cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Triển lãm 'Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử': Nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố

14/12/2022 15:17 GMT+7 | Văn hoá

Sáng 14/12, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc Triển lãm Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử qua tài liệu lưu trữ. 

Sự kiện diễn ra nhân dịp 120 năm kỷ niệm ngày khánh thành cầu Long Biên (1902-2022), mở màn cho các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp (1973-2023).

Việt Nam và Pháp có lịch sử quan hệ bang giao từ rất sớm. Hơn thế, hai quốc gia còn có những ký ức chung trong lịch sử. Gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp (1973-2023), quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, toàn diện, phong phú và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Được bố cục theo dòng thời gian thành 3 phần: "Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ!"; "Bên cầu Long Biên"; "Ký ức cầu Long Biên trong chúng ta", Triển lãm tập trung giới thiệu tài liệu và hình ảnh về việc xây dựng, mở rộng, sửa chữa và đời sống bên cây cầu, cũng như ký ức về cây cầu trong suốt chiều dài lịch sử. Triển lãm mở cửa tự do từ ngày 14/12/2022 đến 15/6/2023.

Triển lãm 'Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử' - Ảnh 1.

Triển lãm giới thệu tới công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ và hình về cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975. Nguồn: Báo Công Thương

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết, Triển lãm giới thiệu tới đông đảo công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó rất nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi.

Cùng với tài liệu lưu trữ, Triển lãm được tô điểm thêm bằng các bức tranh, ảnh và hiện vật của các nhiếp ảnh gia, các cá nhân trong và ngoài nước, góp phần vẽ lên một bức tranh đa sắc về cây cầu cho đến ngày nay. Triển lãm này nằm trong chuỗi các hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I rong đời sống xã hội, để tài liệu đến gần hơn với nhân dân.

Trưởng đại diện Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội Philippe LeFailler chia sẻ, cầu Long Biên tuy được xây dựng cách đây 120 năm nhưng vẫn là một "công trình hiện đại". Những chuyên gia, những chuyên viên ngành xây dựng có trách nhiệm gìn giữ để cầu Long Biên vững vàng trong nhiều thập kỷ nữa.

Ông cũng cho biết, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp được thành lập tại Việt Nam vào năm 1900. Từ đó đến nay, Viện đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát huy các di sản của Việt Nam. Từ khi trở lại Hà Nội vào năm 1995, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp liên tục hợp tác với các cơ quan lưu trữ, hai bên đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động nhằm đưa tài liệu lưu trữ đến với công chúng, bao gồm xuất bản sách chỉ dẫn, sách nghiên cứu và trưng bày triển lãm. Nhiều dự án hợp tác khác với Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt cũng đang được tiến hành. 

Còn theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, Triển lãm Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử là hoạt động đầu tiên trong chuỗi kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp - Việt Nam (1973-2023). Mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực lưu trữ là mối quan hệ lâu đời. Những tài liệu đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Lưu trữ quốc gia Hải ngoại Pháp là những ký ức chung về một thời kỳ lịch sử chung giữa hai dân tộc. Những tài liệu lưu trữ này phục vụ cho các nhà nghiên cứu, chuyên gia và mong muốn mở rộng tới nhiều đối tượng hơn nữa.

Cầu Long Biên là công trình mang tính biểu tượng cho Việt Nam, cũng như cho quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. "Triển lãm là dịp tuyệt vời giới thiệu tới công chúng những hình ảnh, tư liệu về cây cầu lịch này", Đại sứ Nicolas Warnery nói.

Cầu Long Biên đã tròn 120 tuổi. Việc xây dựng cây cầu với các mục đích chính trị và kinh tế hay những trận bom đạn dội xuống cây cầu trong quá khứ, đến nay đã trở thành những câu chuyện lịch sử. Ngày nay, bên cạnh chức năng phục vụ giao thông, cầu Long Biên được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Cây cầu tồn tại qua 3 thế kỉ đã trở thành nhân chứng lịch sử của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Ý tưởng về một cây cầu đường sắt bắc qua sông Hồng đã hình thành trước khi Paul Doumer đến Đông Dương. Thời điểm đó, tuyến đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội kết thúc tại một nhà ga tạm nằm ở Gia Lâm, bên tả ngạn. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội, cả Pháp và Việt Nam, đặc biệt là các thương nhân, đều lo ngại hoạt động thương mại của thành phố sẽ chuyển sang phía bên kia sông. Để duy trì vị thế và các hoạt động thương mại của Hà Nội, việc xây dựng cây cầu là điều tất yếu.

Cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng là một công trình kết cấu thép dài 1.682 m. Vào thời điểm đó, nhiều người nghĩ rằng dự án chắc chắn thất bại, coi đó là một "ý tưởng điên rồ" bởi vì sông Hồng rất rộng  và nổi tiếng lũ lụt thất thường.

Một cuộc tuyển chọn nhà thầu đã được tiến hành năm 1897, ngay sau khi Toàn quyền Doumer đến Hà Nội. Có sáu công ty lớn của Pháp tham gia và Công ty Daydé et Pillé đã giành chiến thắng bởi vì, ngoài các giải pháp kĩ thuật đã đề xuất, mức giá dự thầu của công ty không vượt quá hạn mức kinh phí quy định là 5,5 triệu francs cho riêng cây cầu.

Cây cầu có 19 nhịp với hai mươi trụ xây ở độ sâu hơn 30m dưới mực nước thấp nhất. Tổng chiều cao cây cầu là 61 m. Cầu có 2 nhịp hai đầu dài 78,70 m và 9 nhịp dài 75 m, xen kẽ với 8 nhịp dài 106,20 m.

Công trình được khai móng vào tháng 9/1898. Ngày 3/2/1902, hai bờ được nối liền. Ngày 28/2/1902, lúc 8 giờ 30 sáng, đoàn tàu rời ga Hà Nội mới, chở vua Thành Thái, Toàn quyền và Paul Beau, đại sứ Pháp tại Bắc Kinh cùng người kế nhiệm Doumer. Cây cầu được đặt theo tên của Doumer, người khởi xướng dự án xây dựng này. Ngày 8/4/1902, đoàn tàu chính thức đầu tiên của tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng rời ga. Cây cầu được xây dựng với tốc độ ấn tượng, trong 3 năm 7 tháng, trong khi thời hạn xây dựng là 5 năm. Chi phí thực tế để xây dựng cầu Doumer là 6,2 triệu franc.

Ban đầu, cây cầu được thiết kế chỉ dành cho đường sắt, có hai bên vỉa hè 1,3 m cho người đi bộ, xe kéo và người đi xe đạp. Do đó, ô tô phải qua sông bằng phà. Từ năm 1914, việc cải tạo cầu dành cho ô tô đã từng được tính đến. Tuy nhiên, phải sau chiến tranh thế giới thứ nhất, việc mở rộng làn đường bộ trên cầu mới được tiến hành. Công trình khởi công năm 1922 và hoàn thành vào tháng 12/1923.

Các quy tắc giao thông được quy định vào năm 1924: xe đi bên phải, người đi 3 hướng ngược lại. Cấm các phương tiện trên 3 tấn và tốc độ tối đa là 15 km/h. Ban đầu cây cầu thiết kế không dành cho ô tô nên các phần xây dựng thêm không phù hợp với hướng giao thông, đã gây ra nhiều vụ tai nạn cả ở Gia Lâm và Hà Nội. Năm 1953, việc đảo chiều giao thông được thực hiện. Xe đi phía bên trái của làn đường sắt và duy trì cho đến ngày nay.

Cây cầu được đổi tên thành cầu Long Biên vào năm 1945. Trong suốt những năm từ 1947 đến 1972, cây cầu hư hỏng nặng do xe cộ quá tải, lưu lượng giao thông lớn và bị phá hủy sau những trận ném bom của Quân đội Mỹ. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành gia cố, sửa chữa nhiều lần. Tuy nhiên, đáng tiếc là hiện nay, cây cầu không giữ được thiết kế ban đầu của một dải đăng ten thép, từng được ca ngợi như một con rồng trên bầu trời Hà Nội.

Chu Thanh Vân/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm