không có lý do gì để bi quan rằng biến thể sẽ không bị hệ miễn dịch kiểm soát và đánh bại.

Các đột biến cải thiện khả năng lây lan của virus không làm tăng nguy cơ tử vong quá cao. Loại biến thể này sau đó sẽ chỉ đơn giản là đột biến ngẫu nhiên, thay đổi theo thời gian để trở nên khó nhận biết trước các biện pháp phòng thủ đã được điều chỉnh của hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ tái nhiễm.

Thế giới có thể sẽ có mùa COVID vào mỗi mùa Đông giống như bệnh cúm hằng năm. Virus gây bệnh cúm cũng có thể có dạng đột biến tương tự theo thời gian dẫn đến tái nhiễm. Có lẽ hình mẫu tiến hóa tốt nhất đối với virus SARS-CoV-2 là 229E, một loại virus corona gây ra cảm lạnh thông thường. 

Vì vây, tác giả cho rằng Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng, nhưng lại có thể là biến thể cuối cùng gây ra sự quan ngại và đáng được lưu tâm. Nếu may mắn, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ trở thành một loại virus đặc hữu, biến đổi từ từ theo thời gian. Khi đó, bệnh COVID-19 sẽ diễn biến nhẹ hơn vì cơ thể đã hình thành miễn dịch trước đó, từ đó làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.

Phương Oanh/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm