cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Họa sĩ Đặng Ái Việt: Vẽ Mẹ VN anh hùng, dành tiền tặng Trường Sa

23/07/2012 09:30 GMT+7 | Văn hoá

(TT&VH) - Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt được biết tới là người đã thực hiện cuộc hành trình ý nghĩa mang tên “Nét thời gian”, nhằm vẽ lại chân dung của những bà mẹ Việt Nam anh hùng trên khắp mọi miền Tổ quốc. Vừa qua, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đã quyết định sưu tập 70 tranh ký họa chân dung các Bà mẹ Việt Nam anh hùng của họa sĩ Đặng Ái Việt. Và hoạ sĩ đã quyết định đem toàn bộ số tiền mình nhận được dành tặng cho các chiến sĩ, đồng bào ở Trường Sa thân yêu. 



Họa sỹ Ái Việt rong ruổi trên chiếc xe Charly theo chiều dài đất nước với nguyện vọng vẽ chân dung các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Ảnh ANTĐ

1. Bắt đầu cuộc hành trình từ ngày 19/2/2010 với hành trang chẳng có gì ngoài chiếc xe gắn máy Charly cũ kỹ và bộ đồ nghề vẽ, trong suốt gần 3 năm qua, họa sĩ Đặng Ái Việt đã một mình đi khắp mọi miền đất nước để ký họa, lưu giữ chân dung những Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống.

Tính đến thời điểm này, bà đã trực tiếp đến gặp, thăm hỏi và vẽ được 863 chân dung các Bà mẹ Việt Nam anh hùng - thành quả đáng tự hào sau một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc.

Việc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM quyết định sưu tầm hơn 70 bức tranh ký họa chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng là một điều hết sức ý nghĩa với bản thân họa sĩ Đặng Ái Việt. Nữ họa sĩ đã bước qua tuổi 65 chia sẻ, mặc dù chi phí cho những chuyến đi đều được lấy từ tiền bán cuốn sách Mêkông kí sự của người chồng đã quá cố, cùng với tiền bản thân dành dụm, nhưng ngay từ khi mới bắt đầu bà đã tâm niệm sẽ không bao giờ bán những bức tranh này cho ai để lấy tiền.

Hoạ sĩ Đặng Ái Việt tâm sự: “Tôi vẽ Bà mẹ Việt Nam anh hùng không phải để bán cho bất kì ai. Tuy nhiên, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM sưu tập chứ không mua. Với mục đích sưu tầm tranh như vậy thì họ định giá 70 bức tranh là 70 triệu. Với số tiền đó tôi xin thay mặt 70 bà mẹ có tranh của bộ sưu tập đó gửi cho các chiến sĩ Trường Sa, trong đó có những bà mẹ có những người con hy sinh vì biển đảo quê hương”.

Bà Mã Thanh Cao - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - chia sẻ: “Quyết định ấy của hoạ sĩ Ái Việt khiến ai cũng xúc động. Tôi thấy đó là một chuỗi suy nghĩ hết sức logic. Bởi cá Bà mẹ Việt Nam đã hy sinh những người con của mình cho Tổ quốc và giờ số tiền này lại được phục vụ cho mục đích bảo vệ Tổ quốc. Những việc làm đó thật ấn tượng và ý nghĩa”.

Họa sĩ  Uyên Huy - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM - bày tỏ: “Việc chọn 70 bức tranh của họa sĩ Đặng Ái Việt để sưu tầm cho bảo tàng phù hợp với chủ trương của Nhà nước trong việc lưu giữ những tác phẩm về những chủ đề hiếm người vẽ. Việc chị Ái Việt hiến toàn bộ số tiền cho Trường Sa tôi cho đây là một hành động rất tuyệt vời”.



Chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Cật

2. Trong những ngày này, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt đang có mặt tại Hà Nội để tích cực chuẩn bị cho một triển lãm mới, trưng bày 304 tranh chân dung các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, sẽ khai mạc vào ngày 24/7 tới tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Triển lãm là một sự tổng kết những gì bà đã vẽ trong thời gian vừa qua. Sau khi triển lãm  kết thúc, bà hé lộ ý tưởng: “Tôi sẽ hiến toàn bộ số tranh này cho Hội Phụ nữ VN để họ lưu giữ hình ảnh của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là đỉnh điểm của những chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng cho người phụ nữ VN: Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang.

Bà chia sẻ: Với công trình tôi đi vẽ, điều kỳ vọng của tôi là muốn gửi toàn bộ hình ảnh của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các thế hệ mai sau, bởi vì chỉ vài chục năm nữa, chúng ta sẽ không còn cơ hội được nhìn thấy các Bà mẹ ấy nữa. Thời gian không chờ đợi ai... ” 

Chưa nghỉ ngơi trọn vẹn một ngày nào kể từ khi bắt đầu cuộc hành trình xuyên Việt. Sau triển lãm này ở Hà Nội, từ giờ tới cuối năm nay, họa sĩ Đặng Ái Việt sẽ lại tiếp tục lên đường hoàn thành nốt tâm nguyện vẽ Chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng của mình - cuộc hành trình mà bà vẫn gọi là cuộc chạy đua với thời gian, bởi hầu hết các Mẹ đều đã tuổi cao sức yếu rồi.


Triển lãm ảnh Đồng Lộc, mẹ và quê hương

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ( 27/7), 44 năm chiến thắng Đồng Lộc và Ngày giỗ mười nữ anh hùng thanh niên xung phong, sáng 22/7, tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Hồng khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề Đồng Lộc, mẹ và quê hương tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Dự khai mạc có Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.

Gần 100 bức ảnh về mẹ, Đồng Lộc và quê hương Hà Tĩnh của tác giả Trần Hồng và một số đồng nghiệp đã đưa người xem trở về với những ký ức chiến tranh đau thương, được gặp lại các bà mẹ anh hùng và chứng kiến những đổi thay nhanh chóng trên quê hương Hà Tĩnh. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 28/7.

Hoàng Ngà

Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ ngành GTVT tại Ngã Ba Đồng Lộc

Sáng 22/7, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ ngành Giao thông vận tải (GTVT) tại Ngã Ba Đồng Lộc. 

Đài tưởng niệm được xây dựng cạnh chân núi Trọ Voi thuộc Khu di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc, bao gồm: Đài biểu tượng, 14 bia ghi danh, 1 lư hương và trụ biểu tượng bằng chất liệu đá hoa cương. 

Khuôn viên sân vườn tổng thể, bao gồm: Sân chuẩn bị hành lễ, sân hành lễ và sân dâng hương; hệ thống điện chiếu sáng; cấp nước; phòng cháy, chữa cháy; phòng mối; chống sét.

Hoàng Ngà


Đỗ Hùng - Anh Đức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm