cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau chăm sóc bản thân cơ thể tinh thần sức khỏe khỏe mạnh

Thanh Hóa tăng cường phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh

25/08/2021 20:03 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Chỉ thị số 19/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Lam Kinh - một biểu tượng tinh thần in đậm vào tâm thức dân gian

Lam Kinh - một biểu tượng tinh thần in đậm vào tâm thức dân gian

Thế đất Lam Kinh hội tụ đầy đủ các yếu tố của đất quý. Các công trình kiến trúc được xây dựng trên cơ sở tận dụng, cải biến môi trường tự nhiên, kết hợp với tư duy “phong thủy”, đã tạo cho trung tâm Lam Kinh một không gian bề thế và linh thiêng, in đậm vào tâm thức dân gian.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 01 di sản văn hóa thế giới, 05 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia và 709 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng; nhiều di tích được đầu tư tu bổ, phục hồi, tôn tạo gắn với phát triển du lịch, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc và giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh, vùng đất, con người Thanh Hóa, thu hút đông đảo du khách tham quan, nghiên cứu, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các tầng lớp Nhân dân.

Tuy nhiên, thời gian gần đây ở một số địa phương, công tác quản lý, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại di tích thiếu chặt chẽ, làm nảy sinh tình trạng lộn xộn, phức tạp; công tác quy hoạch, xây dựng, tôn tạo các công trình có ảnh hưởng đến di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi chưa được cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền cho phép còn xảy ra; tình trạng lấn chiếm đất đai, đưa các hiện vật, đồ thờ, nội thất không phù hợp vào di tích và tình trạng mất cắp di vật, cổ vật tại một số di tích còn diễn ra, đã gây ảnh hưởng tới giá trị và việc gìn giữ yếu tố gốc, giá trị lịch sử - văn hoá của di tích; công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong và ngoài khuôn viên di tích, công tác phòng chống cháy nổ tại di tích vẫn chưa được chính quyền và Nhân dân quan tâm đúng mức.

Để tăng cường công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Chú thích ảnh
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng về Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành và UBND cấp huyện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tự ý thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bổ sung tượng thờ, các hiện vật, đồ thờ vào di tích; sơn thếp các thành phần kiến trúc và tượng thờ, hiện vật, đồ thờ di tích hiện có.

Phối hợp với các ban, sở, ngành và UBND cấp huyện, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của di tích; công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các di tích; việc cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích nhưng có khả năng ảnh hưởng xấu đối với di tích; việc tổ chức các hoạt động, lễ hội truyền thống gắn với di tích nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp các di tích 5 năm và hàng năm; khẩn trương hoàn thành việc kiểm kê, công bố danh mục kiểm kê di tích; sớm hoàn thành việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ của các di tích trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý di tích, quản lý các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và người trực tiếp được giao trông coi, bảo vệ di tích.

Nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tư liệu, cứ liệu lịch sử - văn hóa vào hồ sơ di tích; đồng thời, rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ khoa học của các di tích còn bị thiếu thành phần hồ sơ và thực hiện số hóa trong quản lý hồ sơ khoa học di tích theo quy định. Nghiên cứu, biên soạn sổ tay, cẩm nang hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm, sách ảnh giới thiệu về di tích, lịch sử - văn hóa, vùng đất - con người xứ Thanh, gắn với phát triển du lịch.

Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương, kết nối tour tuyến tham quan du lịch gắn với giới thiệu, quảng bá về di tích, lịch sử - văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng trên địa bàn tỉnh, phục vụ du khách trong nước và quốc tế.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương, kịp thời đề xuất vinh danh, khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá di tích; hoặc xử lý, đề nghị xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm tại di tích theo quy định.

Chủ trì, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh vào ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Sở Xây dựng

Khi thẩm định, trình duyệt các quy hoạch, dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích thì phải lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan quản lý văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích nhưng có khả năng ảnh hưởng đến di tích, đảm bảo không có tác động, ảnh hướng xấu đến di tích.

Chú thích ảnh
Đền thờ Tô Hiến Thành. Nguồn: Báo Thanh Hóa

Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan, hướng dẫn UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các di tích theo địa phương quản lý, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trong trường hợp đặc biệt, cần thiết phải sử dụng đất di tích vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích đó.

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, hoàn thành nhiệm vụ đo đạc, cắm mốc khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trên địa bàn toàn tỉnh; tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất di tích không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Đất đai và các quy định pháp luật có liên quan; hướng dẫn lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của di tích; thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành và địa phương, tổng hợp danh mục các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và hàng năm; tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, địa phương, trình cấp thẩm quyền cân đối nguồn vốn sự nghiệp thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp di tích đã được xếp hạng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên

Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích; hướng dẫn việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định Luật Di sản văn hóa, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định của pháp luật có liên

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị có liên quan, triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 02/QCPH-BNV-BVHTTDL ngày 06/12/2019 của Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong các trường học.

Chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống qua các di tích lịch sử trên địa bàn; đăng ký, chăm sóc, gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị của những di tích lịch sử cách mạng tại địa phương; giữ gìn và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” thông qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Công an tỉnh

Chủ trì, tăng cường các biện pháp đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn cho các hoạt động tổ chức lễ hội, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và giải pháp an toàn phòng, chống cháy nổ tại các di tích.

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các sở, ngành có liên quan, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật.

UBND cấp huyện

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền về Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để nâng cao hơn nữa nhận thức về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích của chính quyền cơ sở, tổ chức xã hội và toàn thể các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan, tập trung thực hiện và sớm hoàn thành việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ của các di tích trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả đất của di tích; kiên quyết thu hồi đất của di tích bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Phải xin ý kiến của cơ quan quản lý văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa trước khi thực hiện việc cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến di tích do huyện quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc cải tạo, xây dựng đối với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích trên địa bàn theo quy định, đảm bảo không có tác động, ảnh hưởng xấu đến di tích.

Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch và bố trí vốn ngân sách, huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích được phân cấp quản lý, đưa các di tích trở thành điểm du lịch, điểm không gian văn hóa, thu hút, phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân và du khách.

Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; không tự ý thực hiện việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bổ sung tượng thờ, đồ thờ và các hiện vật vào di tích; sơn thếp các thành phần kiến trúc và tượng thờ, đồ thờ... hiện có của di tích, khi chưa được cơ quan chuyên môn, cấp có thẩm quyền cho phép. Quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và quy chế phối hợp quản lý giữa UBND cấp xã với tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích hoặc người được giao trông coi di tích, làm cơ sở quy trách nhiệm và xử lý nếu để xảy ra vi phạm tại di tích.

Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc bảo vệ di tích; rà soát, sắp xếp lại hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các di tích; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; chấm dứt tình trạng dựng quán bán hàng trái phép và bán hàng rong tại các di tích; thực hiện tốt nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ cho di tích; phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời xử lý những hành vi làm ảnh hưởng tới di tích và cảnh quan môi trường của di tích; ngăn chặn và xử lý theo quy định những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng di tích để trục lợi.

Báo Thanh Hoá, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá về các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; lịch sử - văn hóa và vùng đất - con người xứ

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tích cực tham gia, phối hợp với các cấp chính quyền để vận động, tuyên truyền, phổ biến cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân chấp hành, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

UBND cấp xã

Có trách nhiệm củng cố, kiện toàn và quy định nội quy, quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích cấp xã, Tiểu ban quản lý tại từng di tích để quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích.

Có biện bảo vệ, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi làm ảnh hưởng đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại di tích; tuyệt đối không để xảy ra việc tổ chức, cá nhân tự ý thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bổ sung, đưa tượng thờ và các hiện vật, đồ thờ vào di tích; sơn thếp các thành phần kiến trúc và tượng thờ, hiện vật, đồ thờ di tích hiện có.

Phối hợp với các cơ quan, cấp có thẩm quyền thực hiện cắm mốc các khu vực bảo vệ của các di tích; quản lý, sử dụng có hiệu quả đất của di tích theo quy định. Đề nghị việc xếp hạng di tích; thực hiện việc bảo vệ di vật, cổ vật được phát hiện trên địa bàn và kịp thời báo cáo cơ quan, cấp có thẩm quyền theo quy định.

Có phương thức thu nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức tại di tích hiệu quả, đúng mục đích, công khai, có sổ sách rõ ràng, chi tiêu minh bạch.

Kiểm tra, khen thưởng và xử lý các tổ chwucs, cá nhân vi phạm theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm đối với di tích theo quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trường các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm nội dung của Chỉ thị này; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất (nếu có) về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.

Thảo Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm