cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Thành phố Hồ Chí Minh siết chặt hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

25/06/2021 21:09 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Thành phố Hồ Chí Minh đang ở những ngày cuối chu kỳ giãn cách xã hội lần thứ 2 (từ ngày 15-30/6) và thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19/6/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Thêm 94 mắc Covid-19 trong nước, 667 ca nghi nhiễm tại TP.HCM đang tiếp tục đối chiếu

Thêm 94 mắc Covid-19 trong nước, 667 ca nghi nhiễm tại TP.HCM đang tiếp tục đối chiếu

Bản tin dịch Covid-19 tối 25/6 có biết thêm 102 ca mắc Covid-19 nâng tổng số ca mắc trong ngày lên 305 ca, TP Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất với 161 ca. Trong ngày có 190 bệnh nhân khỏi bệnh.

Tuy nhiên, việc kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, Thành phố cần cân nhắc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch mạnh hơn tại các khu vực nguy cơ cao và giám sát việc thực hiện các bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 25/6.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, trong đợt dịch thứ 4, Thành phố xuất hiện các chuỗi lây nhiễm có số ca mắc lớn. Việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19/6/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố những ngày qua đã có một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoanh vùng toàn bộ các chuỗi lây nhiễm do liên tục xuất hiện thêm các trường hợp nhiễm ngoài cộng đồng, chưa rõ nguồn lây. Đáng chú ý trong những ngày gần đây, Thành phố liên tục ghi nhận số ca nhiễm ở mức 3 con số, đặc biệt từ 6 giờ ngày 24/6 đến 6 giờ ngày 25/6 ghi nhận tới 667 ca nhiễm mới, cao nhất từ trước đến nay.

Chú thích ảnh
Chợ Sơn Kỳ bị phong tỏa. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức

Hiện nay dịch đã xuất hiện trong các khu công nghiệp, các chợ đầu mối nên khả năng lây lan là rất lớn. Nếu không kiểm soát sớm, dịch sẽ lan nhanh sang các địa phương khác bùng phát trên diện rộng, càng khó khoanh vùng, dập dịch hơn. Chính vì vậy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố nên xem xét việc áp dụng các biệt pháp phòng chống dịch mạnh hơn, có thể tính đến việc tạm dừng hoạt động một số chợ nếu cần thiết để có thể khoanh vùng, chặt đứt các chuỗi lây nhiễm.

Thành phố đã xây dựng các bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch nhưng phải cập nhật bổ sung và giám sát thực hiện. Tăng cường kiểm soát việc chấp hành phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, khu cách ly, không để lây lan thành các chuỗi lớn. Mỗi người dân phải có tinh thần tự giác, người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp phải đảm bảo việc tuân thủ phòng chống dịch tại nơi làm việc, doanh nghiệp, hay đơn vị  nào không đảm bảo yêu cầu phòng dịch phải bị xử lý, cho dừng hoạt động.

Đối với chiến dịch tiêm 800.000 liều vaccine, Phó Thủ tướng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tiêm đúng tiến độ, có phương án đảm bảo an toàn và xử lý kịp thời các trường hợp có phản ứng phụ. “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp nhận thêm các đợt vaccine mới, do đó cần tính toán đến các phương án tổ chức tiêm phù hợp. Phải chú ý việc phân luồng theo thời gian, địa điểm tiêm để kiểm soát dòng người. Không được để tái diễn tình trạng tập trung quá đông người cùng một lúc như hai ngày qua tại Nhà thi đấu Phú Thọ. Trong lúc chưa kiểm soát được mầm bệnh trong cộng đồng, chỉ cần một trường hợp F0 chưa được phát hiện có mặt tại điểm tiêm thì hậu quả sẽ khó lường”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh

Chú thích ảnh
Thông điệp 5K để sống an toàn trong đại dịch Covid-19

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Lo ngại lớn nhất của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là các chuỗi lây nhiễm tại khu công nghiệp Tân Phú Trung, Củ Chi, Chợ đầu mối Hóc Môn, Chợ Sơn Kỳ vẫn tiếp tục gia tăng ca nhiễm, dù đã được khoanh vùng, cách ly. Thành phố chỉ còn 5 ngày nữa là kết thúc kỳ giãn cách thứ 2 và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 10/CT-UBND gần như tương đương với Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch kể từ ngày 19/6 nhưng số ca mắc vẫn tăng lên liên tục.

Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố yêu cầu các sở, ngành, ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức phải đánh giá lại việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch những ngày qua, mức độ kiểm soát và đề ra các biện pháp quyết liệt hơn cho những ngày tới.

Chú thích ảnh
Hơn 9.000 người dân TP. HCM được tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Nhà thi đấu Phú Thọ ngày 24/6. Ảnh: TTXVN

“Các quận/huyện, phường/xã, tăng cường tuần tra, giám sát việc thực hiện quy định phòng chống dịch; xử lý nghiêm các trường hợp lơ là, không tuân thủ; phát huy vai trò của tổ COVID cộng đồng trong việc rà soát, phát hiện các trường hợp có nguy cơ để hỗ trợ đơn vị y tế xử lý, khoanh vùng nhanh nhất. Với các chợ truyền thống, có thể áp dụng mô hình đăng ký bán luân phiên như chợ quận 8 đã thực hiện để hạn chế tập trung đông người. Sở Công Thương làm việc với các chợ đầu mối về công tác phòng chống dịch, yêu cầu tiểu thương ký cam kết thực hiện bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch, kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh với các hộ không chấp hành. Tại các công sở, cơ quan nhà nước, phải tuân thủ nghiêm việc giãn cách, khử khuẩn, hạn chế các cuộc họp không cần thiết.” ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cũng lưu ý các đơn vị về việc vận hành các khu cách ly tập trung, đặc biệt nhanh chóng xử lý các vấn đề tại khu cách ly Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố hồ Chí Minh, không để nhân viên y tế phải ôm đồm nhiều việc ngoài chuyên môn, dẫn đến kiệt sức.

Theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 6 giờ ngày 25/6, có 2.549 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố, trong đó có 2.302 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 243 trường hợp nhập cảnh, 4 trường hợp lây trong khu cách ly.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, ngoài các chuỗi lây nhiễm đã được xác định, trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều mầm bệnh âm thầm lây lan trong cộng đồng và chỉ được phát hiện qua khám sàng lọc hoặc tầm soát bệnh nhân tại các cơ sở y tế.

Ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai phương án điều trị cho 5.000 trường hợp nhiễm và chuẩn bị phương án để có thể tiếp nhận điều trị trong trường hợp có 9.000-10.000 người nhiễm. Theo đó, một số bệnh viện tuyến quận/huyện sẽ được tổ chức để tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ nhằm giảm tải cho các bệnh viện điều trị COVID-19 tuyến cuối như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, Bệnh viện Dã chiến Cần Giờ.

Xuân Anh/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm