cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ca sĩ Duy Quang: Còn đó kiếp đam mê

19/12/2012 16:10 GMT+7 | Âm nhạc


(Thethaovanhoa.vn) - Theo Tuổi Trẻ, sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh ung thư gan thời kỳ cuối, ca sĩ Duy Quang đã qua đời tại bệnh viện Orange Coast (California, Mỹ) vào ngày 19-12.

TT&VH xin đăng lại bài viết Ca sĩ Duy Quang: Còn đó kiếp đam mê để bạn đọc hiểu thêm về con người và sự nghiệp của một nhạc sĩ tài danh.

***

Thông tin ca sĩ Duy Quang qua Mỹ để chữa bệnh hiểm nghèo khiến người thân, bạn bè anh hết sức bất ngờ. Ở tuổi 62, người đàn ông ấy đang phải đối chọi với bệnh tật và những người hâm mộ giọng hát của anh chỉ biết hát thầm câu hát bất hủ Nhưng xin người đừng lìa xa tôi…

Listen To The Music

Ca khúc Listen To The Music là một trong những ca khúc nổi tiếng của nhóm Doobie Brothers và tại Việt Nam những năm 70 thế kỷ trước nó nổi danh qua phần trình bày của nhóm The Dreamers với phần đặt lời Việt, Hãy lắng tai nghe, của nhạc sĩ Phạm Duy. Song để có được thành công ấy, Duy Quang và các anh em trong nhà phải vượt qua rất nhiều khó khăn để được bố cho đi hát.

Duy Quang mê nhạc từ nhỏ nhưng anh lại được gia đình định hướng trở thành viên chức Nhà nước. Ngay từ nhỏ cậu bé 8 tuổi Phạm Duy Quang đã có thể nhận ra một nốt sai trong một bản giao hưởng, có thể chơi mandolin, trống, guitar, dương cầm thuần thục nhưng để theo nghiệp nhạc thì cậu phải nhận được cái gật đầu của bố, nhạc sĩ Phạm Duy. Duy Quang sinh năm 1951, thuộc thế hệ mà ở Mỹ người ta gọi là thế hệ baby-boom, những đứa trẻ lớn lên sau tiếng bom của Đệ nhị thế chiến. Ở Việt Nam, Duy Quang lớn lên trong thời chiến nhưng âm nhạc của anh lúc ấy căng phồng không khí của rock theo chân người Mỹ vào Việt Nam. Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy nhớ lại lúc ấy các con của ông đều mê The Beatles, Rolling Stones hay Carpenters như điếu đổ và có thể vặn đi vặn lại mãi không chán những ca khúc quốc tế thịnh hành thời đó. Tuy vậy không thấy ông nói trong hồi ký của mình rằng ông không muốn các con theo nghiệp nhạc.

Ca sĩ Duy Quang ở thời điểm 2005 khi anh vừa trở về Việt Nam
Nhạc sĩ Duy Cường từng kể lại rằng các anh em trong nhà vẫn lén bố tập nhạc. Duy Quang và Duy Minh từng bị bố đập vỡ ba cây đàn, Duy Cường không được phép bén mảng đến cây piano. Thế nhưng họ vẫn tập say sưa khi bố đi làm. Thời gian đó, Duy Quang đã trở thành một cây hát của trường và vẫn say sưa ấp ủ giấc mộng làm ca sĩ hơn là trở thành nhân viên bàn giấy. Cậu học sinh 16 tuổi thời ấy vẫn thường trốn học đi tập đàn và đến nhà bạn nghe những đĩa hát ngoại quốc mới nhất của The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones... và mơ ước có đủ tiền để mua một chiếc máy hát cho riêng mình.

Năm 1969, khi nhạc sĩ Phạm Duy và vợ, ca sĩ Thái Hằng đi Pháp, ở nhà Duy Quang lôi cậu em mới 13 tuổi, Duy Cường ra Nha Trang chơi cùng ban nhạc Free Ones của mình. Chơi chưa đến đâu thì bố về và đánh điện yêu cầu hai anh em về nhà ngay lập tức. Với tâm trạng thất vọng và sợ sệt, cả hai tin chắc mình sẽ no đòn. Vậy mà về đến nơi cả hai đã được bố ôm vào lòng và đồng ý cho đi theo nghiệp nhạc. Máu âm nhạc chảy trong huyết quản đã chiến thắng và nhạc sĩ Phạm Duy từ đó về sau khi đi nước ngoài ông đều mua rất nhiều băng đĩa về cho các con và cùng đặt lời Việt cho các ca khúc quốc tế thịnh hành lúc đó để các con đi hát.

Nhóm Dreamers ra mắt vào đầu thập niên 1970 với đội hình gồm Duy Quang, Duy Cường, Duy Minh, Duy Hùng và Julie. Với ông bố nhạc sĩ hỗ trợ hết sức phía sau, vào thời đó The Dreamers cùng với những CBC, Phượng Hoàng, The Enterprise, The Blue Jets… trở thành những lá cờ đầu của phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Đây là những ban nhạc chuyên chơi lại các ca khúc quốc tế thịnh hành nhất vào thời đó và cổ súy cho phong trào rock nảy nở khắp nơi.

Nhóm The Dreamers (Duy Quang ngoài cùng bên phải) cùng nhạc sĩ Phạm Duy trên sân khấu Sài Gòn

Nhưng lúc ấy Duy Quang còn được may mắn hơn rất nhiều ca sĩ khác khi được ông bố nhạc sĩ sáng tác cho nhiều ca khúc đến bây giờ đã trở thành huyền thoại. Ngay như ca sĩ Tuấn Ngọc lúc đó vẫn còn chơi nhạc quốc tế (mãi sau này ra hải ngoại mới lừng danh với nhạc Việt) thì Duy Quang đã để lại dấu ấn với rất nhiều ca khúc đến giờ vẫn được nhiều người thuộc lòng như Em hiền như masoeur, Thà như giọt mưa, Còn một chút gì để nhớ, Hai năm tình lận đận, Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Chỉ chừng đó thôi, Đưa em tìm động hoa vàng..., tất cả đều được phụ thân đo ni cho giọng hát Duy Quang.

Lúc ấy, The Dreamers được mời diễn thường xuyên tại ba phòng trà Tự Do, Ritz, Queen Bee và tiếng hát của Duy Quang luôn được hâm mộ đặc biệt. Ở thời điểm đó (hay cả khi sau này ra hải ngoại) Duy Quang luôn được xem là một giọng hát lạ bởi chất giọng như men say mà lại rất trong, hát những bản nhạc tình êm ả như hơi thở. Anh không bị cuốn vào trào lưu lúc ấy là hát nhạc lính mà lúc nào cũng tách mình ra và định vị mình với những bài nhạc tình sang cả. Tiếng hát Duy Quang được yêu từ lúc ấy cho đến khi anh ra hải ngoại và tiếp tục để lại dấu ấn của mình với hơn 300 ca khúc. Anh và Julie được xem là cặp đôi song ca đẹp nhất khi ấy, cả trên sân khấu lẫn đời thường. Nhưng rồi cuộc đời của cả hai đã chia đôi ngả.

Sự chia đôi ngả của Duy Quang và Julienhư thể chứng minh cho một sự thật rằng cuộc đời anh không thật sự bình yên như nhiều người biết và ở trong tâm hồn người nghệ sĩ ấy luôn có những nỗi buồn khó có thể khỏa lấp.

Khó khăn

Duy Quang là anh cả trong gia đình có 8 người con của nhạc sĩ Phạm Duy. Khi bắt đầu đi hát cũng là lúc anh kiếm tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Năm 1975 khi vợ chồng nhạc sĩ Phạm Duy sang Mỹ thì Duy Quang vẫn ở lại thay bố mẹ nuôi 3 người em. Cuộc sống cực kỳ khó khăn và anh phải làm mọi việc để kiếm sống. Đến năm 1978 Duy Quang sang Pháp và một năm sau, năm 1979, anh mới được đoàn tụ cùng gia đình ở thị trấn Midway, California (Mỹ).

Lúc này anh bắt đầu đi hát trở lại với những sáng tác của cha và thêm nhiều bài của các nhạc sĩ khác. Duy Quang nhanh chóng trở thành giọng ca hàng đầu ở hải ngoại, vẫn được hâm mộ nhưng hình ảnh đẹp của anh và Julie dù được mọi người yêu mến đã không thể trở lại. Họ chia tay vì nhiều nguyên nhân mà đến giờ người trong cuộc vẫn không nói ra cho dù ở tuổi này cả hai đã trở lại cuộc sống độc thân.

Julie Quang và Duy Quang một thời được xem là một cặp đôi vàng của làng nhạc trẻ Sài Gòn
Julie và Duy Quang yêu nhau từ năm 17 tuổi và họ bằng tuổi nhau. Duy Quang nhớ lại “Tôi gặp Julie lúc 17 tuổi. Chúng tôi bằng tuổi nhau, cùng nếm vị ngọt yêu đương thuở mới lớn. Cô ấy có giọng hát liêu trai. Tôi đã ôm đàn bỏ nhà theo nàng ra mãi tận Nha Trang hát chung trong ban nhạc The Free Ones từ năm 1968 đến năm 1970. Nhưng mối tình đầu cũng mau tan vì chúng tôi còn quá trẻ, chẳng có kinh nghiệm trong đời, huống gì tính đến chuyện trăm năm”. Giọng hát đầy ma lực của Julie là một ghép đôi cực kỳ hợp lý với giọng hát nhuốm phần thư sinh của Duy Quang. Họ có rất nhiều ca khúc được yêu mến, phần nhiều là do người cha đặt lời Việt hoặc sáng tác cho. Julie đến ở với Duy Quang tại Phú Nhuận, họ có một đứa con chung nhưng cả hai đều không có hôn thú. Julie là một thành viên của The Dreamers và đến năm 1974 khi cô sang Pháp thì giọng nữ của nhóm thuộc về Thái Hiền.

Sau cuộc tình với Julie thì Duy Quang còn có thêm nhiều mối tình nữa mà một trong số đó trở thành Kiếp đam mê được rất nhiều người yêu thích. Nhân vật này chưa bao giờ được hé lộ nhưng Duy Quang từng nói rằng cô ấy rất đẹp và cô cũng đã từng xuất hiện trong một ca khúc nữa của anh có tên là Vì yêu em (lúc đó ai cũng tưởng anh sáng tác bài này cho người vợ của mình, Mỹ Hà). Mỹ Hà là người vợ chính thức đầu tiên của Duy Quang, cô vốn là Hoa khôi người Việt tại Washington DC (Mỹ). Cả hai có với nhau 2 người con gái. Tuy nhiên cuộc hôn nhân này lại đong đầy buồn phiền. Ca sĩ Duy Quang từng tâm sự: “Chúng tôi lấy nhau không phải vì tiền mà lại xa nhau vì đồng tiền đỏ đen”. Mỹ Hà nghiện cờ bạc và cô đã nướng rất nhiều tiền vào đỏ đen. Trong vòng 10 năm trời ca sĩ Duy Quang đã phải bán ba căn nhà (mà căn rẻ nhất lên đến gần nửa triệu USD) để trả nợ cho vợ, chưa kể Mỹ Hà còn vay nợ của bạn bè anh khắp nơi. Cả sự nghiệp đi hát của Duy Quang chỉ đủ trả nợ cho vợ. Sau nhiều lần khuyên lơn không thành, năm 2002 cả hai ra tòa ly dị. Lúc này Duy Quang đã chán nghiệp hát vì cuộc sống gia đình tan vỡ. Năm 2004, anh về Việt Nam, vừa để tìm lại cảm hứng sân khấu vừa muốn sinh sống lâu dài.

Về Việt Nam (sau khi gửi khá nhiều tiền vào ngân hàng cho cô em Thái Hạnh để nuôi dạy các con đang ở Mỹ) ca sĩ Duy Quang hoạt động văn nghệ sôi nổi trở lại, anh mở phòng trà, ra album và đi hát ở nhiều show lớn. Anh sống khá bình lặng và yên ắng. Sau cuộc hôn nhân với Mỹ Hà, Duy Quang đi tiếp bước nữa với ca sĩ Yến Xuân nhưng rồi sau hai năm chung sống họ đã đi đôi đường với lý do “chưa thật sự hiểu nhau”.

Lâu lâu nhóm Dreamers vẫn xuất hiện trở lại tại phòng trà của anh ở Trần Cao Vân như thể hoài niệm nhưng không lúc nào có đủ thành viên. Sau này phòng trà sang lại cho người khác thì hầu như những anh em trong nhà lại ít chơi nhạc cùng nhau. Có lúc ca sĩ Duy Hùng về nước và anh cùng Duy Cường, Duy Minh vẫn chơi với nhau tại quán cà phê của người bạn, những lúc ấy đều không thấy Duy Quang. Thời gian gần đây anh hay bệnh và đã ít xuất hiện hơn nhưng công chúng vẫn hy vọng anh luôn còn đủ đam mê để đi tiếp con đường âm nhạc của mình.

Nguyên Minh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm