cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Thêm nhiều nước ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron

01/12/2021 22:47 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 1/12, thế giới ghi nhận tổng cộng 263.286.429 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 5.237.310 ca tử vong.

Tổng Thư ký LHQ: Tiêm phòng là cách duy nhất để thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19

Tổng Thư ký LHQ: Tiêm phòng là cách duy nhất để thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ)nhận định “cách duy nhất để thế giới thoát khỏi đại dịch, tình trạng bất công và khủng hoảng nhân đạo là thông qua một chiến dịch tiêm chủng toàn cầu”.

Hiện hơn 20 triệu ca đang được điều trị trong đó có 86.641 ca phải điều trị tích cực.     

Trong ngày 1/12, tiếp tục có thêm nhiều nước ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron, như Hàn Quốc, Ireland, Na Uy, Đan Mạch, Saudi Arabia, Ghana, Nigeria. Diễn biến dịch đã khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị về an toàn đi lại, theo đó người chưa hoàn thành tiêm vaccine và có nguy cơ cao lây nhiễm không nên đến các khu vực có lây nhiễm trong cộng đồng. 

Khuyến cáo của WHO nêu rõ: "Những người chưa tiêm đầy đủ vaccine hoặc không có xác nhận đã nhiễm SARS-CoV-2 và có nguy cơ bệnh trở nặng và tử vong, trong đó có người từ 60 tuổi trở lên hoặc người có bệnh lý nền, nên dừng các kế hoạch đến những khu vực có lây nhiễm cộng đồng". Ngoài ra, WHO khuyến nghị các nước áp dụng cách tiếp cận dựa trên tình hình dịch bệnh thực tế và bằng chứng rõ ràng khi đưa ra các biện pháp đối với hoạt động đi lại.          

Chú thích ảnh
Binh sĩ và cảnh sát Indonesia phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Surabaya. Ảnh: THX/TTXVN

Sự lây lan nhanh chóng của Omicron cũng khiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhận định rằng đã đến lúc Liên minh châu Âu (EU) nên nghĩ đến việc bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo bà, đến nay 1/3 trong tổng số 450 triệu dân EU vẫn chưa được tiêm phòng và Liên minh chưa có cách tiếp cận chung về việc tiêm vaccine bắt buộc. Bà von der Leyen cũng cho rằng hằng ngày EU cần đánh giá lại các biện pháp hạn chế đi lại của mình và nhanh chóng triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường nhằm bảo vệ người dân khỏi biến thể Omicron.         

Chung quan điểm với Chủ tịch EC, Thủ tướng tương lai của Đức Olaf Scholz tuyên bố nước này có thể áp đặt quy định bắt buộc tiêm vaccine và đề xuất có thể bắt đầu việc này từ tháng 2 hoặc tháng 3/2022. Ông Scholz cũng ủng hộ việc áp đặt quy tắc 2G đối với khách hàng tới các cửa hàng bán lẻ, nghĩa là chỉ những người đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 mới được phép đến mua hàng. Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với các hiệu thuốc. Theo số liệu thống kê mới nhất của Viện Robert Koch (RKI), số ca tử vong theo ngày tại Đức đã liên tục tăng trong một tuần qua, với 446 ca ghi nhận được trong vòng 24 giờ qua, mức cao nhất theo ngày kể từ ngày 20/2/2021. Nhiều bệnh viện đang phải vật lộn với việc số ca nặng gia tăng nhanh.          

Chú thích ảnh
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế Manila, Philippine. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong khi đó, Pháp đã quyết định kéo dài ít nhất đến ngày 4/12 lệnh tạm dừng các chuyến bay từ các nước miền Nam châu Phi, khu vực mà biến thể Omicron đang lây lan nhanh. Bên cạnh đó, khách nhập cảnh Pháp từ các nước ngoài EU sẽ bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, dù đã tiêm đủ vaccine hay chưa. Cùng ngày, Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết sẽ không do dự siết chặt các biện pháp hạn chế trong dịp lễ Giáng Sinh nếu cần kiểm soát sự gia tăng số ca nhiễm gần đây. 

Dù là một trong những nước có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất thế giới, sự gia tăng số ca nhiễm gần đây và sự xuất hiện của biến thể Omicron đã khiến Chính phủ Bồ Đào Nha tái áp đặt một số biện pháp hạn chế từ ngày 1/12, như bắt buộc đeo khẩu trang khi tham gia sự kiện trong phòng kín, khuyến nghị làm việc từ xa khi có thể, và yêu cầu mọi hành khách đi đường hàng không phải có xét nghiệm âm tính khi nhập cảnh dù đã tiêm phòng đầy đủ. Chỉ có ngoại lệ duy nhất là người có chứng nhận đã bình phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2 và trẻ em dưới 12 tuổi.         

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga ngày 7/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Á, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 1.425 ca mắc mới tại 18 tỉnh, thành phố và 8 ca tử vong, trong đó chỉ có một ca là người nhập cảnh. Đáng chú ý, số ca lây nhiễm cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn vẫn ở mức cao với 576 trường hợp trong một ngày tại 203 bản thuộc 9 quận. Hiện thủ đô Viêng Chăn có 355 bản tại 9 quận được quy định là vùng đỏ. Cũng theo Bộ Y tế Lào, các ca tử vong mới tại nước này hầu hết là ở thủ đô Viêng Chăn, đều là người cao tuổi và có bệnh lý nền. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 75.163 ca, trong đó có 178 người tử vong. 

Trước tình hình trên, Chính phủ Lào đã yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã được ban hành; đồng thời tiếp tục chuẩn bị trung tâm cách ly và cơ sở điều trị đầy đủ, chuẩn bị ngân sách dự phòng để mua vật tư y tế, vaccine, thuốc điều trị, dung dịch xét nghiệm và các thiết bị cần thiết.       

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 18/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Hàn Quốc xem xét áp dụng các biện pháp bổ sung để ngăn chặn biến thể Omicron, trong bối cảnh nước này ghi nhận 5.123 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó có 5.075 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca nhiễm lên 452.350 ca. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết số bệnh nhân nặng cũng lên mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch là 723 người. Đây cũng là lần đầu tiên số bệnh nhân nặng tại Hàn Quốc vượt mốc 700 ca. Nội các đã tiến hành họp, thảo luận biện pháp đối phó với diễn biến mới của dịch, cân nhắc áp dụng các biện pháp bổ sung sau khi chính phủ quyết định ngừng nới lỏng hơn nữa các biện pháp giãn cách xã hội.        

Ngày 1/12, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Laurence Boone cảnh báo biến thể Omicron có nguy cơ đe dọa đến đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo cập nhật về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021, OECD đã bày tỏ quan ngại rằng biến thể Omicron đang tạo thêm nhiều rủi ro và có khả năng trở thành mối đe dọa đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh: THX/TTXVN

Trong bối cảnh đó, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2021, đồng thời kêu gọi các nước nhanh chóng triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19, do lo ngại nguy cơ xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm hơn. OECD dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 5,6%, thấp hơn so với mức dự báo 5,7% được đưa ra trước đó.

Theo tổ chức này, kinh tế toàn cầu vẫn đang trong quá trình phục hồi, nhưng đã bị mất đà và ngày càng trở nên mất cân bằng. OECD cảnh báo rằng vấn đề y tế, lạm phát cao, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và sai lầm chính sách đều là những mối quan ngại lớn. Theo OECD, ưu tiên chính sách hiện nay là phải đảm bảo vaccine được sản xuất và triển khai nhanh nhất có thể trên khắp thế giới, bao gồm cả việc tiêm mũi tăng cường. Xu hướng phục hồi hiện nay mới chỉ tạm thời và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như các nước không đảm bảo được chính sách này.         

Trong một diễn biến khác, các nước thành viên WHO đã nhất trí tiến hành đàm phán xây dựng một hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chặn và ứng phó với các đại dịch trong tương lai. Tại phiên họp đặc biệt kéo dài 3 ngày của Hội đồng Y tế thế giới ở Geneva (Thụy Sĩ), 194 nước thành viên của WHO đã thông qua nghị quyết thành lập một cơ quan đàm phán liên chính phủ nhằm thảo luận và phác thảo về một hiệp ước, thỏa thuận hoặc công cụ quốc tế khác nhằm ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

Cuộc họp đầu tiên của cơ quan này sẽ diễn ra muộn nhất là vào ngày 1/3/2022 nhằm chọn ra 2 đồng chủ tịch và 4 vị phó chủ tịch. Báo cáo tiến độ sẽ được trình tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Y tế thế giới vào năm 2023 với kết quả cuối cùng sẽ được đưa ra xem xét tại phiên họp năm 2024.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm