cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Châu bản triều Nguyễn thành Di sản Thế giới: Tôn vinh chủ quyền biển đảo Việt Nam

16/05/2014 07:01 GMT+7 | Di sản


(Thethaovanhoa.vn) - Thông tin từ Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết: Châu bản triều Nguyễn đã chính thức được công nhận là Di sản Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại phiên họp ngày 14/5 của MOWCAP (Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á -  Thái Bình Dương).

Trong hơn 140 năm tồn tại (1802 - 1945), vương triều Nguyễn đã để lại một hệ thống "tài liệu hành chính" đặc biệt, được tập hợp và quản lý thống nhất thành một khối văn thư của triều đình. Từ sau 1945, số châu bản này được lưu giữ tại Huế và Đà Lạt, sau đó được chuyển ra bảo quản tại Trung tâm Lưu giữ quốc gia I (Hà Nội) kể từ 1991. Hiện, số châu bản này gồm hơn 700 tập, với tổng số bao gồm gần 85.000 văn bản của 11/13 triều vua Nguyễn.

Kho "văn kiện" hiếm có

Hồ sơ về Châu bản triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I soạn thảo và đệ trình lên UNESCO vào ngày 31/10/2013. Nhưng, trong hàng chục năm trước đó, di sản độc đáo này luôn là đối tượng nghiên cứu thường xuyên của các chuyên gia lịch sử và văn bản học. Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng (Phó Chủ tịch Ủy ban UNESCO VN), 2 giá trị cơ bản để di sản này được UNESCO công nhận bao gồm tính độc đáo và xác thực, cũng như tầm ảnh hưởng tới khu vực và quốc tế.

Cuộc triển lãm Châu bản triều Nguyễn tại Hà Nội năm 2012

Qua những nội dung bằng chữ Hán, Châu bản phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chính sách đối nội, đối ngoại của triều Nguyễn… Đặc biệt, đây là một trong số những nguồn tài liệu hiếm hoi trên thế giới có lưu giữ được bút tích của nhà vua trên văn bản, giúp người xem tận mắt thấy được văn phong, suy nghĩ, quan điểm cũng như đánh giá được sự tận tâm trách nhiệm của mỗi vị vua đối với quốc gia dân tộc - điều không thể gặp ở các loại hình văn bản khác.

 Về ý nghĩa quốc tế, châu bản chuyển tải khá nhiều thông tin về văn thư ngoại giao, các hiệp ước, thương ước trao đổi ký kết giữa vương triều Nguyễn và Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Pháp, Anh, Tây Ban Nha… cũng như "báo cáo" của các sứ thần triều Nguyễn trong những chuyến công du nước ngoài…

Bằng chứng thép về chủ quyền biển đảo của VN

Rất thú vị, trong số hơn 85.000 "văn bản" được lưu giữ, giới nghiên cứu đã tìm thấy khá nhiều thông tin về việc thực thi chủ quyền biển đảo của triều Nguyễn, đặc biệt là với trường hợp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các châu bản này liên quan tới một thực tế lịch sử: Kể từ năm 1816, Cao tổ nhà Nguyễn là vua Gia Long đã bắt đầu sai thủy quân đi khảo sát, đo đạc thuỷ trình tại quần đảo Hoàng Sa. Tiếp đó, trong những triều vua tiếp theo, việc đi cắm mốc đã thành thông lệ. Rất nhiều Châu bản ghi lại việc đo đạc, vẽ bản đồ, dựng bia, xây dựng miếu thờ, trồng cây, cũng như khai thác các sản vật như san hô đỏ, rùa biển… tại quần đảo này.

Trong số này, những châu bản có nhắc tới Hoàng Sa xuất hiện nhiều nhất vào thời Minh Mạng. Điển hình, có thể kể tới Châu bản ngày 27/6/1830 tấu trình về việc cứu hộ tàu buôn Pháp bị đắm tại Hoàng Sa, Châu bản ngày 2/4/1838 tấu về việc xem thời tiết để tổ chức khảo sát Hoàng Sa của các hải đội Quảng Ngãi và Bình Định, Châu bản ngày 19/7/1938 tấu về việc xin miễn thuế cho thuyền lớn tham gia công vụ tại Hoàng Sa....

Thậm chí, trong giai đoạn trị vì của Bảo Đại - vương triều cuối cùng của nhà Nguyễn, một số châu bản cũng tiếp tục nhắc tới vấn đề này. Cụ thể, đó là trường hợp của Châu bản ngày 15/12/1939  với nội dung truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Liuis Pontan, Chánh cai đội của đội lính khố xanh, trú đóng tại đảo Hoàng Sa, qua đời do bệnh nặng trong quá trình thực thi nhiệm vụ tại quần đảo này. Hoặc, trong châu bản ngày 10/2/1939, Bảo Đại đã phê chuẩn đề nghị của tòa khâm sứ Trung Kỳ về việc thưởng Huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh đã có công lập đồn phòng thủ ở Hoàng Sa.

Như nhận xét của GS sử học Phan Huy Lê, những châu bản được các đời vua triều Nguyễn phê duyệt không chỉ có hiệu lực về mặt hành chính trong nước mà còn mang tính pháp lý quốc tế. Bởi vậy, việc các châu bản triều Nguyễn được UNESCO vinh danh là một bước tiến quan trọng, thể hiện sự ghi nhận tuyệt đối của quốc tế trong việc VN từng thực thi chủ quyền biển đảo trong lịch sử.

Chiêu Minh
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm