cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Từ chuyện của cổ phục...

15/08/2019 07:02 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - “Chúng ta từng có những phim lịch sử làm rất sơ sài. Ở đó, đạo diễn và diễn viên phải mượn đại trang phục của các đoàn tuồng, đoàn chèo sao cho có vẻ... cổ cổ một chút để dùng” - Giáo sư sử học Lê Văn Lan kể trong buổi một buổi tọa đàm về cổ phục Việt vào cuối tuần qua.

'Cổ phục Việt - từ đời sống đến điện ảnh'

'Cổ phục Việt - từ đời sống đến điện ảnh'

“Cổ phục Việt - từ đời sống đến điện ảnh” là chủ đề cuộc tọa đàm diễn ra tại Hà Nội ngày 8/8, với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và ê kíp thực hiện bộ phim “Phượng khấu”. Đặc biệt, tọa đàm có sự tham gia của mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ - chắt nội của vua Minh Mạng, năm nay đã 97 tuổi - nghệ nhân đã gắn bó với Ỷ Vân Hiên, đơn vị thực hiện trang phục cung đình cho phim “Phượng khấu”.

Buổi tọa đàm ấy do ê kíp làm phim Phượng Khấu tổ chức cùng Ỷ Vân Hiên, một đơn vị chuyên nghiên cứu về trang phục cổ truyền thống. Cần nhắc lại, “Phượng Khấu” là bộ phim về những chuyện thâm cung bí sử chốn hậu cung thời Nguyễn – nghĩa là tất yếu sẽ phải sử dụng trang phục trong giai đoạn lịch sử này.

Thẳng thắn thì câu chuyện của GS Lê Văn Lan đã là quá khứ - khi đa phần những đoàn làm phim bây giờ đều có điều kiện để thiết kế những bộ cổ trang cần thiết khi chọn làm một bộ phim lịch sử. Có điều, trong rất nhiều trường hợp, những bộ trang phục ấy lại “gặp vấn đề”.

Hình ảnh con sư tử trên phẩm phục của các võ quan triều Nguyễn nhang nhang giống với... vua sư tử Simba trong phim hoạt hình Lion King của Mỹ. Nhân vật sống trong thời đại Hùng Vương có vòng tay, dây thắt lưng, giày da nhang nhác với... thời hiện đại. Rồi, một vị vua triều Lý lại có hoàng bào và mũ bình thiên rất gần với trang phục của Tần Thủy Hoàng. Tất cả những lỗi ấy, người xem có thể tìm kiếm trên mạng Internet, khi chúng gắn liền với một số bộ phim lịch sử trong thời gian qua.

Chú thích ảnh
Ảnh: Internet

Có nghĩa, đó không phải là câu chuyện của kinh phí - mà xa hơn, là chuyện của sự thiếu vắng những hệ dữ liệu chuẩn về trang phục Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Thực tế, như nhiều chuyên gia từng phân tích, những hạn chế và đứt gãy đặc thù trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam đã khiến chúng ta không có điều kiện để xây dựng và lưu giữ một kho dữ liệu đầy đủ về vấn đề này. Đơn cử, hiện tại, chỉ riêng việc phân tích đúng - sai trong những chi tiết nhỏ của một bộ trang phục triều Nguyễn cũng có thể làm các chuyên gia phải đau đầu, chứ chưa nói tới cổ phục của những triều đại xa hơn như Lê, Trần, Lý...

Chính từ sự thiếu vắng ấy, cũng như từ cảm giác “quen mắt” của những bộ phim cổ trang phổ biến trên truyền hình, trong nhiều trường hợp, việc tham chiếu tư liệu, trang phục của các nước “đồng văn” với Việt Nam xưa để thiết kế trang phục trong các phim lịch sử đã trở nên... quá tay và sai lệch.

Cho dù, nhiều chuyên gia đã khẳng định: Dù có thể chịu ảnh hưởng và khá gần với trang phục của những nước xung quanh nhưng nếu quan sát kĩ các chi tiết, chúng ta sẽ thấy cổ phục Việt Nam vẫn hoàn toàn có những bản sắc riêng, với triết lý văn hóa riêng của mình.

***

Tất nhiên, việc nghiên cứu trang phục cổ của chúng ta không phải hoàn toàn bế tắc. Như nhiều học giả phân tích, ngoài việc sưu tập, tìm kiếm thông tin từ các tư liệu bản địa, việc tận dụng những gì mà thế giới từng ghi chép về Việt Nam trong lịch sử cũng là một con đường cần được thực hiện song song.

Nhiều năm trước, công việc này có lúc chưa được chú tâm vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng, gần đây, rõ ràng nhu cầu thực tế cho thấy: Đó là một công việc cần thiết và hữu dụng - như trường hợp phim “Phượng Khấu” là một ví dụ.

Và cũng từ phim “Phượng Khấu”, chúng ta cũng có thể nhận ra tín hiệu đáng mừng khi biết thêm thông tin về sự xuất hiện của những đơn vị chuyên về nghiên cứu phục dựng cổ phục như Ỷ Vân Hiên. Cho dù, những kết quả phục dựng ban đầu còn cần được kiểm chứng thêm bởi giới chuyên môn, nhưng điều đó vẫn cho thấy nhu cầu của thị trường là có thật đối với một lĩnh vực tưởng “khô cứng” như cổ phục.

Cũng giống như, đã có lúc chúng ta coi nhẹ sự cần thiết của bộ môn lịch sử, để rồi bây giờ lại thấm thía về việc các kiến thức lịch sử có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống hiện đại thế nào...

Anh Bảo

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm