cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau lợi ích hải sản sức khỏe cực kỳ tốt cho sức khỏe

Đi ăn nhà hàng bằng tem phiếu

13/02/2013 07:25 GMT+7 | Thế giới


(Thethaovanhoa.vn) - Một “thời kỳ tem phiếu” (mua gạo bằng phiếu, mua thịt bằng tem thời bao cấp) tưởng đã một đi không bao giờ trở lại, thì năm 2012 nó trở lại thật, nhưng không phải trong sự ngán ngẩm, mà trái lại, thích thú. Đó là Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37, nằm ngay quận Ba Đình, trung tâm Hà Nội.

Vài năm nay, quanh mảnh hồ Trúc Bạch, dải lụa đẹp đất kinh kỳ được thành hình khi dân làng Yên Hoa đắp đê Cổ Ngư cắt Hồ Tây, bỗng trở thành phố ẩm thực đông đúc bậc nhất Hà Nội. Hàng chục nhà hàng hạng sang, nhà hàng đặc sản, rồi cơ man nào là quán lẩu lươn, ốc, ếch, lẩu hải sản, nộm bò, nem cuộn, phở cuốn, phở xào.... đếm đến hàng nghìn. Vẻ khiêm nhường hơn cả trong đám đông ấy, Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37 (biển hiệu đề rõ ràng, đầy đủ như vậy) lại chính là sự thu hút của nó.

Đằng sau chiếc cửa gỗ đại hội màu nâu xỉn vang lên giai điệu Đóng nhanh lúa tốt qua giọng hát của nữ ca sĩ thuộc lớp đầu tiên của nền tân nhạc cách mạng Thương Huyền. Bài hát vang ra từ chiếc cassette Akai chạy băng cối có thân to như chiếc loa thùng. Tiếp đến là Em đi giữa biển vàng của đội Sơn Ca Đài Tiếng nói Việt Nam chủ yếu là thiếu nhi Hà Nội, rồi Những ánh sao đêm của Quốc Hương... Một lúc lại thấy có người chạy đến tháo băng đổi trục quay cho vòng cuốn ngược lại…

Ông chủ Phạm Quang Minh, vốn nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng, đã chuẩn bị từ nhiều năm trước cho cửa hàng quay ngược bánh xe thời gian này. Sau khi tai nghe âm thanh, thì cái nhìn thấy ấn tượng đầu tiên của cửa hàng là chiếc cân lớn bày ngay sau cánh cửa. Trước quầy giải khát, chiếc ti vi National cửa lùa của thập niên 1970 đã hết thời hạn sử dụng. “Tổ phục vụ” có tủ lạnh Liên Xô Xa-ra-tốp, những chiếc cốc vại đựng bia bằng thủy tinh chất lượng kém, vàng xỉn nhờ nhờ và nổi đầy mụn ở thành cốc. Khắp cửa hàng, chỗ nào khách cũng như chạm vào quá khứ với những máy quay đĩa Rigonda, đài Orionton, ti vi đen trắng Neptune, quạt tai voi, đồng hồ quả lắc - những thứ “quý tộc” thời đó. Bình dân hơn là bi-đông nước, sổ gạo, tem phiếu, dép cao su, bát sắt tráng men.

Tôi ngồi vào bàn ăn, cô “mậu dịch viên” mặc áo trắng quần đen đưa xấp tem phiếu mua thực phẩm in mô phỏng trước mặt. Khách mua tem phiếu trị giá với 1 món ăn và trả tiền luôn, mất tem phiếu cửa hàng không chịu trách nhiệm, tem phiếu đó được quy đổi ra món ăn tương ứng. Tem phiếu đã mua có thể dùng không giới hạn thời gian.

“Cửa hàng trưởng” Phạm Quang Minh tròn 50 tuổi, số tuổi đủ cho anh thấm thế nào là bao cấp. Ấn tượng khó phai với cậu bé Phạm Quang Minh là những cô mậu dịch viên mặt lạnh như tiền, là vị cửa hàng trưởng “hét ra lửa”, mỗi lần cửa hàng trưởng xuất hiện, ngay cả đám con nít đi xếp hàng thay người lớn cũng biết lo sợ cửa hàng “nghỉ kiểm kê”… Nhà Minh 6 anh em, ở khu tập thể Quân đội phố Nam Đồng. Bố là sĩ quan, tiêu chuẩn cán bộ trung cấp có phiếu mua thực phẩm bìa C. Cán bộ cao cấp phiếu bìa A có cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tôn Đản, trung cấp như bố Minh thì đổi phiếu tại phố Nhà Thờ, Kim Liên, Đặng Dung và Vân Hồ. Mỗi tuần đi một lần, cậu dậy từ 5, 6 giờ sáng đạp xe đến cửa hàng mậu dịch quốc doanh trên phố Nhà Thờ xếp hàng mua thịt cá. Gạo với lương thực mua tại cửa hàng mậu dịch gần khu Nam Đồng. Nhiều lần, đến lượt mình thì cửa hàng hết hàng, hoặc treo biển: nghỉ kiểm kê. Minh lại khóc mếu đi về.

Tất nhiên “cửa hàng trưởng” Minh và các cô mậu dịch viên bây giờ có khuôn mặt khác. Phải cười thôi, vì nếu không, khách không mua tem phiếu mà qua hàng khác ăn ngay, trả tiền tươi!

Ăn mậu dịch năm 2012 không phải xếp hàng, nhưng vẫn có thểthấy lại một Hà Nội xếp hàng qua “biểu tượng” viên gạch ghi tên người đặt và tấm bảng đen phấn trắng “Cấm chen ngang”. Người Hà Nội từng quen, người xếp hàng sau tự động đẩy cục gạch “xí chỗ” của người khác lên trước khi di chuyển. Một phần vì sợ cửa hàng trưởng thấy cảnh lộn xộn nếu ai đó chen ngang, nhưng phần nhiều là do ý thức. Bây giờ cửa hàng 37 cũng có nội quy cho khách hàng (chứ không phải cho nhân viên): tem phiếu của ai người ấy giữ, mất không chịu trách nhiệm, mua rồi miễn đổi lại... Hà Nội bây giờ, nếu có cảnh tuần tự xếp hàng mua vé, ngắm hoa, lên xe buýt thì đúng là mơ về nơi... bao cấp.

Quán chật chội nhưng khách dễ dàng ghép bàn ngồi ăn cùng mà không hề khó chịu. Tôi để ý, có hai người bạn già trước cả thời “đeo Seiko, đi Peugeot cá vàng” gọi bình bia hơi nhưng chỉ uống 2 cốc, đám thanh niên trẻ bàn bên sẵn sàng uống 4 cốc còn lại và trả tiền tem phiếu, sự thân thiện hiếm gặp ở hàng quán bây giờ. “Cửa hàng trưởng” kể, dịp Vu lan báo hiếu, nhiều thanh niên đến mua tem phiếu tặng bố mẹ. Sau đó, cả gia đình đến ăn uống vui vầy. Một món quà thấu hiểu người nhận và mang vẻ tinh tế rất Hà Nội.

Người trung niên trở lên đến cửa hàng vì hoài niệm, có người đến ăn thì rưng rưng nước mắt. Khách trẻ cũng nhiều không kém, họ đến vì tò mò, khi người lớn kể nhiều về thời bao cấp, nhưng họ không hình dung được hình hài nó như thế nào. Không thiếu câu đùa vui: “Các cụ ăn cơm độn khoai, sắn ngon thế này mà còn kêu”. Lũ trẻ không biết rằng, “một hạt cơm cõng ba lát sắn” ăn một vài lần còn được, một tháng liền ăn cơm độn sắn thì họ chưa kịp nghĩ tới.

Đọc “Sổ góp ý” treo trên tường, thấy ý kiến góp ý mới nhất ghi ngày 24/12/2012: “Giữa Hà Nội ồn ào, náo nhiệt có bao nhiêu quán xá, nhà hàng, khách sạn đáng để đến nhân dịp 5 năm ngày cưới. Nhưng cuối cùng, vợ chồng mình đã chọn nơi này để tận hưởng bữa cơm ấm cúng gia đình. Đây là lựa chọn tuyệt vời. Ký tên: Dũng - Nhung”. Có những góp ý từng trải hơn: “Đề nghị đồng chí Minh “gù” thay chữ “nhà vệ sinh” bằng chữ “nhà xí”, của Lê Quảng Hà. Và ý kiến ghi ngày 12/10/2012 của thực khách Vũ Mai Thu: “Xin góp ý thêm, có những khẩu hiệu như “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” hoặc những tờ báo có hình ảnh hầm cá nhân, hầm chữ A nên được cắt dán thêm. Có điều kiện ghi âm ở bộ phim nào đó những chiếc loa phóng thanh phát đi: Đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội 50km, 30km... vừa ăn vừa nghe sẽ càng hấp dẫn”. Một ý kiến khác thực tế hơn:“Nguyễn Hùng Sơn (Hải Phòng), ngày 14/11/2012. Tôi cũng đã sống qua thời bao cấp, nay được kiểm chứng lại dù không phải trọn vẹn, song cũng là cảm giác thư giãn. Giá như giá cả ở đây cũng gần giống thời “bao cấp”. Thực sự giá đồ ăn hơi mắc. Mong bác chủ quán lưu tâm”.

Bìa sau cuốn thực đơn cửa hàng có ghi dòng cảm tác của chính “cửa hàng trưởng”: “Có những vòng xe tưởng như đã là hoài niệm/Để thương một thời xa lắm ngày xưa/Có những điều gắng nhớ rồi lại quên/ Và có những điều muốn quên sao lại nhớ”.

Bài và ảnh: Mạnh Cường
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm